Nền kinh tế Gig (tiếng Anh: Gig Economy) là nền kinh tế mà trong đó mọi người thường làm việc bán thời gian hoặc tạm thời, còn các công ty có xu hướng thuê những người làm việc độc lập và tự do thay vì nhân viên toàn thời gian.
Đại dịch đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế và thị trường lao động Việt Nam. Bất chấp những nỗ lực kích cầu kinh tế cũng như các biện pháp đối phó sự lây lan dịch bệnh, thị trường việc làm không tránh khỏi đi vào bế tác thậm chí thu hẹp quy mô. Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, có 31.8 triệu người Việt từ 15 tuổi trở lên đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Covid-19, cụ thể là giảm giờ làm, không có thu nhập và thất nghiệp. Tuy nhiên, thị trường lao động nước ta đã có những dấu hiệu hồi phục trong quý ba năm 2020, đặc biệt là sự gia tăng của việc làm hợp đồng.
Việc làm thêm, đặc biệt là lĩnh vực giao đồ ăn
Thuật ngữ Gig Economy (Nền kinh tế Gig) đã có từ lâu nhưng chỉ đến khi Covid-19 xuất hiện, xu hướng này mới được đón nhận hơn bao giờ hết. Giao hàng thực phẩm là một trong những công việc theo hợp đồng phổ biến và tiêu biểu nhất. Trong bối cảnh giãn cách xã hội, người dân buộc phải ở trong nhà, giao hàng trực tuyến đã trửo thành cứu cánh giúp mọi người thoải mái mua sắm nhu yếu phẩm. Điều này dẫn đến gia tăng nhu cầu về tài xế nhằm đáp ứng thị trường, tạo ra vô số cơ hội việc làm hợp đồng. Nhiều người hiện nhận thêm giao hàng thực phẩm bán thời gian để có thêm đồng ra đồng vào, thậm chí trong nhiều trường hợp, khoản thu này trở thành thu nhập chính khi cuộc sống vẫn chưa hoàn toàn trở lại bình thường. Đáng ngạc nhiên, phụ nữ là lực lượng đóng góp ngày càng nhiều cho lĩnh vực giao hàng.
Phụ nữ Việt bước chân vào lĩnh vực giao đồ ăn
Một nghiên cứu gần đây của Tổ chức Lao động Quốc tế cho thấy, hầu hết các nước ASEAN đều chứng kiến sự sụt giảm số giờ làm việc cao bất ngờ, trong đó, việc cơ hội việc làm của phụ nữ so với nam giới chịu ảnh hưởng nặng nề hơn do dịch bệnh. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Hiện thực này đã giải thích tại sao ngày càng nhiều phụ nữ chọn giao hàng như một lựa chọn thay thế bù đắp phần nào thu nhập.
Người phát ngôn của công ty khởi nghiệp giao hàng Việt Nam Loship chia sẻ rằng, số lượng tài xế nữ mới đăng ký nền tảng thậm chí còn tăng hơn gấp đôi trong năm qua, đặc biệt khi COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến thu nhập của phụ nữ Việt Nam. CEO Trung Hoàng Nguyên của Loship cho biết: “Chúng tôi nhận thấy sự gia tăng các tài xế đăng ký Loship và một tỷ lệ lớn trong đó là phụ nữ có sự nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Là một công ty khởi nghiệp giao đồ ăn tại địa phương, chúng tôi mong muốn tạo ra nhiều việc làm có giá trị cao hơn cho phụ nữ Việt Nam, thúc đẩy một văn hóa đa dạng và tạo cơ hội sinh kế trên khắp cả nước”.
Không chỉ tại Việt Nam mà kinh tế Gig còn lan rộng khắp toàn cầu. Tập đoàn bán lẻ Amazon, Công ty thương mại điện tử Ấn Độ Flipkart hay kỳ lân Swiggy là những cái tên đi đầu trong tuyển dụng phụ nữ bởi hai lý do gồm mức tiêu thụ thấp và tỷ lệ giữ chân cao hơn nam giới. Tại DoorDash, có đến 55% tài xế là phụ nữ trong khi đối thủ Lyft chỉ có 1/5 trên tổng số tài xế. Đây là tất cả bằng chứng về tiềm năng của phụ nữ trong ngành công nghiệp vốn được mặc định do nam giới thống trị. Một nữ tài xế của Loship chia sẻ: “Tôi năm nay 60 tuổi nhưng vẫn có thể lái xe. Bạn không bao giờ quá già hay quá yếu để cố gắng làm việc. Chỉ cần một chiếc xe và động lực, bạn có thể kiếm thêm thu nhập”. Hay như một nữ nhân viên khác bày tỏ bản thân rất thích công việc giao hàng vì tính linh hoạt và tự do:“Công việc cho phép tôi tập trung vào gia đình và có thể nhận công việc khi phù hợp với lịch trình”.
Trong bối cảnh ngày càng nhiều phụ nữ mong muốn tham gia vào lực lượng lao động hợp đồng giao đồ ăn, xu hướng việc làm này có thể có tác động lớn đến tương lai của nền kinh tế hợp đồng nói chung. Gig Economy đã đang và sẽ tiếp tục xuất hiện trong tương lai gần, đặc biệt là khi thị trường việc làm vẫn chưa thể hồi phục hoàn toàn.
TL (theo e27)