Thứ ba 15/07/2025 10:35
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Ngành Chứng khoán thiết lập cấu trúc hệ thống thị trường tài chính Việt Nam

12/10/2020 00:00
Trong bối cảnh thế giới toàn cầu chịu nhiều khó khăn và biến động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007, tác động tiêu cực của sự kiện Brexit; căng thẳng thương mại Mỹ - Trung; những bất ổn về địa chính trị tại một số khu vực, cũng như đại dịc

10 dấu ấn quan trọng của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2019 ...

Xây dựng nền tài chính, tiền tệ lành mạnh, ổn định

Phiên giao dịch đầu tiên của TTCK Việt Nam vào ngày 28/7/2000 với hai mã cổ phiếu là REE và SAM, đánh dấu một mốc lịch sử của TTCK Việt Nam. Trải qua 20 năm phát triển, đến nay, TTCK Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ, số lượng công ty niêm yết, đăng ký giao dịch trên hai sở giao dịch chứng khoán là 1.647 công ty, với giá trị niêm yết/đăng ký giao dịch là 1428 nghìn tỷ đồng.

Nếu như năm 2000, hầu hết vốn của các doanh nghiệp (DN) được vay từ hệ thống ngân hàng, dư nợ tín dụng là khoảng 40% GDP, hoạt động huy động vốn trên TTCK hầu như chưa xuất hiện. Vốn huy động qua TTCK ban đầu chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ so với cung tín dụng (năm 2010 chỉ đạt 11%) nhưng sau đó đã có sự cải thiện nhanh chóng nhờ các chính sách phát triển TTCK.

Trước đây, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Sau 20 năm phát triển ổn định, bền vững và chuyên nghiệp, thị trường chứng khoán Việt Nam là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế.

Vai trò quan trọng của sự phát triển ổn định và bền vững về mặt quy mô của TTCK Việt Nam còn thể hiện ở thời điểm khó khăn nhất trong giai đoạn khủng hoảng toàn cầu năm 2008, đã cho thấy cấu trúc hệ thống thị trường tài chính nước ta đang đi theo xu thế chung của thế giới với một cấu trúc cân bằng hơn giữa thị trường tiền tệ - ngân hàng và thị trường vốn, bảo đảm sự ổn định của cả hệ thống tài chính.

Mặc dù sau đó, giai đoạn 2008-2009, các chỉ số thị trường giảm mạnh do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tuy nhiên số lượng Công ty nhiêm yết (CTNY) vẫn tăng đều đặn hàng năm. Đặc biệt sau khi, Sở giao dịch Chứng khoán (SGDCK) Hà Nội khai trương vận hành thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UpCOM) (ngày 24/6/2009), số lượng CTNY, đăng ký giao dịch trên SGDCK tăng lên rất nhanh. Đến nay, con số đã là hơn một nghìn DN.

Tính đến cuối năm 2019, TTCK Việt Nam có 1.622 mã cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết/đăng ký giao dịch; trong đó có 750 cổ phiếu, CCQ niêm yết trên cả 2 SGDCK và 872 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên Upcom, vốn hóa trên TTCK Việt Nam đạt khoảng 4.384 nghìn tỷ đồng, tương đương 72,6% GDP năm 2019.

Nhờ vào sự phát triển của TTCK, các ngân hàng thương mại (NHTM) huy động được lượng vốn lớn qua phát hành cổ phiếu để đáp ứng yêu cầu tăng vốn điều lệ theo quy định của NHNN trong tiến trình tái cấu trúc hệ thống các NHTM. Từ năm 2005 đến nay, thông qua TTCK các NHTM đại chúng đã huy động được hơn 252 nghìn tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu, giúp các NHTM tăng tổng vốn điều lệ từ 20,6 nghìn tỷ đồng lên khoảng 272 nghìn tỷ đồng. Thậm chí, trong giai đoạn khó khăn nhất của hệ thống này từ năm 2009 đến 2014, TTCK đã giúp các NHTM huy động được 74 nghìn tỷ đồng. Không chỉ trực tiếp hỗ trợ, làm tăng vốn khả dụng của các NHTM, TTCK còn gián tiếp hỗ trợ cung vốn cho nền kinh tế trong giai đoạn nguồn vốn từ các NHTM bị hạn chế do quá trình tái cấu trúc các tổ chức này.

