Thứ bảy 12/07/2025 11:41
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Năm 2020: Quãng thời gian buồn đối với ngành hàng không quốc tế

22/12/2020 15:57
Năm 2020 là quãng thời gian buồn với ngành hàng không quốc tế trước tác động của đại dịch Covid-19. Các lệnh giãn cách, đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại khiến hàng không vừa mất an toàn cũng như sụt giảm về nhu cầu.

Cơn ác mộng mang tên Covid-19

Ngành hàng không đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu. Theo báo cáo của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), ngành vận tải hàng không có mối liên kết chặt chẽ với những ngành như sản xuất máy bay, hỗ trợ thương mại quốc tế, du lịch, dịch vụ…

Năm 2020 lại là quãng thời gian buồn với ngành hàng không quốc tế
Năm 2020 lại là quãng thời gian buồn với ngành hàng không quốc tế.

Tuy nhiên năm 2020 lại là quãng thời gian buồn với ngành hàng không quốc tế trước tác động của đại dịch Covid-19. Các lệnh giãn cách, đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại khiến hàng không vừa mất an toàn cũng như sụt giảm về nhu cầu.

Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) dự báo trước ảnh hưởng của đại dịch, khoảng 14% các chuyến bay quốc tế sẽ hoàn toàn chuyển sang dùng tàu cao tốc mãi mãi.

Việc dịch Covid-19 dễ dàng lây lan từ người sang người đã buộc nhiều quốc gia phải áp dụng các lệnh cách ly, qua đó hạn chế đi lại và ảnh hưởng mạnh đến ngành hàng không. Số liệu của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) cho thấy năm 2020, ngành dịch vụ này sẽ lỗ khoảng 118,5 tỷ USD và con số này vào năm 2021 là lỗ khoảng 38,7 tỷ USD.

Với con số cao kỷ lục này, IATA nhận định năm 2020 là năm tồi tệ nhất trong lịch sử hàng không.

"Về mặt tài chính, năm 2020 là năm tồi tệ nhất trong lịch sử ngành hàng không dân dụng", Tổng giám đốc IATA Alexandre de Juniac phát biểu tại cuộc họp báo.

Người đứng đầu IATA cho hay, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và giá dầu tăng đột biến hồi 2008 và 2009, hàng không thế giới chịu thua lỗ 31 tỷ USD. Nhưng vẫn chưa là gì để so sánh với mất mát từ cuộc khủng hoảng Covid-19 hiện nay.

Theo IATA, lượng hành khách hàng không thế giới năm 2020 sụt giảm khoảng 68% so với năm 2019. Qua khảo sát, chỉ 50% số người được hỏi sẵn sàng di chuyển bằng đường hàng không và rất nhiều người cho biết phải chờ tới hết năm sau mới dám đi lại. Hệ số sử dụng ghế của các hãng hàng không thấp hơn so với điểm hòa vốn, do vậy, hầu hết các hãng chỉ còn đủ dòng tiền duy trì hoạt động trong vài tháng.

Tổng giám đốc Juniac của IATA cho biết dù ngành hàng không đã cắt giảm chi phí được 45,8% nhờ giá dầu giảm, nhưng doanh thu cũng hạ tới 60,9%.

Từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 đã khiến doanh số ngành hàng không lỗ khoảng 510 tỷ USD. Nhiều hãng bay phải cắt giảm hàng chục nghìn việc làm, đẩy nhiều ngành nghề liên quan đến hàng không rơi vào cảnh lao đao.

Từ hãng hàng không lớn thứ hai Mỹ Latinh phá sản

Ngày 10/5/2020, Hãng hàng không lớn thứ hai thế giới tại Mỹ Latinh, Avianca Holdings, nộp đơn xin phá sản sau khi không đáp ứng được thời hạn thanh toán trái phiếu, trong khi đề nghị trợ cấp gửi đến chính phủ Colombia không được hồi đáp.

Hãng hàng không lớn thứ hai thế giới tại Mỹ Latinh, Avianca Holdings
Hãng hàng không lớn thứ hai thế giới tại Mỹ Latinh, Avianca Holdings.

Avianca Holdings cho biết, dịch COVID-19 khiến hãng phải ngừng bay kể từ tháng 3, doanh thu sụt giảm 80%, hơn 100 máy bay của buộc phải "đắp chiếu", hầu hết 20.000 nhân viên của hãng nghỉ không lương.

