Thứ hai 16/06/2025 22:08
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Microsoft và Alphabet công bố kết quả kinh doanh quý I tốt hơn dự kiến

26/04/2023 11:38
Microsoft và Alphabet - công ty mẹ của Google đã giúp vực dậy niềm tin của nhà đầu tư, khi lần lượt công bố các báo cáo kinh doanh quý I tốt hơn dự kiến.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Microsoft và Google đánh bại ước tính của Phố Wall về doanh thu và lợi nhuận quý, trong đó có sự đóng góp không nhỏ từ lĩnh vực điện toán đám mây.

Ngay sau khi phiên giao dịch ngày thứ Ba (25/4) khép lại, 2 hãng công nghệ lớn của Mỹ là Microsoft và Alphabet - công ty mẹ của Google đã giúp vực dậy niềm tin của nhà đầu tư, khi lần lượt công bố các báo cáo kinh doanh quý I tốt hơn dự kiến.

Doanh thu của Alphabet trong quý I đã tăng 3% so với cùng kỳ năm 2022 nhờ kết quả thuận lợi trong mảng quảng cáo và điện toán đám mây. Doanh thu quý I năm nay đạt gần 70 tỷ USD, cao hơn mức dự báo 60 tỷ USD của các nhà phân tích, trong khi lợi nhuận ròng đạt 15 tỷ USD.

Doanh thu quảng cáo trên YouTube trong quý I đạt mức 6,69 tỷ USD, nhỉnh hơn đôi chút so với ước tính 6,6 tỷ USD. Doanh thu từ Google Cloud đạt 7,45 tỷ USD, gần bằng ước tính 7,49 tỷ USD, theo Street Account.

Khoảng thời gian Alphabet “ăn nên làm ra” cũng là 3 tháng công ty tuyên bố sa thải 12.000 nhân viên, tương đương 6% lực lượng lao động.

Đơn vị điện toán đám mây của hãng đã ghi nhận lợi nhuận từ hoạt động đạt 191 triệu USD trong quý.

Doanh thu trong Other Bets, bao gồm đơn vị khoa học đời sống của Google Verily và công ty xe hơi tự lái Waymo đạt 288 triệu USD, giảm so với mức 440 triệu USD cùng kỳ năm trước.

Doanh thu từ Search và Others (Tìm kiếm và các mảng khác) của Google đạt 40,36 tỷ USD trong quý I, tăng nhẹ so với mức 39,62 tỷ USD một năm trước.

Sau khi Alphabet công bố báo cáo doanh thu, giá cổ phiếu của tập đoàn này trong phiên giao dịch sau giờ làm việc cùng ngày lên mức 108,4 USD/cổ phiếu, tăng 4% so với các mức ghi nhận trước khi thông báo sa thải nhân viên tháng 1 vừa qua.

Để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đua AI, Google đã tái cơ cấu bộ phận AI của mình, theo đó hợp nhất nhóm nghiên cứu Google Brain với công ty con DeepMind nhằm tập trung phát triển công nghệ này. Google đang cảm thấy áp lực từ sự phổ biến của chatbot ChatGPT dựa trên AI được ra mắt vào cuối năm ngoái. Công ty đã nhanh chóng ra mắt chatbot AI của riêng mình có tên là Bard trong quý đầu năm 2023.

“Google đã vượt kỳ vọng về doanh thu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong quý này, nhưng các nhà đầu tư không có nhiều lý do để lạc quan”, Max Willens, chuyên gia phân tích của Insider Intelligence cho biết.

Nhà phân tích này cũng nhận định việc kiếm được lợi nhuận từ điện toán đám mây là “đáng chú ý” nhưng “thực tế Google Cloud vẫn xếp sau hai đối thủ cạnh tranh chính, đồng thời tốc độ tăng trưởng của nó đang chậm lại”.

Trong khi đó, Microsoft vượt qua các dự báo về doanh thu và lợi nhuận quý, nhờ sự tăng trưởng của lĩnh vực kinh doanh phần mềm văn phòng và điện toán đám mây. Đồng thời, công ty cho biết sản phẩm trí tuệ nhân tạo cũng đang tạo ra cú hích với doanh số bán hàng.

“Bất chấp lo ngại rằng thời hoàng kim của những ông lớn công nghệ đã qua đi, có một sự thật là điện toán đám mây vẫn là lĩnh vực có giá trị, khi có tỷ lệ khối lượng công việc khổng lồ có thể được chuyển sang những đám mây này”, Bob O’Donnell, nhà phân tích tại TECHnalysis Research cho hay.

Microsoft cho biết, mức tăng trưởng của mảng kinh doanh đám mây Azure đạt 27% trong quý gần nhất, đánh bại dự phóng 26,6% của 23 nhà phân tích được thăm dò bởi Visible Alpha.

Theo Refinitiv, doanh thu quý I của Microsoft đã tăng 7%, đạt mức 52,9 tỷ USD, vượt kỳ vọng 51,02 tỷ USD của giới quan sát.