Có thể nói, qua 20 năm, dù diễn biến TTCK có lúc thăng, lúc trầm nhưng ngành Chứng khoán Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng chú ý, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng nền tài chính, tiền tệ lành mạnh, ổn định, thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và góp phần bảo vệ và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư tham gia TTCK.

Giải pháp đồng bộ phát triển TTCK trong thời gian tới

Mặc dù TTCK đã có những bước tiến vượt bậc nhưng hiện nay, nguồn vốn ngân hàng vẫn đang là kênh huy động vốn chính của các doanh nghiệp; tính minh bạch, công khai trên thị trường còn tồn tại nhiều vấn đề cần tiếp tục được cải thiện. Các công ty đại chúng vẫn chưa chủ động trong việc công khai hóa các thông tin về tình hình hoạt động, tình hình sử dụng vốn, tình hình quản trị công ty.

Công tác triển khai cổ phần hóa, thoái vốn đã được đẩy mạnh, tuy nhiên tỉ lệ sở hữu Nhà nước còn cao, tỷ lệ chào bán ra bên ngoài của DNNN còn thấp, phương thức chưa linh hoạt nên chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư chuyên nghiệp, chưa tạo ra sự thay đổi lớn về quản trị công ty; việc khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào TTCK Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do quy trình, thủ tục tham gia đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài còn tương đối phức tạp, chưa thực sự hạn chế rủi ro và bảo vệ lợi ích nhà đầu tư khi tham gia TTCK...

Để khắc phục những hạn chế, tồn tại của TTCK, một số định hướng, giải pháp phát triển TTCK trong thời gian tới được đề ra, đó là:

Thứ nhất, tạo nguồn cung hàng hóa có chất lượng cao trên thị trường, nâng cao tiêu chuẩn đối với các doanh nghiệp niêm yết, thúc đẩy cổ phần hóa các DNNN và gắn cổ phần hóa với đăng ký giao dịch và niêm yết trên TTCK; đồng thời chú trọng phát triển các sản phẩm chứng khoán mới như chứng khoán phái sinh, chứng quyền, chứng chỉ quỹ... Đối với thị trường trái phiếu, sẽ đẩy mạnh sự phát triển của thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP), đa dạng hóa các sản phẩm trái phiếu; phát triển hệ thống nhà tạo lập thị trường trên thị trường TPCP sơ cấp. Bên cạnh đó, sẽ phát triển thị trường TPDN theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đối với TTCK phái sinh, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã xây dựng lộ trình và dự kiến sẽ sớm đưa thêm nhiều sản phẩm phái sinh vào giao dịch,

Bên cạnh các sản phẩm hợp đồng tương lai (HĐTL) trên các chỉ số mới (ngoài chỉ số VN30) sẽ có thêm các sản phẩm hợp đồng quyền chọn (HĐQC) chỉ số, HĐTL/HĐQC cổ phiếu đơn lẻ; quyền chọn trên HĐTL... Xa hơn nữa có thể nghiên cứu và xin phép Chính phủ được tổ chức giao dịch các sản phẩm HĐTL/HĐQC niêm yết trên các tài sản cơ sở khác ngoài chứng khoán như tỷ giá, lãi suất và hàng hóa...

TTCK sẽ thu hút được nhà đầu tư tham gia thị trường với mục đích đầu tư dài hạn, hạn chế tình trạng tham gia thị trường, đầu cơ kiếm lời ngắn hạn.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của các quỹ đầu tư nhằm thu hút dòng vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước hướng vào TTCK. Như vậy, sẽ hình thành trên TTCK những nhà đầu tư chuyên nghiệp, tạo được dòng vốn lớn và dài hạn chảy trong TTCK, khắc phục tính trạng đầu tư theo tâm lý khi nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn chiếm đa số.