Avianca Holdings (trụ sở tại Bogota, Colombia) sở hữu đội bay gồm 173 máy bay. Avianca phục vụ hơn 100 điểm đến ở Mỹ và châu Âu, kết nối tới hơn 750 điểm đến trên toàn thế giới thông qua thỏa thuận liên danh với các hãng hàng không đối tác.

Nếu công ty không thể phục hồi sau khi nộp đơn xin bảo hộ phá sản, Avianca sẽ là hãng hàng không lớn đầu tiên ngừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

...cho đến hãng bay giá rẻ của Na Uy

Ngày 18/11, hãng bay Na Uy Norwegian Air quyết định nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Ireland – nơi họ đặt phần lớn máy bay. Quyết định phá sản được đưa ra khi hãng hàng không giá rẻ có trụ sở ở Na Uy không thể tiếp tục cầm cự trong bối cảnh đại dịch COVID-19 gây ra một cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ cho ngành hàng không toàn cầu.

Norwegian Air
Norwegian Air.

Theo Norwegian Air, mục đích của quy trình này là giảm nợ, đưa số máy bay của hãng về mức phù hợp và tìm kiếm nguồn vốn mới. Toàn bộ quá trình này dự kiến kéo dài 5 tháng

Cùng hàng loạt hãng bay châu Á phá sản

Ngày 21/4, Virgin Australia trở thành hãng hàng không lớn nhất sụp đổ do COVID-19, khi quyền kiểm soát được trao cho công ty kiểm toán Deloitte. Virgin Australia cũng là hãng hàng không đầu tiên tại khu vực châu Á sụp đổ trước ảnh hưởng của dịch bệnh này.

Virgin Australia được thành lập bởi doanh nhân người Anh Richard Branson
Virgin Australia được thành lập bởi doanh nhân người Anh Richard Branson.

Virgin Australia là hãng hàng không giá rẻ của Australia, cũng là hãng hàng không lớn thứ 2 tại nước này. Virgin Australia được thành lập bởi doanh nhân người Anh Richard Branson, người sáng lập Tập đoàn Virgin.

Thời điểm cuối năm 2019, Virgin Australia gánh khoản nợ hơn 5 tỷ AUD (3,2 tỷ USD). Tập đoàn đã yêu cầu Chính phủ Australia hỗ trợ khoản vay trị giá 1,4 tỷ AUD để có thể vượt qua khủng hoảng, tuy nhiên không được đáp ứng.

Do tác động của dịch COVID-19, hãng hàng không của tỷ phú Richard Branson phải tạm dừng hầu hết các hoạt động với 95% chuyến bay bị cắt giảm và 80% lực lượng lao động trong số 16.000 nhân viên tạm thời nghỉ việc. Suốt 2 tháng đến khi phá sản, hãng hàng không Virgin Australia mất sạch doanh thu.

Cùng số phận với Virgin Australia, tháng 11/2020, hãng hàng không đầu tiên ở Nhật Bản là AirAsia Japan đã nộp đơn xin phá sản kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát ở nước này vào giữa tháng 1/2020.

Có trụ sở ở tỉnh Aichi, AirAsia Japan là một công ty liên doanh giữa tập đoàn hàng không giá rẻ AirAsia Group của Malaysia và các đối tác Nhật Bản. AirAsia Japan phải nộp đơn xin phá sản do dịch COVID-19 khiến nhu cầu đi lại bằng đường hàng không sụt giảm mạnh. Tổng số tiền nợ của hãng này hiện tại lên tới 21,7 tỷ yen (208 triệu USD).

Hồi tháng 4/2020, AirAsia Japan tạm ngừng tất cả các chuyến bay vì ảnh hưởng của dịch COVID-19. Sau đó, hãng nối lại các chuyến bay nội địa vào tháng 8/2020. Tuy nhiên, số lượng hành khách đi lại bằng đường không khá thấp nên hãng phải một lần nữa ngừng tất cả dịch vụ vào tháng 10/2020.

Tại Thái Lan, chiều tối 26/5/2020, Thai Airways International Pcl đã đệ đơn xin phá sản lên Tòa án Phá sản Trung ương Thái Lan. Như vậy, Thai Airways đứng trước khả năng trở thành hãng hàng không quốc gia đầu tiên phá sản sau khi chịu ảnh hưởng bởi COVID-19.

Việc nộp đơn được đưa ra sau nghị quyết của nội các Thái Lan vào ngày 19/5 rằng Thai Airways phải trải qua quá trình tái cơ cấu dưới sự giám sát của tòa án để có thể tiếp tục kinh doanh.

