Nhà sản xuất thuốc Mitsubishi Tanabe đưa vắc xin COVID-19 có nguồn gốc thực vật đến Nhật Bản

21:02 29/09/2021

Loại vắc xin có nguồn gốc từ cây thuốc lá hứa hẹn sẽ có nhiều ưu điểm hơn, chủ yếu là dễ bảo quản và có mức chi phí thấp so với các liều khác trên thị trường.

Medicago, một công ty con của Mitsubishi Tanabe Pharma có trụ sở tại Canada, đang phát triển công nghệ sản xuất vắc xin từ cây thuốc lá phát triển nhanh. (Ảnh: Mitsubishi Tanabe Pharma)

Medicago, một công ty con của Mitsubishi Tanabe Pharma có trụ sở tại Canada, đang phát triển công nghệ sản xuất vắc xin từ cây thuốc lá. (Ảnh: Mitsubishi Tanabe Pharma).

Mitsubishi Tanabe Pharma đã quyết định tung ra loại vắc-xin có nguồn gốc từ thực vật đầu tiên trên thế giới tại Nhật Bản, loại vắc xin này có khả năng mở đường cho việc ổn định nguồn cung vắc-xin COVID-19 tại một quốc gia mà đến nay chỉ chấp thuận các liều sản xuất ở nước ngoài.

Nhà sản xuất thuốc này có kế hoạch bắt đầu thử nghiệm lâm sàng ở Nhật Bản vào tháng 10 và nộp đơn lên chính phủ sớm nhất là vào tháng 3 năm 2022. Công ty cho biết vắc xin này dễ dàng sản xuất hàng loạt và có mức giá rẻ, đồng thời nó có thể đối phó với các biến thể mới.

Medicago, một công ty con có trụ sở tại Canada, đang phát triển công nghệ sản xuất vắc xin từ "tobacco plant" (cây thuốc lá). Các gen virus được tích hợp vào cây và các thành phần vắc xin được chiết xuất từ ​​lá cây đã trồng.

Loại vắc-xin dành cho người mà xuất phát từ quá trình này được cho là loại đầu tiên được làm từ thực vật.

Đến nay, Mitsubishi Tanabe, đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng ở Canada, Anh, Mỹ và không phát hiện tác dụng phụ nghiêm trọng nào.

Đại diện công ty cho biết, những người tham gia thử nghiệm cho thấy số lượng kháng thể nhiều hơn gấp 10 lần so với bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh. “Tính an toàn và hiệu quả của vắc xin này vẫn tương đương với các loại vắc xin khác”, vị đại diện này cho biết thêm.

Người đại diện cũng cho biết công ty chắc chắn rằng các thử nghiệm lâm sàng ở Nhật Bản sẽ xác nhận kết quả của các thử nghiệm đang diễn ra.

Giám đốc điều hành Hiroaki Ueno cho biết ông hy vọng vắc xin của Mitsubishi Tanabe có giá thấp hơn so với vắc xin do Pfizer và Moderna sản xuất. Công ty cho biết, khi quy trình tận dụng lợi thế của cây thuốc lá phát triển nhanh, vắc-xin có thể được sản xuất trong vòng 5 đến 8 tuần. Pfizer cần ít nhất sáu tuần để tạo ra một loại vắc-xin có thể xử lý các biến thể COVID-19 mới.

Các vắc xin hiện có như Pfizer yêu cầu bảo quản lạnh, nhưng vắc xin của Mitsubishi Tanabe có thể được bảo quản ở nhiệt độ 2 C đến 8 C. Điều này sẽ giúp dễ dàng hơn trong việc thiết lập chuỗi cung ứng và cho các phòng khám nhỏ có thể xử lý nguồn cung cấp.

Với một nhà máy ở Mỹ và một nhà máy khác đang được xây dựng ở Canada, Medicago dự kiến ​​sẽ có công suất hàng năm là 1 tỷ liều thuốc vào năm 2024.

Công ty đã ký hợp đồng với chính phủ Canada để cung cấp lên đến 76 triệu liều thuốc, và đặt mục tiêu thương mại hóa công nghệ này tại nước này vào cuối năm nay. Công ty cũng sẽ xem xét sản xuất tại Nhật Bản sau khi đánh giá nhu cầu địa phương.

Năm 2013, Mitsubishi Tanabe mua lại Medicago, trong đó có công ty được Philip Morris International hậu thuẫn là cổ đông lớn nhất. Họ đã phát triển một loại vắc-xin cúm, nhưng sau khi bùng phát COVID-19, công ty mẹ ở Nhật Bản đã cử chủ tịch và các giám đốc điều hành khác đến Medicago để giúp chuyển sang vắc-xin COVID-19.

Các nhà sản xuất thuốc Nhật Bản khác cũng đang gấp rút phát triển vắc-xin COVID-19. Shionogi có kế hoạch bắt đầu giai đoạn cuối của thử nghiệm lâm sàng vào cuối năm nay. Nó đang hướng tới việc áp dụng thực tế vào cuối tháng Ba. Daiichi Sankyo và KM Biologics do Meiji Holdings hậu thuẫn cũng đang phát triển vắc xin COVID-19.

Bảo Bảo (Theo Nikkei Asia)