Long An: Phúc Land “phân lô” cả cánh đồng lúa bán cho khách hàng?

11:20 11/01/2021

Thời gian vừa qua, hàng loạt dự án giao thông theo diện liên kết vùng giữa Long An và TP.HCM cũng như các tỉnh lân cận ngày càng được nâng cấp, phát triển mạnh mẽ.

Giới phân tích thị trường bất động sản cho rằng, đây chính là chìa khóa mở cửa cho bất động sản Long An vươn xa theo tầm cao mới. 

Hạ tầng mở lối

Xác định hệ thống giao thông có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhiều năm qua, tỉnh Long An tập trung các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tại địa phương.

Đến nay, hệ thống giao thông của tỉnh đã phát triển tương đối đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc kết nối với Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khác; kết nối với hệ thông cảng biển. Từ đó, không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà còn trở thành đòn bẩy cho sự phát triển của thị trường bất động sản.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, theo đề án Quy hoạch vùng TP.HCM thì 4 huyện Bến Lức, Cần Giuộc,Cần Đước, Đức Hòa của Long An sẽ là đô thị vệ tinh của TP.HCM.

Các dự án hạ tầng lớn kết nối Long An với vùng lõi đô thị TP.HCM đang phát triển mạnh mẽ. Có thể kể đến như dự án mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Tạo thành đường 6 làn xe thông với khu công nghiệp Long Hậu. Tuyến Metro số 4 nối quận 12, Tân Bình, Phú Nhuận, quận 1, quận 4, quận 7 và khu đô thị - cảng Hiệp Phước.

Thêm vào đó, tuyến đường Lê Văn Lương sẽ được mở rộng 30m trong thời gian sắp tới để nối quận 7 và Cần Giuộc, nâng cấp và mở rộng quốc lộ 22, Tỉnh lộ 830, Tỉnh lộ 824, Tỉnh lộ 9... đi qua các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc.

Đặc biệt, ngoài tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương đã kết nối xuyên suốt với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thông qua đại lộ Võ Văn Kiệt và Đại lộ Nguyễn Văn Linh, trong năm 2021 tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đi qua các huyện Bến Lức, Cần Giuộc (Long An), huyện Bình Chánh, Cần Giờ (TP.HCM) và huyện Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) thông xe sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ rút ngắn thời gian rất nhiều.

Đó là chưa kể đường Vành đai 4 đoạn Bến Lức - Hiệp Phước có tổng chiều dài khoảng 35,8km cũng đang được triển khai. Tuyến đường này sẽ giảm tải cho nội thành TP.HCM và là tuyến đường huyết mạch trung chuyển hàng hóa đi cảng Hiệp Phước.

 

 

Dự án đường Vành đai 4 đoạn qua Bến Lức – Hiệp Phước.

Dự án đường Vành đai 4 (TP HCM) kết nối giao thông từ TP HCM - Long An sẽ có điểm đầu ở nút giao Bến Lức điểm cuối kết nối với khu quy hoạch cảng Hiệp Phước. Chiều dài toàn tuyến khoảng 35,8km, đi qua các địa phương gồm tỉnh Long An dài 32km (huyện Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc), TP HCM dài 3,8km đi qua huyện Nhà Bè.

Sau khi hoàn thành tuyến đường sẽ có 8 làn xe cao tốc, 4 làn đường đô thị và vỉa hè hai bên, bề rộng 74,5m. Trên tuyến có 10 cầu vượt sông và 1 cầu vượt nút giao tại nút giao QL1. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 6.707 tỷ đồng. 

Vai trò của dự án đường Vành đai 4

Sau khi hình thành, tuyến đường này có vai trò tiếp nhận và giải tỏa lưu lượng giao thông từ miền Tây Nam bộ, giảm tải và hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường nội đô TP HCM.

Ngoài ra, tuyến đường cũng tạo điều kiện thuận lợi kết nối các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối khu vực đồng bằng sông Cửu Long với khu vực miền Đông Nam bộ với khu cảng Hiệp Phước, cảng Long An góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện phát triển dịch vụ cảng.

Tiết kiệm thời gian, chi phí: Nhờ sự xuất hiện của đường Vành đai 4 quãng đường lưu thông đến các khu vực nội bộ Bình Dương, TP.HCM, cảng Cát Lái, sân bay Long Thành, Long An được rút ngắn.

