Thứ bảy 16/11/2024 11:40
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Lời giải cho thanh toán không dùng tiền mặt ở vùng sâu, vùng xa

17/04/2022 21:30
Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta là 21%, thấp hơn mức trung bình 36% của các nước trong khu vực.

Theo Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông nghiệp, nông thôn hiện khoảng 11,49%. Tỷ lệ sử dụng tiền mặt chiếm đa số, trong đó 99% là cho các mặt hàng dưới 100.000 đồng.

Nhận định việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, TS. Đặng Thị Minh Nguyệt, giảng viên Khoa Tài chính Ngân hàng, Đại học Thương mại chỉ rõ hai nguyên nhân chính. Đó là, hệ thống tài chính, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu tập trung ở các trung tâm, thành phố lớn và chưa đến được vùng sâu, vùng xa.

Đánh giá này được củng cố bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hiện số người có tài khoản ngân hàng vãng lai là khoảng 45,8 triệu, tương đương một nửa dân số đất nước. Trong khi, hai dịch vụ không dùng tiền mặt chính ở nước ta hiện nay là ngân hàng điện tử và ví điện tử đều bắt buộc người sử dụng có tài khoản ngân hàng.

Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, nhất là ở khu vực nông thôn.
Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, nhất là ở khu vực nông thôn..

Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn bằng một nửa mức trung bình cả nước (21%), theo khảo sát của Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG ASEAN.

So với mức trung bình của 5 quốc gia khác trong khu vực, là Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, và Campuchia, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam chưa bằng hai phần ba (21% so với 36%).

Trước xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nền kinh tế thị trường, những giao dịch trên phạm vi toàn cầu có giá trị lớn xuất hiện ngày càng nhiều. Do đó, phương thức thanh toán bằng tiền mặt dần không còn phù hợp vì tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định.

Thứ nhất, chi phí cho việc thanh toán của nền kinh tế tăng cao, phát sinh từ khâu phát hành tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước đến vận chuyển, bảo quản, kiểm, đếm tiền của hệ thống ngân hàng, cũng như của các chủ thể tham gia giao dịch thanh toán.

Thứ hai, tính an toàn thấp, nguy cơ rủi ro, mất mát lớn, tốn kém chi phí vận chuyển, khó khăn khi thực hiện thanh toán quốc tế, không bảo đảm an toàn khi số tiền lớn, khoảng cách giao dịch xa.

Thứ ba, các cơ quan quản lý khó xác thực các giao dịch, có thể dẫn đến tình trạng giao dịch khống nhằm mục đích trốn thuế, gian lận thuế của các doanh nghiệp kinh doanh.

Từ những thực tại ấy, TS. Đặng Thị Minh Nguyệt cho rằng, thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam còn nhiều dư địa. Một trong những phương thức ấy là Mobile Money. Đây là kết hợp của tiền điện tử (thẻ trả trước, ví điện tử) và sử dụng nền tảng kỹ thuật di động để thực hiện các giao dịch tài chính, sử dụng cơ sở dữ liệu thuê bao di động để định danh khách hàng.

Người sử dụng dịch vụ Mobile Money có thể thanh toán từ xa thông qua điện thoại di động (tiền điện, tiền nước…), chuyển/nhận tiền (nhận/trả tiền tài chính vi mô, nhận tiền kiều hối hoặc tiền của những người đi làm xa gửi tiền về quê), quản lý và lưu trữ tiền (người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thể lưu tiền trên điện thoại thay vì phải để tiền dưới chiếu hay để tiền trong người).

Mobile Money cũng là lời giải cho những người khó có điều kiện mở tài khoản ngân hàng. Bởi trên nguyên tắc, Mobile Money cung cấp cho khách hàng một tài khoản gắn với thuê bao di động. Tài khoản này tương tự như tài khoản viễn thông nhưng được phép sử dụng để chuyển tiền, thanh toán dịch vụ, hàng hoá hợp pháp.

Bên cạnh đó, Mobile Money còn tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có của các nhà mạng viễn thông nên có phạm vi tiếp cận rộng hơn so với hình thức máy ATM hay các chi nhánh ngân hàng. Đồng thời, Mobile Money không yêu cầu người dùng mở tài khoản ngân hàng mà có thể dùng luôn số thuê bao di động của mình.

Ngày 9/3/2021, Thủ tướng ban hành Quyết định 316/QĐ-TTg phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money).

Trước mắt, 3 nhà mạng lớn là Viettel, Mobifone và Vinaphone được thực hiện thí điểm Mobile Money trong 2 năm. Các trung gian thanh toán, các ví điện tử hay các nhà mạng khác sẽ phải chờ đến khi đánh giá được kết quả của việc thí điểm.

“Phát triển dịch vụ Mobile Money như một xu thế tất yếu của nền kinh tế phát triển. Trong 2 năm thí điểm, các doanh nghiệp được lựa chọn cung cấp cần thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đem đến cho người dân dịch vụ tốt nhất, hướng tới phát triển dịch vụ tài chính toàn diện, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần vào quá trình chuyển đổi số quốc gia ở Việt Nam”, TS. Đặng Thị Minh Nguyệt chia sẻ.