CEO Satya Nadella thông tin với các nhà đầu tư tại buổi báo cáo kết quả kinh doanh rằng, công ty đang có hơn 2.500 khách hàng sử dụng dịch vụ Azure - OpenAI và cho biết, AI đã được tích hợp vào nhiều loại sản phẩm của công ty. Microsoft đã liên tục thúc đẩy “cuộc cách mạng” AI và gần đây thông báo sẽ đưa ChatGPT vào các chương trình Excel, Word và Outlook mang tính biểu tượng của mình.

Chẳng hạn như Bing, đối thủ lâu năm của công cụ tìm kiếm Google, đã đạt 100 triệu người dùng hàng ngày, cùng số lượt tải xuống tăng vọt sau khi được bổ sung tính năng trí tuệ nhân tạo.

Ngoài ra, phân khúc năng suất văn phòng, gồm phần mềm Office và doanh số quảng cáo cho trang mạng xã hội việc làm Linkedln cũng đánh bại kỳ vọng với doanh thu 17,5 tỷ USD so với ước tính 16,99 tỷ USD.

Cổ phiếu của Microsoft cũng bật tăng mạnh 4,6%, sau báo cáo kinh doanh tăng 7% so với cùng kỳ năm 2022, nhờ động lực mạnh mẽ từ mảng điện toán đám mây.

Hà Anh (t/h)

Tin bài khác
Stavian Hóa chất thăng hạng Top 15 nhà phân phối hóa chất lớn nhất thế giới

Stavian Hóa chất thăng hạng Top 15 nhà phân phối hóa chất lớn nhất thế giới

Stavian Hóa chất thăng hạng lên Top 15 toàn cầu theo ICIS 2025, khẳng định vị thế doanh nghiệp Việt trên bản đồ hóa chất quốc tế.
TSG Petro khánh thành nhà máy hóa dầu quốc tế tại Long An, công suất 100 triệu lít/năm

TSG Petro khánh thành nhà máy hóa dầu quốc tế tại Long An, công suất 100 triệu lít/năm

TSG Petro chính thức khánh thành nhà máy hóa dầu công suất 100 triệu lít/năm tại Long An, hướng đến sản xuất dầu nhớt và hóa chất kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế.
Nguồn tiền của chuỗi cho vay cầm đồ F88 đến từ đâu?

Nguồn tiền của chuỗi cho vay cầm đồ F88 đến từ đâu?

Bản chất, F88 huy động vốn từ trái phiếu (không tài sản đảm bảo) và vay từ các tổ chức nước ngoài bằng đồng USD với lãi suất 10,5% - 15%/năm, từ đó dùng khoản tiền này để cho các cá nhân vay cầm cố tài sản với lãi suất cao hơn. Năm vừa rồi, công ty thoát lỗ nhờ tiền lãi phạt hợp đồng và thu từ các khoản cho vay đã xử lý rủi ro, từ đó xoá được lỗ luỹ kế.
Cổ phiếu KPF bị hủy niêm yết bắt buộc: Hệ quả của sai phạm và chuỗi dài sa sút?

Cổ phiếu KPF bị hủy niêm yết bắt buộc: Hệ quả của sai phạm và chuỗi dài sa sút?

Ngày 12/6/2025, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã ban hành văn bản số 911/SGDHCM-NY thông báo về việc hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu KPF của Công ty Cổ phần Đầu tư Tài sản Koji.
Giữa "cơn bão" quét thuốc giả: Nhìn lại cuộc đua của 3 chuỗi dược phẩm Long Châu, Pharmacity và An Khang

Giữa "cơn bão" quét thuốc giả: Nhìn lại cuộc đua của 3 chuỗi dược phẩm Long Châu, Pharmacity và An Khang

Dù gia nhập thị trường sớm hơn nhưng Pharmacity đang dần để vụt mất cơ hội chiếm lĩnh thị trường bán lẻ dược phẩm về tay Long Châu. Trong khi đó, An Khang vẫn đang "loay hoay" tìm đường sau chuỗi ngày thua lỗ. Các công ty này được cho là đang đứng trước "cơ hội vàng" trong ngành dược phẩm đầy tiềm năng được định giá hàng tỷ USD.
Mất "gà đẻ trứng vàng", Saigon Water quay lại vòng xoáy thua lỗ

Mất "gà đẻ trứng vàng", Saigon Water quay lại vòng xoáy thua lỗ

Năm 2025, với việc thu không bù đủ chi, cộng thêm không còn "gà đẻ trứng vàng" từ Nhà máy nước Tân Hiệp 2, Saigon Water dự kiến quay lại vòng xoáy thua lỗ. Mặt khác, dù đang có khoản nợ cả nghìn tỷ đồng, nhưng vẫn sẵn sàng tăng cho vay các bên với lãi suất 8,5 - 11%/năm, không kèm tài sản đảm bảo.
LocknLock tổ chức sự kiện Brand Day 2025: Kích cầu tiêu dùng