Hòa nhập Quốc tế chính là mục tiêu chiến lược của đường Vành đai 4, do tuyến đường này kết nối thẳng với cảng Cát Lái, sân bay Long Thành lại là trung tâm trung chuyển hàng hóa của miền Nam.

Vành đai 4 là một tuyến đường có quy mô Quốc gia. Khi đi vào hoạt động, các dịch vụ ăn theo sẽ phát triển rầm rộ tạo thành một dải đất sầm uất, náo nhiệt nối liền với TP HCM. Sự phát triển nhà cửa, kinh tế ở khu vực hai bên đường Vành đai 4 kéo theo tác động kinh tế ở vùng phụ cận. Nhờ vậy, không chỉ mặt tiền hưởng lợi mà các vùng nằm sâu phía trong mà còn kích thích giá trị bất động sản ngày càng tăng cao. 

Sức bật đến từ bài toán liên kết vùng

Đặc biệt, trong bản Quyết định phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Long An đến năm 2030, hạ tầng giao thông được xếp vào danh mục các dự án ưu tiên phát triển để kết nối các đô thị trên địa bàn tỉnh theo các giai đoạn và nguồn lực thực hiện cụ thể là: Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối đô thị phục vụ cho phát triển nâng cấp đô thị.

UBND tỉnh Long An cho biết, giai đoạn 2021-2025, tỉnh sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực nhằm phát triển đồng bộ hệ thống giao thông tại các huyện vùng kinh tế trọng điểm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Từ giai đoạn 2018-2020 khoảng 16.416 tỷ đồng.Trong đó vốn đầu tư nâng cấp phát triển đô thị: Khoảng 11.013 tỷ đồng; vốn đầu tư hạ tầng khung đô thị khoảng 10.403 tỷ đồng. Giai đoạn 2026-2030 khoảng 11.738 tỷ đồng và vốn đầu tư nâng cấp phát triển đô thị: Khoảng 4.491 tỷ đồng; vốn đầu tư hạ tầng khung đô thị: Khoảng 7.247 tỷ đồng.

Dự kiến, giai đoạn 2021-2025, Long An sẽ đầu tư xây dựng 8 công trình giao thông với tổng số vốn hơn 13.000 tỷ đồng. Cụ thể, vốn huy động từ doanh nghiệp hơn 11.600 tỷ đồng, vốn ngân sách Nhà nước hơn 1.400 tỷ đồng. Trong đó, có nhiều công trình lớn, giữ vị trí quan trọng trong việc tạo sự kết nối từ các khu, cụm công nghiệp đến TPHCM, cảng quốc tế Long An như đường Tân Tập- Long Hậu, đường Lương Hòa- Bình Chánh, trục động lực Đức Hòa…

Sau khi đi vào hoạt động, dự án này sẽ kết nối đồng bộ từ các khu vực trên địa bàn huyện Cần Giuộc, Cần Đước (Long An) đến TPHCM qua đường Vành đai 4, Quốc lộ 50; kết nối các khu, cụm công nghiệp đến Cảng quốc tế Long An.

Đặc biệt, chỉ trong 3 năm từ 2017 tới 2020 hạ tầng giao thông của khu Tây ngày càng hoàn thiện với sự kết nối của các công trình giao thông trọng điểm như Quốc lộ 1A, tỉnh lộ 10, Quốc lộ 50, cao tốc TP.HCM - Trung Lương, cầu vượt An Sương, các tuyến cao tốc 10 tỷ USD TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) và TP.HCM - Cần Thơ, các tuyến Metro số 3A (Bến Thành - Tân Kiên), số 5 (ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn).

Cao tốc TP.HCM - Trung Lương  góp phần to lớn trong viêc giải quyết các vấn đề ùn tắc giao thông. 

Trong văn bản điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Long An nằm trong trục phát triển phía Tây của TP.HCM và đây sẽ là khu đô thị sinh thái, đòn bẩy cho TP.HCM. Tỉnh này sẽ là một không gian vùng mở rộng, với hướng phát triển nơi đây thành tiểu vùng kinh tế của  TP.HCM.