Thứ ba, tiếp tục nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý, giám sát TTCK của các cơ quan quản lý nhà nước và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và yêu cầu các thành viên thị trường phải tiếp tục tích cực tự tái cấu trúc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật.

Thứ tư, cần triển khai các giải pháp nâng hạng TTCK Việt Nam từ hạng frontier market lên hạng emerging market trên bảng xếp hạng MSCI và FTSE. Nâng cao chất lượng hệ thống cung cấp trao đổi thông tin, đảm bảo quyền bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin của nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc xây dựng và thường xuyên cập nhật thông tin trang thông tin bằng tiếng Anh của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các SGDCK. Khuyến khích các công ty đại chúng thực hiện công bố thông tin bằng tiếng Anh.

Thứ năm, tăng cường vai trò của các hội nghề nghiệp trong phát triển thị trường như phối hợp với các hội nghề nghiệp ban hành các bộ quy chuẩn chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, kiểm tra giám sát việc thực thi các bộ quy chuẩn nhằm nâng cao chất lượng hành nghề và đạo đức nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân tham gia TTCK; nâng cao vai trò của các hội nghề nghiệp trong việc tuyên truyền, đào tạo chuyên môn và pháp luật về chứng khoán và TTCK.'

Thanh Dương

Tin bài khác
Nhà đầu tư cá nhân Mỹ thắng lớn nhờ chiến lược “bắt đáy”

Nhà đầu tư cá nhân Mỹ thắng lớn nhờ chiến lược “bắt đáy”

Chiến lược “mua khi giá giảm” đã giúp nhà đầu tư cá nhân tại Mỹ thu lãi cao nhất kể từ đầu đại dịch, đóng vai trò trung tâm trong đà tăng kỷ lục của Phố Wall năm 2025.
Thị trường chứng khoán vào “khoảnh khắc thú vị nhất”: SHS gọi tên 5 nhóm ngành triển vọng

Thị trường chứng khoán vào “khoảnh khắc thú vị nhất”: SHS gọi tên 5 nhóm ngành triển vọng

Trong báo cáo chiến lược nửa cuối năm 2025 vừa công bố, Công ty Chứng khoán SHS nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam đang bước vào một “khoảnh khắc thú vị” – giai đoạn mà tâm lý nhà đầu tư dao động giữa kỳ vọng tăng trưởng và sự thận trọng với các rủi ro vĩ mô.
Lãi suất chạm đáy đâu là kênh đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay?

Lãi suất chạm đáy đâu là kênh đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay?

Lãi suất tiết kiệm duy trì ở mức thấp khiến dòng tiền dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác. Bất động sản, chứng khoán và vàng được xem là lựa chọn tốt nhất?
Người Mỹ gốc Việt xây nhà máy găng tay 1.500 tỷ đồng tại bang Nevada

Người Mỹ gốc Việt xây nhà máy găng tay 1.500 tỷ đồng tại bang Nevada

Dự án nhà máy găng tay y tế Alka Products LLC vừa được ra mắt tại tiểu bang Nevada (Mỹ) có tổng diện tích gần 10.000 m² sẽ mang lại hàng trăm việc làm với mức lương hấp dẫn, ưu tiên cộng đồng địa phương và những chuyên gia trong ngành tại Việt Nam.
ESG là chìa khóa vàng để Việt Nam mở lối vào 753 tỉ USD vốn đầu tư tư nhân

ESG là chìa khóa vàng để Việt Nam mở lối vào 753 tỉ USD vốn đầu tư tư nhân

ESG chính là cánh cửa dẫn tới dòng vốn trị giá 753 tỉ USD từ khu vực tư nhân cho các dự án hạ tầng và đô thị thích ứng biến đổi khí hậu từ nay đến năm 2030.
Công ty CP Đầu tư F88 chính thức được cấp mã chứng khoán