“Chính phủ đã xem xét tất cả các khía cạnh… Chúng tôi đã quyết định kiến ​​nghị tái cơ cấu và không để Thai Airways phá sản. Hãng hàng không sẽ tiếp tục hoạt động” - Thủ tướng Prayuth Chan-ocha nói với các phóng viên tại cuộc họp báo ngày 19/5/2020.

Thủ tướng Prayuth bổ sung thêm, hãng hàng không Thái Lan sẽ được các tòa án bảo vệ và một chuyên gia sẽ được chỉ định để giám sát việc tái cấu trúc, nhân viên của hãng hàng sẽ tiếp tục có việc làm.

Gồng mình để tồn tại qua mùa dịch

Để hỗ trợ các hãng hàng không, chính phủ các nước đã chi tới 173 tỷ USD nhằm ngăn chặn một thảm họa vỡ nợ hàng loạt trên toàn ngành. Dẫu vậy IATA cho biết rất nhiều hãng hãng không đã phải đảo nợ, bán mình hoặc sáp nhập để có thể tồn tại qua mùa dịch.

Ví dụ như hãng hàng không Norwegian Air đã từng cảnh báo cần thêm tài chính để sống sót tới quý I/2021 nhưng giờ đây đã phải nộp đơn bảo hộ phá sản.

Nhằm cắt giảm chi phí, các hãng hàng không đã phải thu hẹp đội bay và cho hàng loạt máy bay nằm kho bảo dưỡng. Tại sân bay Teruel-Tây Ban Nha, nơi chứa các máy bay bị tạm ngưng hoạt động để bảo dưỡng, hàng loạt các hãng hàng không đã dồn máy bay của họ vào đây. Tính đến tháng 6/2020, sân bay này đã chứa đến 114 chiếc máy bay từ mọi hãng hàng không ở Châu Âu như Air France, British Airways, Lufthansa… trong khi công suất của kho chứa chỉ vào khoảng 120 chiếc.

"Tôi đã làm trong ngành gần 40 năm nay và chưa bao giờ chứng kiến thảm cảnh này. Tôi cảm thấy vô cùng tồi tệ khi quá nhiều máy bay phải nằm kho như vậy", CEO Patrick Lecer của hãng Tarmac Aerosave chuyên bảo dưỡng máy bay tại Terual ngậm ngùi.

Số liệu của Cirium cho thấy tính đến giữa tháng 4/2020, khoảng 65% máy bay chở khách, tương đương 14.400 chiếc đã bị ngừng bay. Thậm chí, những hãng hàng không như Emirates còn thiếu khách đến nỗi cam kết bồi thường 1.765 USD cho bất kỳ ai thiệt mạng vì nhiễm Sars nCov-2 trên máy bay của họ.

Thách thức chưa dừng ở 2020

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Theo IATA, nửa đầu năm 2021 sẽ đầy thách thức với ngành hàng không nhưng vẫn có hy vọng. Doanh thu của ngành vận tài hàng hóa đường không ước tính tăng 15% so với cùng kỳ năm trước lên 117,7 tỷ USD.

Tuy nhiên, các dự đoán cho thấy sớm nhất đến năm 2024 thì số lượng hành khách sử dụng dịch vụ hàng không sẽ chưa thể trở lại mức của năm 2019. Tồi tệ hơn, kể cả với khoản hỗ trợ 173 tỷ USD của chính phủ các nước thì bình quân các hãng bay chỉ có đủ tài chính để sống sót trong vòng 8,5 tháng tới. Nhiều doanh nghiệp nhỏ thậm chí đối mặt nguy cơ phá sản do đã vào mùa đông, thời điểm nhu cầu đi lại suy giảm trong mùa dịch bất chấp các ngày nghỉ lễ.

Dù Vaccine chống dịch Covid-19 đã được sản xuất nhưng các chuyên gia cho rằng ngành hàng không vẫn sẽ lỗ bình quân 6,8 tỷ USD/tháng trong nửa đầu năm 2021 trước khi thực sự có lợi nhuận trở lại vào quý IV cùng năm.

Đặc biệt hơn, ngành hàng không sẽ có những biến đổi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. Theo hãng tin BBC, phần lớn các hãng hàng không sẽ tối giản dịch vụ để sống sót qua cuộc khủng hoảng. Thời kỳ những hành khách đi khoang hạng nhất được hưởng các dịch vụ xa xỉ hay các chương trình ưu đãi khác trên máy bay có thể sẽ bị chấm dứt.