Theo quy hoạch mới, khu đô thị Đức Hòa sẽ là đô thị loại III, là trung tâm hành chính - chính trị, thương mại, dịch vụ của huyện Đức Hòa, trung tâm thương mại, dịch vụ, giáo dục - đào tạo cấp vùng, trung tâm công nghiệp tại khu vực Tây Bắc với đường Vành đai 4 chạy xuyên qua, nối 2 khu Tây Bắc và Tây Nam của TP.HCM với nhau.

TP. Tân An sẽ là đô thị loại II với việc trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ, y tế, thể thao, giải trí cấp vùng phía tây Nam của TP.HCM. Các huyện còn lại của tỉnh Long An sẽ có nhiệm vụ xây dựng hành lang xanh của khu vực quanh TP.HCM.

Khu đô thị Bến Lức sẽ là trung tâm hành chính - chính trị, thương mại, dịch vụ của huyện Bến Lức, trung tâm giáo dục - đào tạo, trung tâm y tế, thể thao, thương mại, dịch vụ và công nghiệp cấp vùng. Trong khi đô thị Cần Giuộc, Cần Đước sẽ là khu đô thị mang trọng trách xây dựng dịch vụ vui chơi giải trí cấp vùng.

Theo đó, khu trung tâm TP. Tân An sẽ chú trọng phát triển những khu đô thị hạng sang, các khu Bến Lức, Đức Hòa, Cần Giuộc,Cần Đước sẽ phát triển những dự án bất động sản trung cấp, phục vụ người lao động tại các khu công nghiệp.

Sau khi bản quy hoạch vùng được phê duyệt, hiện nay, Long An có nhiều lợi thế về bất động sản và hướng phát triển thị trường cũng đã được định hình rõ nét, được đánh giá có lợi thế hơn các khu vực lân cận khác, đó là quỹ đất khá rộng, với 3 mặt giáp TP.HCM. Nơi đây cũng tập trung nhiều chủ đầu tư bất động sản lớn như Trần Anh Group, Cát Tường Group, Thắng Lợi Group,Phuc Land Group… Bên cạnh đó, thị trường này cũng có lợi thế lớn về bất động sản công nghiệp với hơn 100 khu, cụm công nghiệp đang hoạt động.

Đặc biệt, cuối năm 2020 thị trường Long An đang ghi nhận thêm sự xuất hiện của dự án khu đô thị Long Cang Riverpark do công ty Địa ốc Phuc Land hợp tác đầu tư và phát triển. Đây là dự án thu hút sự quan tâm cũng như săn đón của nhiều nhà đầu tư trong suốt thời gian qua. 

                        Dự án Long Cang Riverpark do công ty Địa ốc Phuc Land làm chủ đầu tư. 

Theo tìm hiểu của phóng viên, dự án tọa lạc hai mặt tiền đại lộ Nguyễn Trung Trực và Tỉnh lộ 833B với quy mô 10,6ha nằm ở trung tâm cụm khu công nghiệp (KCN) lớn cửa Tây sầm uất như KCN Thuận Đạo, KCN Cầu Tràm, KCN Vĩnh Lộc 2, KCN Phúc Long,…mở ra cơ hội đón sóng đầu tư KCN và bất động sản cho thuê trong tương lai.

Ông Châu cho rằng, trong thời gian tới, các huyện Thủ Thừa, Cần Giuộc, Cần Đước, Tân An, Đức Hòa… sẽ là những đô thị vệ tinh của TP.HCM. Giao thông thuận tiện, tiện ích dịch vụ phát triển, giá cả hợp lý, thì bất động sản Long An sẽ đang thu hút nhà đầu tư lẫn khách mua để sinh sống. Đặc biệt, hiện giá bất động sản tại đây đang thấp hơn các địa phương trong khu vực nên sẽ là điểm sáng của thị trường bất động sản phía Nam trong năm 2021.

Để tìm hiểu rõ hơn về thông tin của dự án Long Cang River Park, xin vui lòng liên hệ chủ đầu tư dự án Long Cang River Park chính thức tại website www.diaocphucland.vn

Trường hợp bạn muốn nhận bản đầy đủ, vui lòng liên hệ hotline hoặc để lại thông tin bên dưới, phòng marketing – chủ đầu tư địa ốc Phuc Land sẽ giải đáp thắc mắc cho các quý khách hàng.

 PV