
Mali tạm dừng xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực vì lý do chủ quan
Mali - quốc gia ở Tây Phi đã phải dừng xuất khẩu gạo, ngô, hạt bông, khô dầu bông, kê và lúa miến để bảo đảm cung ứng đủ thực phẩm trong nước do giá cả leo thang và tình hình bất ổn về an ninh, chính trị nước này.

Cụ thể, ông Mohamed Ould Mahmoud - Bộ trưởng Công Thương nước này vừa qua đã ban hành quyết định tạm ngừng xuất khẩu gạo, ngô, hạt bông, khô dầu bông, kê và lúa miến để bảo đảm nguồn cung đam bảo cho nhu cầu thực phẩm của Mali. Ông này cho biết thêm rằng, quyết định này được đưa ra mục đích phòng ngừa cuộc khủng hoảng ngũ cốc đang diễn ra trên thị trường thế giới và để bảo vệ sản xuất trong nước cũng như dân chúng cả nước tại Mali.
Các nguyên nhân được giới chuyên môn đánh giá là ảnh hưởng tới việc ra quyết định này của chính phủ Mali bao gồm giá thực phẩm có thể tăng 30-40% tại khu vực Tây Phi và sự bất ổn về an ninh, chính trị tại Mali cũng làm cho vấn đề cung ứng hàng hóa nói chung trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Theo tổng hợp, Mali có nền kinh tế mở, trong đó ngoại thương chiếm 58% GDP, với mục tiêu chính trong năm nay và các năm tới là tiếp tục thực hiện chương trình điều chỉnh cơ cấu theo khuyến nghị của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm đa dạng hóa nền kinh tế và ngoại thương. Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu của Mali tương đối thấp (trung bình khoảng 10%) và có rất ít trở ngại về pháp lý hay pháp quy đối với hoạt động thương mại.
GIới chuyên môn nước này cho biết kim ngạch xuất khẩu của nước này chỉ đạt hơn 3,900 tỷ USD vào năm ngoái, giảm gần 17% và kim ngạch nhập khẩu đạt gần 4,880 tỷ USD, hơn giảm 3% so với năm 2019. Lý do chủ yếu đẫn đến hiện trạng trên là ảnh hưởng của Đại dịch. Năm nay, giới chuyên môn Mali dự báo kim ngạch xuất khẩu của nước này sẽ tăng hơn 16,5% và nhập khẩu tăng gần 12%.
Cơ cấu xuất khẩu của Mali chủ yếu là vàng, chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu; bông, động vật sống và phân bón. Các đối tác xuất khẩu chính của Mali là Thụy Sỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Băng-la-đét.
Cuối cùng, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Mali chỉ đạt hơn 13 triệu USD, còn khiêm tốn và đã giảm mạnh so với năm ngoái (38,9 triệu USD năm 2019) do ảnh hưởng của lệnh cấm vận kinh tế của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đối với nước này cũng như các động của Đại dich. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Mali bao gồm dầu thô, xi măng, hải sản, hạt tiêu, sản phẩm chất dẻo.
Các doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm trên của Việt Nam sang Mali cần cập nhật tình hình chính trị, an ninh của quốc gia này cũng như các chính sách như trên để có biện pháp điều chỉnh kịp thời và phù hợp với thời điểm nhạy cảm này.
Bảo Thu
- Thị trường bất động sản cần thay đổi thói quen để phát triển bền vững hơn
- Hermes thu lợi nhuận cao từ những chiếc túi được cho là kênh đầu tư hấp dẫn hơn vàng
- Thủ tướng: Thị trường chứng khoán thanh khoản tốt, "tăng dần đều" và lành mạnh hơn
- Quy định hạn chế 'vốn mỏng' chưa hợp lý, tác động tiêu cực doanh nghiệp Việt
- Người lao động làm việc ở nước ngoài góp phần phát triển kinh tế và quảng bá hình ảnh giá trị tốt đẹp của đất nước
Cùng chuyên mục


Các nhà sản xuất ô tô Đức bắt tay xây dựng mạng lưới sạc nhanh ở Trung Quốc

Các thỏa thuận trị giá hơn 8,27 tỷ USD được ký kết tại hội chợ vận tải quốc tế

Bình Dương: Khai mạc Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Châu Á 2023

Thái Bình Homecoming Day 2023: Hội chợ quốc tế đặc sắc với 220 doanh nghiệp tham gia từ những thương hiệu lớn Hàn Quốc và Việt Nam

Hòa Bình: Xúc tiến đầu tư, kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
-
Ông Thomas Krause: Áp dụng kinh tế tuần hoàn cho nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ để hướng tới phát triển đô thị bền vững
-
TS. Cấn Văn Lực: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã phục hồi dù vẫn còn rào cản
-
Tối ưu hóa quá trình khử cacbon trong các tòa nhà đóng vai trò quan trọng để đạt được mục tiêu net-zero
-
TS. Trần Xuân Lượng: Chưa thông qua Luật Đất đai vì cần thời gian để thống nhất một số nội dung
-
Nghị quyết 41 - Khơi khát vọng phồn vinh. Bài IV: Những nhiệm vụ đặt ra về xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam thời kỳ mới