Thay vào đó, hành khách có thể sẽ phải lựa chọn những dịch vụ chỉ có ít hoặc thậm chí chẳng có loại phục vụ xa xỉ nào hết. Nhiều hãng hàng không được dự đoán sẽ cắt bớt tạp chí trên máy bay, gối hoặc thậm chí là cả bữa ăn để giảm chi phí.

Trong thời điểm Vaccine chống dịch Covid-19, dù vận chuyển hàng hóa là một kênh kinh doanh có lời nhưng với nhiều hãng bay, việc xếp đầy hành khách lên khoang mới là mảng dịch vụ chính giúp họ kiếm tiền. Điều trớ trêu là nếu thu hẹp đội bay để chất đầy hành khách, việc tuân thủ các quy định giãn cách sẽ bị phá vỡ.

Theo IATA, ngành hàng không thế giới mới chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình phục hồi lâu dài và khó khăn. Sự bất ổn về dịch bệnh tại các thị trường trọng điểm sẽ còn tác động mạnh đến toàn ngành và dù có phục hồi thì thị trường hàng không sẽ rất khác lạ so với những gì chúng ta đã từng biết.

Ly Ly (TH)

Tin bài khác
Mảng xuất khẩu cá tra của Tập đoàn Sao Mai đứng trước vận hội mới

Mảng xuất khẩu cá tra của Tập đoàn Sao Mai đứng trước vận hội mới

Trong bối cảnh bất định về thuế đối ứng từ phía Mỹ, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam tin rằng, người tiêu dùng Mỹ vẫn không quay lưng với cá tra. Hiện tại, IDI - thành viên của Tập đoàn Sao Mai đang xây dựng nhà máy thứ ba nhằm tăng năng lực xuất khẩu đáng kể trước cánh cửa rộng mở vào thị trường Hoa Kỳ.
Hơn 100 doanh nghiệp Hàn Quốc và Đông Nam Á hội tụ tại Triển lãm Quốc tế thiết bị Y tế Hà Nội 2025

Hơn 100 doanh nghiệp Hàn Quốc và Đông Nam Á hội tụ tại Triển lãm Quốc tế thiết bị Y tế Hà Nội 2025

Triển lãm K-MED & Quốc tế thiết bị Y tế Hà Nội 2025 khai mạc sáng 10/7, quy tụ hơn 100 doanh nghiệp Hàn Quốc, mở ra cơ hội hợp tác và chuyển giao công nghệ y tế.
Du lịch Quảng Ngãi (mới): Sự kết nối giữa đại dương bao la và đại ngàn hùng vĩ

Du lịch Quảng Ngãi (mới): Sự kết nối giữa đại dương bao la và đại ngàn hùng vĩ

Tỉnh Quảng Ngãi mới đang sở hữu nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú, đầy đủ các yếu tố xây dựng thương hiệu du lịch riêng biệt, từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế.
Việt Nam sẵn sàng "xuất khẩu" mô hình OCOP sang châu Phi

Việt Nam sẵn sàng "xuất khẩu" mô hình OCOP sang châu Phi

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam nhấn mạnh: "Mô hình OCOP không còn là chương trình riêng của Việt Nam, mà đã trở thành một mô hình có thể chia sẻ và nhân rộng toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển ở châu Á và châu Phi.”
Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn bắt tay Crystal Holidays mở rộng nguồn khách và quảng bá điểm đến

Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn bắt tay Crystal Holidays mở rộng nguồn khách và quảng bá điểm đến

Lễ ký kết hợp tác giữa Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn và Crystal Holidays diễn ra vào ngày 07/7/2025 tại Vân Đồn (Quảng Ninh), đánh dấu mối quan hệ hợp tác giữa hai doanh nghiệp, nhằm phát triển thương hiệu và kích cầu du lịch Quảng Ninh.
Sắp diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Sắp diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Tin từ Bộ Công Thương, vào đầu tháng 8 tới, tại Hà Nội sẽ diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX 2025).
40 doanh nghiệp tham gia tuần lễ kết nối giao thương tại hệ thống Central Retail

40 doanh nghiệp tham gia tuần lễ kết nối giao thương tại hệ thống Central Retail

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố (ITPC) vừa phối hợp cùng Tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức Chương trình “Tuần lễ kết nối giao thương và không gian giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại hệ thống phân phối hiện đại Central Retail Việt Nam năm 2025” tại Go Nguyễn Thị Thập, Phường Phú Thuận, TP. Hồ Chí Minh.
Đông Nam Á tăng tốc logistics: Cơ hội vàng cho Việt Nam định vị chuỗi cung ứng toàn cầu

