Thứ ba 01/07/2025 20:23
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Nhật Bản bất ngờ mua dầu giá rẻ của Nga trên mức trần 60 USD/thùng

05/04/2023 23:50
Nhật Bản đã mua dầu Nga với giá trên 60 USD/thùng, phá vỡ quy định giá trần của G-7 đặt ra. Dù thế, nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga của Nhật Bản vẫn tương đối nhỏ.

Trong khi nhiều quốc gia châu Âu xa lánh dầu Nga nhằm phản ứng với cuộc chiến tại Ukraine thì Nhật Bản vẫn tăng cường mua khí đốt tự nhiên của Nga. Quốc gia Đông Á này hầu như không sở hữu mỏ nhiên liệu hóa thạch nào mà chủ yếu dựa vào nhập khẩu để phục vụ cho phần lớn nhu cầu năng lượng của nước này.

Một số nhà phân tích cho rằng chính sự phụ thuộc này đã khiến Nhật Bản do dự trong việc hỗ trợ hoàn toàn cho Ukraine. Cho đến nay, Nhật Bản là quốc gia duy nhất trong nhóm G7 không cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine.

Dù thế, theo Wall Street Journal, nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga của Nhật Bản vẫn tương đối nhỏ, chỉ chiếm khoảng 1/10 nguồn cung, hầu hết đến từ dự án Sakhalin-2 ở vùng Viễn Đông Nga.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Trong hai tháng đầu năm nay, Nhật Bản đã mua khoảng 748.000 thùng dầu từ Nga với tổng trị giá 6,9 tỷ yen. Theo tỷ giá hối đoái hiện nay, giá mà Tokyo đã trả cho mỗi thùng dầu Nga là khoảng 70 USD/thùng.

Cũng theo Wall Street Journal (WSJ), Mỹ đã vận động kế hoạch áp giá trần 60 USD/thùng đối với dầu Nga, được G-7, Australia và EU thông qua vào năm ngoái.

Nhật Bản đã khiến Mỹ chấp nhận ngoại lệ với lý do Nhật Bản cần đảm bảo khả năng tiếp cận với nguồn năng lượng từ Nga. Sự nhượng bộ trên cho thấy trên mức độ phụ thuộc của Nhật Bản vào nhiên liệu hóa thạch từ Nga. Đồng thời, các nhà phân tích cho rằng an ninh năng lượng là nguyên nhân khiến Tokyo do dự không ủng hộ nhiều hơn cho Ukraine. Được biết, Nhật Bản sẽ được mua dầu Nga ở mức trên giá trần 60 USD/thùng cho đến tháng 9 tới.

Cuối năm ngoái, G7 và Australia đã thống nhất áp giá trần đối với dầu thô nhập khẩu bằng đường biển của Nga ở mức 60 USD/thùng nhằm giảm nguồn thu của Nga đồng thời ngăn chặn cú sốc đối với giá dầu toàn cầu.

Cơ chế giá trần này cho phép các quốc gia không thuộc Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục được nhập khẩu dầu Nga, nhưng cấm các công ty vận chuyển, bảo hiểm và tái bảo hiểm xử lý các đơn hàng dầu Nga trên toàn cầu, trừ khi chúng được bán dưới mức giá trần.

Ngọc Phi (TH)

TAGS:

Tin bài khác
Vì sao chứng khoán Mỹ lập đỉnh giữa những bất ổn toàn cầu?

Vì sao chứng khoán Mỹ lập đỉnh giữa những bất ổn toàn cầu?

Bất chấp loạt rủi ro như chiến tranh thương mại, xung đột Trung Đông và cạnh tranh AI, thị trường chứng khoán Mỹ đang chạm đỉnh lịch sử nhờ dòng tiền dồi dào và kỳ vọng cắt giảm lãi suất.
Xuất nhập khẩu qua Lào Cai giảm 30%: “Bài học tỷ đô” từ quả sầu riêng

Xuất nhập khẩu qua Lào Cai giảm 30%: “Bài học tỷ đô” từ quả sầu riêng

Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu tỉnh Lào Cai 6 tháng đầu năm 2025 giảm mạnh tới 30% so với cùng kỳ, hé lộ những rủi ro về kiểm soát chất lượng nông sản, nhưng đồng thời cũng cho thấy nỗ lực chuyển hướng xuất khẩu và quản trị cửa khẩu ngày càng chuyên nghiệp.
Vì sao thị trường toàn cầu “bình thản” trước diễn biến tại Trung Đông?

Vì sao thị trường toàn cầu “bình thản” trước diễn biến tại Trung Đông?

