Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, cứ 4 người thì có 1 người đối mặt với nguy cơ đột quỵ trong đời. Trong đó, mỡ máu cao là một nguyên nhân phổ biến nhưng ít được chú ý. Với lối sống hiện đại, thói quen ăn uống thiếu khoa học và ít vận động, ngày càng nhiều người đối mặt với nguy cơ này mà không nhận ra
Mỡ máu là chất béo lưu thông trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính - Triglyceride
+ Chất béo tồn tại trong máu và các mô, được tổng hợp từ gan và thức ăn đưa vào, là nguồn cung cấp năng lượng và tổng hợp nhiều chất quan trọng cho cơ thể như hormone và màng tế bào.
+ Tuy nhiên, mỡ máu không phải loại nào cũng tốt.
1. Cholesterol xấu (LDL) - Lipoprotein tỷ trọng thấp, vận chuyển cholesterol từ gan đến các cơ quan, đến tế bào, nếu quá nhiều có thể tụ trong máu tạo ra các mảng xơ vữa trong lòng mạch.
2. Cholesterol tốt (HDL) - lipoprotein tỷ trọng cao, vận chuyển phân tử cholesterol thừa từ các cơ quan về gan để thải ra ngoài
3. Triglyceride - Là chất béo trung tính, nguồn cung cấp năng lượng chính, nhưng khi dư thừa sẽ gây tích tụ mỡ máu.
+ Chỉ số bình thường của các thành phần mỡ có trong máu:
LDL- cholesterol xấu: < 3.3 mmol/L.
HDL cholesterol tốt: > 1.3 mmol/L
Triglyceride: < 2.2 mmol/L.
Cholesterol toàn phần: < 5.2 mmol/L.
Hãy hình dung mạch máu như một đường ống dẫn nước. Nếu cholesterol xấu (LDL) tích tụ quá nhiều, thành ống sẽ bị bám đầy cặn, giảm khả năng lưu thông của máu, cặn càng nhiều lòng mạch càng bị thu hẹp và xơ cứng lại. |
Áp lực dòng chảy gia tăng - Tăng huyết áp.
Vỡ đường ống – Đột quỵ.
Bong tróc cặn bám - Tạo huyết khối - Đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Mảng xơ vữa do mỡ máu cao bít tắc lòng mạch |
1. Chế độ ăn uống thiếu khoa học:
Tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa như mỡ động vật, đồ chiên rán.
Ít ăn rau xanh, trái cây, làm giảm khả năng đào thải cholesterol xấu.
2. Lối sống ít vận động:
Vận động hạn chế làm chậm chuyển hóa chất béo, gây tích tụ trong máu.
Căng thẳng kéo dài làm tăng hormone cortisol, dẫn đến rối loạn mỡ máu.
3. Yếu tố di truyền và bệnh nền:
Gia đình có tiền sử rối loạn mỡ máu dễ gặp nguy cơ tương tự.
Các bệnh như béo phì, tiểu đường làm tăng rối loạn lipid máu.
Mỡ máu cao không chỉ gây đột quỵ mà còn dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như:
4 tác hại nghiêm trọng của mỡ máu cao |
Tăng huyết áp: Mạch máu xơ cứng khiến áp lực máu tăng cao.
Xơ vữa động mạch: Mảng bám làm hẹp và tắc nghẽn mạch máu.
Bệnh tim mạch: Gây nhồi máu cơ tim, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Đột quỵ: Là hậu quả nghiêm trọng nhất, xảy ra khi dòng máu lên não bị gián đoạn.
Theo Bộ Y tế, ước tính hơn 29% dân số trưởng thành tại Việt Nam bị mỡ máu cao, trong đó hơn một nửa không nhận ra do bệnh diễn tiến âm thầm.
3 loại đột quỵ phổ biến do mỡ máu cao |
1. Hạn chế thực phẩm gây hại:
Thực phẩm giàu chất béo bão hòa (mỡ động vật, đồ ăn nhanh).
Đường và tinh bột tinh chế.
2. Tăng cường thực phẩm lành mạnh
Rau xanh, trái cây: Giàu chất xơ giúp đào thải cholesterol xấu.
Chất béo tốt: Từ dầu ô liu, cá hồi, hạt óc chó chứa omega-3.
Ngũ cốc nguyên hạt: Giúp tăng cholesterol tốt (HDL).
Mỡ máu cao không phải là vấn đề không thể kiểm soát. Bằng cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường vận động và kiểm tra sức khỏe định kỳ, bạn hoàn toàn có thể bảo vệ bản thân và gia đình khỏi nguy cơ đột quỵ và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. |