Đông Nam Á tăng tốc logistics: Cơ hội vàng cho Việt Nam định vị chuỗi cung ứng toàn cầu

Trong bối cảnh thương mại khu vực bùng nổ, triển lãm tlacSEA 2025 sẽ là điểm hội tụ chiến lược thúc đẩy phục hồi, số hóa và bền vững ngành logistics Đông Nam Á – đặc biệt là Việt Nam.
Vai trò Việt Nam trong ngành bán dẫn quốc tế

Vai trò Việt Nam trong ngành bán dẫn quốc tế

Vai trò của Việt Nam trong ngành bán dẫn đã được nhiều quốc gia quan tâm tại khuôn khổ Triển lãm Quốc tế lần thứ 21 về Cơ khí chính xác và Sản xuất chế tạo – MTA Vietnam 2025. Sự kiện được tổ chức từ ngày 2-5/7/2025.
HanoiPrintPack 2025: Giới thiệu máy móc in ấn, đóng gói thông minh tại Việt Nam

HanoiPrintPack 2025: Giới thiệu máy móc in ấn, đóng gói thông minh tại Việt Nam

Triển lãm Quốc tế Ngành In ấn và Đóng gói Hà Nội lần thứ 12 (HanoiPrintPack 2025) diễn ra từ ngày 02 – 05/7 tại Trung tâm Triển lãm ICE Hà Nội. Sự kiện giới thiệu máy móc in ấn và đóng gói thông minh tại Việt Nam.
Vietbuild 2025: Sự kiện quốc tế bùng nổ với hơn 600 doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Vietbuild 2025: Sự kiện quốc tế bùng nổ với hơn 600 doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Từ 25 – 29/6 tại Trung tâm triển lãm Hội nghị Quốc tế SKY EXPO Việt Nam, Công viên phần mềm Quang Trung, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh diễn ra Triển lãm Quốc tế VIETBUILD lần thứ nhất trong năm 2025. Sự kiện do Trung tâm Công nghệ Thông tin – Bộ Xây dựng cùng Tập đoàn Tổ chức Triển lãm Quốc tế Xây dựng VIETBUILD phối hợp tổ chức
Việt Nam xúc tiến thương mại tại Nga, Belarus: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp xuất khẩu

Việt Nam xúc tiến thương mại tại Nga, Belarus: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp xuất khẩu

Nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng cường hợp tác kinh tế với khu vực Á - Âu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) sẽ tổ chức đoàn giao dịch xúc tiến thương mại tại Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus từ ngày 16 - 24/9/2025.
Triển lãm AgroChemEx Vietnam lần thứ 6 nhiều công nghệ đến từ Trung Quốc

Triển lãm AgroChemEx Vietnam lần thứ 6 nhiều công nghệ đến từ Trung Quốc

Từ 25/6, tại Trung tâm triển lãm Sài Gòn diễn ra lễ khai mạc Triển lãm quốc tế lần thứ 6 về Phân bón, Thuốc bảo vệ thực vật và Hóa chất. Triển lãm năm nay được đánh giá đột phá quy mô, gia tăng kết nối, hướng đến phát triển bền vững ngành nông dược Việt Nam.
Các doanh nghiệp du lịch châu Âu, Trung Đông gọi Đà Nẵng là “thành phố của những bất ngờ”

Các doanh nghiệp du lịch châu Âu, Trung Đông gọi Đà Nẵng là “thành phố của những bất ngờ”

Gần 30 đại diện từ các công ty lữ hành hàng đầu châu Âu và Trung Đông đã quy tụ về Đà Nẵng sau khi đường bay Dubai – Đà Nẵng chính thức được hãng hàng không Emirates khai thác từ đầu tháng 6/2025. Cơ hội đón khách cao cấp từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt từ châu Âu và Trung Đông mở ra cho Đà Nẵng, khi đại diện các doanh nghiệp đều dành nhiều lời khen cho các trải nghiệm tại thành phố sông Hàn.
Taste of Queensland 2025: Mở rộng cơ hội hợp tác đa lĩnh vực giữa Việt Nam và bang Queensland

Taste of Queensland 2025: Mở rộng cơ hội hợp tác đa lĩnh vực giữa Việt Nam và bang Queensland

Bà Hà Lan Anh – Giám đốc Quốc gia của TIQ tại Việt Nam cho biết ngày càng nhiều nhà đầu tư Việt Nam đóng vai trò then chốt trong hệ sinh thái kinh doanh tại Queensland và còn mở rộng sang giáo dục, y tế và phát triển bền vững.