LocknLock tổ chức sự kiện Brand Day 2025: Kích cầu tiêu dùng

LocknLock tại Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An vừa công bố tổ chức sự kiện khuyến mãi lớn nhất mùa hè mang tên LocknLock Brand Day 2025 diễn ra từ ngày 20 - 22/6/2025.
Cách Tập đoàn Thái Lan thống lĩnh ngành nhựa từ thượng nguồn đến hạ nguồn tại Việt Nam

Cách Tập đoàn Thái Lan thống lĩnh ngành nhựa từ thượng nguồn đến hạ nguồn tại Việt Nam

SCG Group dường như đang cho thấy rõ tham vọng nắm quyền chủ chốt tại ngành nhựa Việt Nam. Trong suốt nhiều năm qua, tập đoàn Thái Lan này đã thực hiện thành công nhiều thương vụ M&A các doanh nghiệp ngành nhựa nội địa và thành công khép kín ngành sản xuất từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn tại Việt Nam.
Giật mình vốn điều lệ Mekolor khi đề nghị bỏ 100 tỉ USD làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Giật mình vốn điều lệ Mekolor khi đề nghị bỏ 100 tỉ USD làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Liên danh Công ty CP Mekolor và đối tác tự nhận là “Great USA International Capital” (Mỹ) vừa gây xôn xao dư luận khi đệ trình đề xuất đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn lên đến 100 tỉ USD.
Thế khó của Hoa Sen Group - doanh nghiệp đứng đầu thị phần tôn mạ Việt Nam

Thế khó của Hoa Sen Group - doanh nghiệp đứng đầu thị phần tôn mạ Việt Nam

Tập đoàn Hoa Sen nói riêng và ngành thép nói chung đang đối diện với khó khăn trong hoạt động xuất khẩu tôn thép do xu hướng bảo hộ thương mại ở nhiều quốc gia. Ngay tại thị trường nội địa, nhu cầu tiêu thụ cũng rất thấp, trong khi nguồn cung dư thừa nên các doanh nghiệp đang phải cạnh tranh nhau gay gắt.
Địa ốc Hoàng Quân thay CEO giữa lúc “ngổn ngang” áp lực tài chính

Địa ốc Hoàng Quân thay CEO giữa lúc “ngổn ngang” áp lực tài chính

Quyết định thay Tổng Giám đốc được Địa ốc Hoàng Quân công bố trong bối cảnh doanh nghiệp này đang đối diện với nhiều thách thức lớn về hiệu quả kinh doanh, áp lực tài chính cũng như bài toán triển khai các dự án nhà ở xã hội – lĩnh vực vốn là “danh xưng” gắn liền với thương hiệu Hoàng Quân hơn một thập kỷ qua.
Digiworld chính thức trở thành nhà phân phối các sản phẩm điện máy Hòa Phát và Funiki trên toàn quốc

Digiworld chính thức trở thành nhà phân phối các sản phẩm điện máy Hòa Phát và Funiki trên toàn quốc

Công ty CP thế giới số và CTCP Điện máy gia dụng Hòa Phát Hà Nam đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược và phân phối các sản phẩm điện máy gia dụng mang thương hiệu Hòa Phát và Funiki.
Bamboo Capital đối mặt rủi ro sau loạt vi phạm công bố thông tin?

Bamboo Capital đối mặt rủi ro sau loạt vi phạm công bố thông tin?

Nếu không có giải pháp quyết liệt và rõ ràng trong thời gian tới, Bamboo Capital có thể đối mặt với nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến vị thế doanh nghiệp trên thị trường vốn.
Chiến lược nào để Tập đoàn Aeon thần tốc xây dựng được các trung tâm thương mại tại Việt Nam?

Chiến lược nào để Tập đoàn Aeon thần tốc xây dựng được các trung tâm thương mại tại Việt Nam?

Sau hơn 10 năm, Aeon đã rót khoảng 1,5 tỷ USD vào Việt Nam và dự kiến con số này sẽ tiếp tục được tăng lên. Để rút ngắn thời gian, thủ tục, trong hơn 1 thập kỉ qua, tập đoàn bán lẻ Nhật Bản chọn nước đi khéo léo đó là bắt tay với doanh nghiệp nội địa để nhận chuyển nhượng dự án, từ đó có các khu đất đắc địa, hấp dẫn.
PNJ đạt doanh thu hơn cả tỷ USD mỗi năm từ bán vàng, trang sức

PNJ đạt doanh thu hơn cả tỷ USD mỗi năm từ bán vàng, trang sức

Doanh thu bán vàng, trang sức của PNJ liên tục tăng trưởng sau khi lên sàn chứng khoán, với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) trong 5 năm đạt 21,2%. Năm ngoái, PNJ đạt doanh thu kỷ lục với 38.232 tỷ đồng (gần 1,5 tỷ USD) trong bối cảnh giá vàng nổi sóng và có tới 21 lần lập đỉnh.