Dù căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt và ông Trump thông báo ngừng bắn, thị trường toàn cầu vẫn phản ứng thận trọng, cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã “nhờn” với biến động địa chính trị.
Thị trường chứng khoán tiếp tục lao đao vì khủng hoảng Trung Đông

Thị trường chứng khoán tiếp tục lao đao vì khủng hoảng Trung Đông

Thị trường chứng khoán châu Á và Mỹ đồng loạt giảm điểm khi lo ngại về nguy cơ Mỹ tham chiến tại Trung Đông gia tăng, trong lúc Fed cảnh báo lạm phát sẽ kéo dài hơn dự kiến.
Thị trường toàn cầu căng thẳng chờ tin từ Fed và Trung Đông

Thị trường toàn cầu căng thẳng chờ tin từ Fed và Trung Đông

Chiến sự Trung Đông leo thang và áp lực từ dữ liệu kinh tế Mỹ khiến giới đầu tư lo ngại, dòng vốn có xu hướng chảy về các tài sản trú ẩn, trong khi Fed chuẩn bị công bố triển vọng kinh tế Mỹ.
Chứng khoán toàn cầu chao đảo sau khi ông Trump kêu gọi sơ tán Tehran

Chứng khoán toàn cầu chao đảo sau khi ông Trump kêu gọi sơ tán Tehran

Thị trường chứng khoán toàn cầu mở đầu phiên giao dịch ngày thứ Ba (17/6) trong trạng thái căng thẳng, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ kêu gọi sơ tán khẩn cấp khỏi thủ đô Tehran của Iran.
Thách thức cho tham vọng trở thành “đầu tàu hàng không toàn cầu” của Ấn Độ

Thách thức cho tham vọng trở thành “đầu tàu hàng không toàn cầu” của Ấn Độ

Dù Ấn Độ được dự báo vào top 3 thị trường hàng không hành khách và hàng hóa lớn nhất thế giới vào năm 2030, sự cố này là lời cảnh báo rõ ràng: tăng trưởng phải đi cùng năng lực quản trị, an toàn và niềm tin toàn cầu.
Chứng khoán toàn cầu chao đảo, vàng bật tăng khi tình hình Trung Đông leo thang

Chứng khoán toàn cầu chao đảo, vàng bật tăng khi tình hình Trung Đông leo thang

Thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo khi Israel bất ngờ không kích Iran, khiến giá dầu tăng vọt và các nhà đầu tư tháo chạy khỏi tài sản rủi ro, tìm đến nơi trú ẩn như vàng và đồng franc Thụy Sĩ.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm, vàng duy trì đà tăng do lo ngại thuế

Chứng khoán Mỹ giảm điểm, vàng duy trì đà tăng do lo ngại thuế

Tuyên bố mới của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế đơn phương trong hai tuần tới đã khiến thị trường tài chính toàn cầu rung lắc: chứng khoán Mỹ giảm điểm, USD suy yếu, trong khi vàng tăng giá.
Chứng khoán toàn cầu tăng dè dặt sau đàm phán Mỹ – Trung tại London

Chứng khoán toàn cầu tăng dè dặt sau đàm phán Mỹ – Trung tại London

Chứng khoán toàn cầu nhích lên sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt đồng thuận sơ bộ tại London, giúp xoa dịu căng thẳng thương mại. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn thận trọng trước dữ liệu lạm phát Mỹ sắp công bố.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm khi giới đầu tư theo sát đàm phán Mỹ – Trung

Chứng khoán Mỹ tăng điểm khi giới đầu tư theo sát đàm phán Mỹ – Trung

Chứng khoán Mỹ tăng điểm nhẹ trong phiên đầu tuần nhờ lực kéo từ Amazon và Alphabet, trong khi nhà đầu tư dõi theo tiến triển từ vòng đàm phán thương mại Mỹ – Trung tại London.
Giới đầu tư tìm kiếm chất xúc tác để chứng khoán Mỹ “phá đỉnh”

Giới đầu tư tìm kiếm chất xúc tác để chứng khoán Mỹ “phá đỉnh”

Chỉ số S&P 500 đang giằng co quanh mốc tâm lý 6.000 điểm, khi giới đầu tư chưa tìm thấy chất xúc tác đủ mạnh để chứng khoán Mỹ “phá đỉnh”, trong bối cảnh lạm phát dai dẳng và bất ổn thương mại.
Các ngân hàng trung ương mua ròng vàng năm thứ 4 liên tiếp

Các ngân hàng trung ương mua ròng vàng năm thứ 4 liên tiếp

Các ngân hàng trung ương toàn cầu duy trì mua ròng vàng năm thứ tư liên tiếp, giữa làn sóng phi đô la hóa và lo ngại gia tăng về rủi ro chính trị từ Mỹ.
Chứng khoán Mỹ giằng co giữa lo ngại vì dữ liệu kinh tế yếu

Chứng khoán Mỹ giằng co giữa lo ngại vì dữ liệu kinh tế yếu

Thị trường chứng khoán Mỹ giằng co sau khi dữ liệu kinh tế yếu hơn kỳ vọng, làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng và tác động lan rộng từ chính sách thuế quan của ông Donald Trump.
Chứng khoán Mỹ tiếp nối đà tăng, USD phục hồi nhờ tín hiệu tích cực

Chứng khoán Mỹ tiếp nối đà tăng, USD phục hồi nhờ tín hiệu tích cực

Chứng khoán Mỹ đang phản ứng linh hoạt theo từng dấu hiệu từ Nhà Trắng. Dù tâm lý đầu tư ngắn hạn có cải thiện, rủi ro vẫn hiện hữu nếu các cuộc đàm phán thương mại không mang lại kết quả cụ thể.