Hoài An

Tin bài khác
Hãy tư duy như người không biết gì về công nghệ số để sử dụng công nghệ số tốt nhất

Hãy tư duy như người không biết gì về công nghệ số để sử dụng công nghệ số tốt nhất

"Hãy tập trung vào các ý tưởng sáng tạo hơn là tập trung vào công nghệ số (CNS). Hãy để câu chuyện CNS cho các doanh nghiệp CNS", theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.
Ứng dụng Sáng kiến Hưng Gia: Hiện đại hoá sinh hoạt dòng họ hiệu quả và thiết thực

Ứng dụng Sáng kiến Hưng Gia: Hiện đại hoá sinh hoạt dòng họ hiệu quả và thiết thực

Ứng dụng Sáng kiến Hưng Gia được xây dựng với khát vọng trở thành nền tảng hàng đầu tại Việt Nam trong việc kết nối, bảo tồn và phát huy giá trị gia đình, dòng họ.
Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số

Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghệ số tác động mạnh mẽ đối với du lịch. Chuyển đổi số ngành du lịch thể hiện qua việc thay đổi cách vận hành truyền thống diễn ra mạnh mẽ.
An toàn thông tin doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số

An toàn thông tin doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ; sự gia tăng của các mối đe dọa an ninh mạng đang đặt ra những thách thức cho các tổ chức và doanh nghiệp.
Tiềm năng của thế giới công nghệ Blockchain và tiền điện tử

Tiềm năng của thế giới công nghệ Blockchain và tiền điện tử

Trên thế giới, thị trường tiền mã hóa có những bước phát triển mạnh mẽ. Tại Việt Nam, mặc dù không được thừa nhận, nhưng một số loại tiền mã hóa trên thế giới như Bitcoin, Ethereum, Litecoin và Ripple... đều đã xuất hiện và có những giao dịch.
An Giang đặt mục tiêu lọt Top 20 địa phương dẫn đầu chuyển đổi số vào năm 2025

An Giang đặt mục tiêu lọt Top 20 địa phương dẫn đầu chuyển đổi số vào năm 2025

An Giang đặt mục tiêu đẩy mạnh Chương trình chuyển đổi số, hướng đến trở thành một trong 20 tỉnh thành tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số vào năm 2025.
Viettel An Giang ra mắt mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam, đánh dấu 20 năm hành trình kết nối công nghệ

Viettel An Giang ra mắt mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam, đánh dấu 20 năm hành trình kết nối công nghệ

Viettel chính thức khai trương mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam, trùng với dịp kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động và hướng tới 80 năm ngày thành lập QĐND.
Yên Bái: Hội thảo "Chuyển đổi số - Xu thế tất yếu và cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp"

Yên Bái: Hội thảo "Chuyển đổi số - Xu thế tất yếu và cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp"

Ngày 22/10/2024, tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số - Xu thế tất yếu và cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp” thu hút hơn 200 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia.
Đà Nẵng trở thành địa phương đầu tiên ban hành Khung năng lực công dân số

Đà Nẵng trở thành địa phương đầu tiên ban hành Khung năng lực công dân số

Theo Sở TT&TT TP Đà Nẵng, Khung năng lực số cho công dân trên địa bàn TP Đà Nẵng được tham khảo từ khung năng lực số DigComp của Ủy ban châu Âu.
Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam và hành trình đi ra thế giới

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam và hành trình đi ra thế giới

Việt Nam là quốc gia có sự vươn lên mạnh mẽ về công nghệ, nhiều doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tiên phong tiến ra thị trường thế giới và thành công rực rỡ.
An Giang: Chuyển đổi số là động lực phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

An Giang: Chuyển đổi số là động lực phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

An Giang xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, động lực phát triển, tạo ra giá trị mới và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Cần có đột phá chiến lược cho chuyển đổi số

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Cần có đột phá chiến lược cho chuyển đổi số

Cần có đột phá chiến lược cho chuyển đổi số để chuyển đổi số góp phần quan trọng vào hoàn thành 2 mục tiêu trăm năm. Đó là đột phá về thể chế số, hạ tầng số, dữ liệu số và cán bộ số.
Dubai công bố sổ tay hỗ trợ các công ty khởi nghiệp kinh tế số

Dubai công bố sổ tay hỗ trợ các công ty khởi nghiệp kinh tế số

Sổ tay này tập trung vào các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), in 3D, an ninh mạng, tài sản kỹ thuật số, công nghệ tài chính (FinTech), trò chơi và metaverse.
Tổng cục Thuế đã xử lý 10,04 tỷ hóa đơn điện tử

Tổng cục Thuế đã xử lý 10,04 tỷ hóa đơn điện tử

Ngành Thuế sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra và đồng bộ hóa việc kê khai, nộp thuế và sử dụng hóa đơn điện tử đối với các tổ chức, hộ kinh doanh, và cá nhân.
Tăng tốc phát triển kinh tế số trong chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp

Tăng tốc phát triển kinh tế số trong chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp

Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức hội thảo chuyên đề về phát triển kinh tế số trong quá trình chuyển đổi số.