
Lưu ý Indonesia ấn định giá dầu ăn
Theo đó, từ 0 giờ ngày 19/1, giá mặt hàng thiết yếu này được ấn định ở mức 14.000 rupiah (gần 1USD) mỗi lít.

Bộ trưởng Thương mại Indonesia Muhammad Lutfi cho biết chính phủ nước này bắt đầu thực hiện chính sách một giá đối với dầu ăn.
Theo đó, từ 0 giờ ngày 19/1, giá mặt hàng thiết yếu này được ấn định ở mức 14.000 rupiah (gần 1USD) mỗi lít.
Phát biểu họp báo ngày 18/1, Bộ trưởng Lutfi cho biết mức giá này được áp dụng đối với tất cả các loại dầu ăn đóng gói, từ cao cấp đến loại đóng gói đơn giản, để tiêu thụ trong các hộ gia đình, cũng như tại các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Trong giai đoạn đầu, mức giá trên sẽ được áp dụng đối với các sản phẩm dầu ăn được bán trong cửa hàng bán lẻ hiện đại, hoặc các thành viên thuộc Hiệp hội doanh nhân bán lẻ Indonesia (Aprindo). Đối với dầu ăn bán tại các khu chợ, chính sách một giá sẽ được triển khai chậm nhất vào tuần sau.
Trước đó hôm 3/1, Tổng thống Joko Widodo (Jokowi) đã thúc giục Bộ trưởng Thương mại Muhammad Lutfi và các quan chức Bộ này đảm bảo ổn định giá dầu ăn trong nước và sinh kế của người dân sau khi giá cả mặt hàng này tăng vọt theo xu hướng của thị trường xuất khẩu dầu cọ thô thế giới.
Tổng thống Jokowi đề nghị Bộ trưởng Lutfi thực hiện một số biện pháp, trong đó có việc can thiệp vào thị trường nếu cần, nhằm duy trì giá dầu ăn ở mức phải chăng, đồng thời yêu cầu các công ty tư nhân, doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực khai khoáng, nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên ưu tiên đáp ứng nhu cầu trong nước trước khi xuất khẩu sản phẩm của mình.
Theo nhà lãnh đạo này, chỉ thị của mình phù hợp với Điều 33 Hiến pháp năm 1945, trong đó quy định rằng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia do nhà nước kiểm soát cần được khai thác vì lợi ích của nhân dân.
Khảo sát của Trung tâm thông tin giá thực phẩm chiến lược quốc gia cho thấy giá hai sản phẩm dầu ăn có thương hiệu tại Indonesia đã tăng lên mức 20.200 rupiah (1,41 USD) và 20.400 rupiah (1,42 USD) mỗi lít, trong khi dầu ăn đóng gói lớn được bán với giá 18.500 rupiah (1,29 USD) mỗi lít. Trong khi đó, giá dầu cọ thô toàn cầu ở mức 1.305 USD/tấn, tăng 27,17% so với đầu năm.
Trong một nỗ lực bình ổn giá dầu ăn, ngày 5/1, Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Airlangga Hartarto cho biết Chính phủ sẽ phân bổ 3.600 tỷ rupiah từ ngân sách nhà nước để trợ giá cho dầu ăn đóng gói trong 6 tháng tới nhằm đảm bảo duy trì giá cả mặt hàng này ở mức 14.000 rupiah mỗi lít.
Hà Anh
- Giảm giới hạn về sở hữu của cổ đông nhằm hạn chế việc thao túng, sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng
- Sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng trong năm 2023: Tình trạng “kêu cứu”
- Dòng tiền khó khăn và nguy cơ bị thâu tóm của các doanh nghiệp tại Việt Nam
- Gần 900 doanh nghiệp tham gia Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới tại thành phố Hồ Chí Minh
- Việt Nam đang gặt hái những lợi ích từ sự phát triển của thương mại điện tử
Cùng chuyên mục


Vải thiều Thanh Hà, Hải Dương xuất khẩu đi Nhật Bản, Mỹ, Australia, châu Âu

Hội chợ VIIS 2023: Thiết lập chuỗi cung ứng bền vững cho công nghiệp Việt Nam

Đoàn công tác Trung tâm hợp tác Môi trường Việt Hàn làm việc với UBND tỉnh Bắc Giang

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2023

Chính sách ngoại thương 2023 của Ấn Độ: Các doanh nghiệp Việt Nam có thể hưởng lợi gì?
-
Thạc sĩ Hà Quách: Sao Michelin kiếm không dễ mà giữ càng khó
-
Xử lý DNNN kém hiệu quả cần rành mạch hóa nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ thị trường
-
Triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo tính chính xác của báo cáo tài chính
-
Coi trọng tiếng nói của doanh nghiệp trong xây dựng chính sách
-
3 nhóm hành vi sai phạm của nhân sự cấp cao doanh nghiệp thường mắc phải