Trong đó, một số chỉ tiêu vượt kế hoạch như: sản lượng lương thực bình quân (112%KH), tỷ lệ hộ gia đình thu gom, xử lý rác sinh hoạt tại chỗ đúng qui định (193%KH), tỷ lệ hộ nghèo (220%KH), giải quyết việc làm (140%KH), tỷ suất sinh thô bình quân (215%KH); tuyển quân (100% KH)…
Nổi bật là ở khu vực Nông - Lâm - Thủy sản, ước cuối năm 2024, khu vực Nông - Lâm - Thủy sản đạt 4.264/4.170 tỷ đồng, đạt 102,3% kế hoạch (tăng 3,74% so với năm 2023). Công tác quản lý mã số vùng trồng trên địa bàn huyện trong năm 2024, thực hiện cấp 08 mã vùng trồng nội địa, lũy kế toàn huyện có 10 mã số vùng trồng nội địa cho cây lúa, mít, khoai mỡ với diện tích 189,6 ha tại các xã Kiến Bình, Bắc Hòa, Hậu Thạnh Đông, Tân Ninh, Nhơn Hòa Lập, Tân Thành, Hậu Thạnh Tây, Tân Hòa. Lũy kế, toàn huyện có 05 mã số vùng trồng xuất khẩu với diện tích 114,86 ha, góp phần quảng bá, nâng cao giá trị nông sản của huyện.
Tân Thạnh phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025 |
Công tác xây dựng nông thôn mới hiện 12/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 100% và 04/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt tỷ lệ 33,3%. Thực hiện cơ bản hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới. Hoàn chỉnh hồ sơ công nhận huyện Tân Thạnh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 gửi UBND tỉnh thẩm tra, xét công nhận.
Bên cạnh đó, huyện cũng đề nghị công nhận sản phẩm OCOP đối với 04 sản phẩm tại các xã: Hậu Thạnh Đông, Tân Hòa, Nhơn Ninh, Tân Ninh. UBND huyện đã quyết định và cấp giấy chứng nhận 02 sản phẩm là nước mắm cá đồng (nước chấm) Phú Hương của Cơ sở sản xuất nước mắm cá đồng (nước chấm) Phú Hương, xã Tân Hòa và sản phẩm Gà bó chay của Cơ sở sản xuất thực phẩm chay Nguyễn Tài, xã Hậu Thạnh Đông đạt hạng 3 sao, đạt 50% kế hoạch. Lũy kế, toàn huyện có 10 sản phẩm OCOP được công nhận đạt chất lượng 03 sao.
Đối với khu vực Thương mại - dịch vụ ước cuối năm 2024, đạt 1.102/1070 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch (tăng 8,05% so với năm 2023).
Theo ông Lê Phước Vẹn - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Thạnh thì huyện vẫn tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện, kiểm tra, nắm tình hình kinh doanh tại 07 chợ truyền thống và 02 cửa hàng tiện ích trên địa bàn huyện, luôn theo dõi tình hình giá cả thị trường các mặt hàng nhu yếu phẩm trên địa bàn huyện. Công tác xúc tiến thương mại, trong năm đã tiếp nhận 02 Hội chợ thương mại (01 thị trấn Tân Thạnh; 01 Hậu Thạnh Đông). Qua đó, góp phần thúc đẩy tăng trưởng khu vực thương mại, kết nối thương mại. Triển khai các chính sách khuyến công hỗ trợ hỗ trợ máy móc, thiết bị tiên tiến trong sản xuất nấm và hạt sen cho 02 cơ sở (HKD nấm Thanh Nhàn; HTX dịch vụ nông nghiệp sen Hải Nhơn) với kinh phí khoảng 150 triệu/cơ sở.
UBND huyện cũng đã ký kết với chi nhánh Viettel Long An về về thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số năm 2024, đồng thời triển khai các dịch vụ của Viettel trong tham gia Chuyển đổi số trên địa bàn huyện. Tỷ lệ hồ sơ đã giải quyết qua hệ thống một cửa đúng hạn, đạt tỷ lệ 99%, văn bản đi có ký số đạt 100%, sử dụng hộp thư điện tử của tỉnh đạt 100%. Trang thông tin điện tử huyện kịp thời cập nhật thông tin, sự kiện theo quy định, đã đăng 534 tin, bài với 1.194 hình ảnh.
Ban hành Kế hoạch triển khai Đề án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2024, tập trung giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trong năm đã đưa 29 lao động đi làm việc ở nước ngoài, giải quyết việc làm cho 2.811 lao động và mở 07 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn (nấu ăn, kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng mít), có 185 học viên tham dự. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65,2%, đạt chỉ tiêu kế hoạch. Giảm 132/60 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 220%.
Ngoài ra, huyện cũng tổ chức tập huấn hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 theo Thông tư số 11/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/6/2022 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Tân Thạnh, năm 2024 xây dựng mới (mô hình nhân rộng) 76 mô hình lúa ứng dụng công nghệ cao. |
Ở các Chương trình đột phá Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ X huyện đã phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hiệu quả gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thích ứng với biến đổi khí hậu, kết quả năm 2024 xây dựng mới (mô hình nhân rộng) 76 mô hình lúa ứng dụng công nghệ cao với diện tích 5.230,3/2.750 ha, đạt 190,2% kế hoạch, thực hiện duy trì 47 mô hình đã xây dựng năm 2023 với diện tích 4.906,5/2.504 ha, đạt 195,93%. Hoàn thành thực hiện quy hoạch công nghiệp, thương mại, dịch vụ dọc theo trục Quốc lộ 62 và N2.
Các công trình trọng điểm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng Công trình nhựa hóa tuyến bờ Đông Cà Nhíp (công trình nâng cấp mở rộng đê dọc kênh Cà Nhíp huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An).
Theo đó, năm 2025, huyện Tân Thạnh tập trung triển khai thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” trên địa bàn huyện Tân Thạnh năm 2024 - 2025. Ưu tiên, tạo điều kiện cho các hợp tác xã tham gia vào hoạt động kinh tế của địa phương, giúp hợp tác xã tiếp cận các chính sách hỗ trợ từ các chương trình, dự án; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ quản lý hợp tác xã. Tranh thủ các nguồn hỗ trợ từ cấp trên và kết hợp với nguồn ngân sách huyện xây dựng kế hoạch hỗ trợ hợp tác xã, trong đó quan tâm ưu tiên các mô hình sản xuất hiệu quả phù hợp với định hướng của huyện như: hợp tác xã chanh, hợp tác xã quản lý trạm bơm điện, hợp tác xã sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao…