
Nhật Bản - thị trường khắt khe nhưng nhiều tiềm năng
Hiện nay một số sản phẩm Việt Nam đã thâm nhập thành công vào chuỗi phân phối tại Nhật Bản, có thể kể đến sản phẩm nước dừa, sữa dừa...
Trong bối cảnh xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới bị ảnh hưởng đáng kể, thời gian qua, thị trường Nhật Bản vẫn là một điểm sáng. Năm 2021, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 42,7 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm 2020; trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 20,1 tỷ USD, tăng 4,4%.
Thống kê mới nhất cho thấy, 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 9,34 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước.

Theo ông Tạ Đức Minh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, người Nhật quan tâm nhất đến chất lượng thực phẩm. Chính phủ Nhật Bản ban hành nhiều luật và quy định quản lý chất lượng nông, thủy sản, thực phẩm nhập khẩu, chú trọng việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Cùng với đó, quy mô hộ gia đình tại Nhật đang thu hẹp. Công việc bận rộn khiến người Nhật ưa chuộng các sản phẩm thực phẩm tiện lợi (dễ nấu hoặc đã chế biến sắn, đóng gói túi nhỏ và được bán tại tất cả chuỗi siêu thị lớn và các cửa hàng tiện lợi).
Ông Tạ Đức Minh nhấn mạnh thêm, lưu ý khi khi xuất khẩu sản phẩm nông, thủy sản, thực phẩm sang Nhật Bản, sản phẩm phải luôn đảm bảo chất lượng, thương hiệu sản phẩm xuất khẩu. Doanh nghiệp cần thiết lập kênh liên kết chặt chẽ, đảm bảo tính đồng bộ, thông suốt trong mọi khâu từ sản xuất đến bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu; đồng thời hàng xuất khẩu cần có sự đa dạng về khẩu vị, sự cải tiến trong thiết kế mẫu mã, bao bì.
“Người tiêu dùng Nhật Bản khá nhạy cảm với thay đổi của giá cả. Do vậy, các nhà nhập khẩu Nhật Bản luôn đề cao sự ổn định của giá cả cũng như lượng cung ứng từ phía doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chú trọng công tác quảng bá thương hiệu sản phẩm nhiều hơn nữa, vì những sản phẩm chất lượng chỉ thực sự được đón nhận khi được đông đảo người tiêu dùng biết đến và tiêu thụ”, ông Minh cho biết.
Hiện nay một số sản phẩm Việt Nam đã thâm nhập thành công vào chuỗi phân phối tại Nhật Bản, có thể kể đến sản phẩm nước dừa, sữa dừa... đã được Công ty KOME nhập khẩu và phân phối cho chuỗi các cửa hàng bán đồ Việt tại Tokyo và các tỉnh lân cận; hay như sản phẩm cà phê Việt Nam đã được nhập khẩu và bán tại chuỗi siêu thị OK - chuỗi siêu thị bình dân rất được ưa chuộng tại Tokyo.
Bên cạnh đó, các sản phẩm nông, thủy sản, thực phẩm của Việt Nam đang ngày càng xuất hiện phổ biến với đa dạng chủng loại trên các kệ hàng của các chuỗi siêu thị lớn tại Nhật Bản như AEON, Donkihote, Itoyokado...
PV
- HoREA đề xuất kéo dài thêm kỳ hạn của trái phiếu đã phát hành công bố với nhà đầu tư
- Lượng khách quốc tế đến Việt Nam 9 tháng đầu năm tăng 4,7 lần so với cùng kỳ
- WB: Tốc độ tăng trưởng các nền kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương sẽ chậm lại
- Thống đốc báo cáo Quốc hội về tái cơ cấu ngân hàng và sở hữu chéo
- “Doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh với lãi suất cao nhất thế giới”
Cùng chuyên mục


Mạng lưới Cựu du học sinh EU tại Việt Nam – một năm kết nối và phát triển

Quảng Nam: Hơn 80 gian hàng được trưng bày tại ngày hội sản phẩm miền núi huyện Tiên Phước

Hải Phòng: Khai mạc Triển lãm sản phẩm kết nối các doanh nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

Bình Dương đẩy mạnh phát triển và xuất khẩu nông sản

"Ông lớn" pin mặt trời Trung Quốc rót 400 triệu để mở nhà máy thứ 3 tại Việt Nam
-
TS. Cấn Văn Lực: Thị trường bất động sản đang “khủng hoảng niềm tin”
-
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trên thị trường hàng hóa?
-
TS. Nguyễn Văn Đính: “Sức khỏe của doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang bị suy yếu”
-
TS. Sử Ngọc Khương: Hạ tầng giúp TP.HCM tăng cường kết nối vùng đầu tư
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...