
Nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu Việt của Trung Quốc tăng cao vào dịp cuối năm 2021 và đầu năm 2022
Trung Quốc - nền kinh tế phát triển bậc nhất Châu Á đang có nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu của Việt Nam vào dịp cuối năm nay do các nguyên nhân cả chủ quan của đất nước này và khách quan của quốc gia này.

Cụ thể, trong tổng kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu củaTrung Quốc thì thị phần của mặt hàng này đến từ Việt Nam lũy kế 10 tháng năm 2021 tăng so với cùng kỳ năm 2020.
Thông tin chi tiết tổng hợp cho thấy, tổng kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc từ Việt Nam trong 10 tháng đầu năm nay đạt hơn 14,5 triệu USD tương đương với mức tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, thị phần hạt tiêu Việt trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ gần 29% trong 10 tháng năm ngoái lên tới gần 31,8% trong 10 tháng đầu năm nay.
Ở một diễn biến khác, kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc từ Indonesia và Malaysia trong 10 tháng đầu năm nay giảm, nhưng lại có xu hướng tăng từ Brazil, Ấn Độ và đặc biệt là Việt nam như đã trình bày ở trên. Theo số liệu tổng hợp, kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của quốc gia tỷ dân từ Indonesia trong 10 tháng đầu năm nay đạt hơn 23 triệu USD - giảm hơn 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Hơn nữa, thị phần hạt tiêu của quốc gia vạn đảo Indonesia trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm từ hơn 52,5% trong cùng kỳ năm ngoái xuống gần 50% trong 10 tháng đầu năm nay.
Theo số liệu tổng hợp, tổng kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc trong tháng 10/2021 dừng ở mốc gần 4,8 triệu USD tương đương với mức giảm 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 10 tháng năm nay, tổng kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc dừng con số gần 45,8 triệu USD, đã giảm 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân cho thực trạng trên được giới chuyên môn Trung Quốc cho biết, do vụ hạt tiêu năm nay ở nước này đã sụt giảm đáng kể vì thời tiết không thuận lợi ở quốc gia tỷ dân. Vì vậy, nước này đã tăng cường nhập khẩu hạt tiêu trong những tháng đầu năm nay. Nhưng những diễn biến phức tạp của đại dịch khiến Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu kể từ tháng 6/2021 vì nhu cầu tiêu thụ thực phẩm cay ở Trung Quốc đã giảm mạnh và nhu cầu của công nghiệp chế biến nước này cũng do vậy sụt giảm theo.
Một nguyên nhân lớn nữa đến từ các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt của quốc gia tỷ dân dẫn đến việc các hãng khai thác tàu ở Trung Quốc để vận chuyển quốc tế đã quyết định kéo dài thời gian tạm ngừng dịch vụ ít nhất 6 tuần cho đến sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán có thể khiến chuỗi cung ứng Trung Quốc thêm gián đoạn.
Theo dự báo của giới chuyên môn thì Trung Quốc sẽ tiếp tục nhập khẩu mạnh hạt tiêu của Việt Nam vào dịp cuối năm nay và đầu năm sau do vị trí địa lý thuận lợi và nhu cầu người dân nước này được dự báo sẽ tăng cao hơn trong thời gian ngắn sắp tới.
Phương Trinh
- Gạo ST25 của Việt Nam tiếp tục trở thành gạo ngon nhất thế giới 2023
- Bảo Lộc cần quy hoạch “lối đi riêng” tạo động lực phát triển du lịch
- Ngân hàng Nhà nước vừa điều chỉnh tăng trưởng tín dụng đối với toàn hệ thống tổ chức tín dụng
- Thị trường vàng trang sức Việt Nam: Đề xuất nhập khẩu vàng cho nghệ thuật thủ công
- Nguồn tài chính được cải thiện có thể tiết kiệm cho thế giới 50 nghìn tỷ đô la trong nỗ lực khử cacbon
Cùng chuyên mục


Cục Xúc tiến thương mại mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Bỉ

Hợp tác du lịch Hàn Quốc - Việt Nam: Mở đường bay Chungcheong - Vịnh Hạ Long

Các doanh nghiệp, công ty lữ hành: Khảo sát tuyến, điểm du lịch mới trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Vinhomes và KGS - Hàn quốc hợp tác phát triển hệ thống giáo dục liên cấp quốc tế

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Vương quốc Anh 2023: Thúc đẩy mối quan hệ kinh tế và đầu tư đa chiều
-
Nghị quyết 41 - Khơi khát vọng phồn vinh. Bài IV: Những nhiệm vụ đặt ra về xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam thời kỳ mới
-
PGS. TS. Bùi Thị An: Một số dự án nhà ở xã hội chưa thật sự phù hợp với điều kiện sinh sống của người dân
-
GS. TS Hoàng Văn Cường: Hà Nội nên phát triển giao thông công cộng thay vì đầu tư những tuyến đường đắt nhất hành tinh
-
TS. Phan Hữu Thắng: Cần có sự quan tâm đúng mức về mối quan hệ giữa doanh nghiệp Việt Nam và FDI
-
Tương lai của du lịch: Không có sân bay, chỉ có tàu từ nhà đến chuyến bay