Công ty CP Đầu tư F88 chính thức được cấp mã chứng khoán

VSDC (Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam) vừa cấp mã F88 cho 8,26 triệu cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư F88.
Con trai Chủ tịch Phát Đạt sẽ bán hết 3,4 triệu cổ phiếu PDR

Con trai Chủ tịch Phát Đạt sẽ bán hết 3,4 triệu cổ phiếu PDR

Công ty Cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt (mã PDR) vừa công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ.
Mô hình pop-up: Bệ phóng doanh thu

Mô hình pop-up: Bệ phóng doanh thu

Mô hình pop-up không chỉ là điểm bán tạm thời mà là chiến lược hiệu quả để thử nghiệm thị trường, thúc đẩy doanh số và xây dựng cộng đồng trung thành.
VN-Index lại hụt hơi ở đỉnh cũ: Blue-chips đuối sức, dòng tiền thu hẹp

VN-Index lại hụt hơi ở đỉnh cũ: Blue-chips đuối sức, dòng tiền thu hẹp

Dù có lúc chạm ngưỡng 1.348 điểm trong phiên sáng, VN-Index vẫn không thể giữ vững phong độ, kết phiên đảo chiều giảm điểm. Sự suy yếu lan rộng ở nhóm vốn hóa lớn.
Nam Long chi hơn 190 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông

Nam Long chi hơn 190 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông

Nam Long là doanh nghiệp bất động sản hiếm hoi chia cổ tức tiền mặt giữa bối cảnh thị trường nhiều biến động. Gia đình Chủ tịch có thể nhận về khoảng 21 tỷ đồng.
Doanh nghiệp hàng hải chi cổ tức tiền mặt kỷ lục 41%

Doanh nghiệp hàng hải chi cổ tức tiền mặt kỷ lục 41%

Cổ tức tiền mặt của TVH đạt 4,100 đồng/cổ phiếu, cao nhất kể từ khi lên sàn UPCoM, nối dài ba năm tăng liên tiếp tăng cổ tức cao kỷ lục.
VN-Index chạm ngưỡng nhạy cảm: Bán tháo hay giữ tiền mặt chiến lược?

VN-Index chạm ngưỡng nhạy cảm: Bán tháo hay giữ tiền mặt chiến lược?

VN-Index giằng co tại vùng đỉnh cũ khi thiếu vắng động lực bứt phá. Nhà đầu tư cần thận trọng, chọn lọc cổ phiếu có nền tảng giữa lúc thị trường phân hóa mạnh.
Chứng khoán ACBS chuẩn bị chào bán 5.000 tỷ đồng trái phiếu công chúng

Chứng khoán ACBS chuẩn bị chào bán 5.000 tỷ đồng trái phiếu công chúng

Chứng khoán ACBS lên kế hoạch phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi trong giai đoạn 2025-2026, chia làm 5 đợt, nhằm huy động vốn phục vụ chiến lược phát triển và đảm bảo giới hạn an toàn tài chính.
Đầu tư theo đam mê – Khi sở thích cá nhân trở thành chiến lược tài chính

Đầu tư theo đam mê – Khi sở thích cá nhân trở thành chiến lược tài chính

Khám phá xu hướng đầu tư theo đam mê – từ túi xách Hermès, xe cổ đến mỹ thuật – kết hợp lợi nhuận tài chính với giá trị cảm xúc cá nhân.
Habeco chia cổ tức hơn 260 tỷ, cổ phiếu vẫn rơi tự do

Habeco chia cổ tức hơn 260 tỷ, cổ phiếu vẫn rơi tự do

Dù sắp chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 11,5%, cổ phiếu BHN vẫn giảm kịch sàn, phản ánh tâm lý lo ngại của nhà đầu tư trước hiệu quả kinh doanh sụt giảm của Habeco.