Thứ tư 30/10/2024 10:20
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Lo ngại xu hướng sụt giảm nguồn vốn FDI chất lượng

12/10/2020 00:00
Trái với những dự đoán cho rằng Việt Nam sẽ trở thành một trong những điểm đến khi dòng vốn nước ngoài dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tám tháng qua chẳng những không tăng mà còn giảm mạnh. Đáng lo nhất là sự sụt gi
aa

Bất ngờ giảm mạnh

Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, tổng nguồn vốn đăng ký đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) trong tám tháng đầu năm 2019 chỉ đạt 13,1 tỉ đô la Mỹ, giảm tới 31% so với con số của cùng kỳ năm 2018. Trong đó, nguồn vốn FDI đăng ký mới đạt 9,1 tỉ đô la Mỹ và đăng ký bổ sung thêm từ các dự án đang hoạt động là 3,9 tỉ đô la Mỹ, lần lượt giảm 32% và 29% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lo ngại xu hướng sụt giảm nguồn vốn FDI chất lượng
Các địa phương đang tập trung vào chất lượng thu hút đầu tư để đáp ứng được yêu cầu, định hướng thu hút đầu tư theo ngành, lĩnh vực, công nghệ cao. Ảnh minh họa: TTXVN

Trong số các ngành thu hút nhiều FDI vào Việt Nam trong những năm gần đây, sự sụt giảm mạnh ở ngành kinh doanh bất động sản, bán buôn và bán lẻ, sản xuất và phân phối điện. Chỉ lĩnh vực chế biến và chế tạo, xây dựng là tiếp tục tăng trưởng so với năm 2018.

Đây được xem là diễn biến khá bất ngờ, bởi rất nhiều quan điểm cho rằng cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ làm dòng vốn FDI dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Thực tế đã không diễn ra như vậy và có lẽ rất nhiều người đang muốn hiểu xem nguyên nhân là gì? Và liệu đây có phải là một xu hướng hay chỉ là diễn biến trong ngắn hạn?

Có đáng lo ngại?

Số liệu cho thấy đang có những diễn biến đáng quan ngại trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong khi nguồn vốn FDI từ Trung Quốc tăng tới 188%, thì con số này từ thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản lại đang giảm lần lượt 41 và 70% so với cùng kỳ của năm 2018. Nguồn vốn FDI từ Singapore và Thái Lan cũng lần lượt sụt giảm tới 42 và 44% so với cùng kỳ năm trước.

Như chúng ta đã biết, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore là các thị trường truyền thống và đang dẫn đầu trong việc cung cấp nguồn vốn FDI từ các năm trước đến nay. Cụ thể, các doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc đã đăng ký đầu tư tới 65 tỉ đô la Mỹ vào Việt Nam, con số này của các doanh nghiệp Nhật Bản và Singapore lần lượt là 58 và 49 tỉ đô la Mỹ. Trong khi đó, nguồn vốn FDI lũy kế của các doanh nghiệp Trung Quốc hiện mới chỉ ở mức 15 tỉ đô la Mỹ, xếp thứ 7 trong số 132 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vào Việt Nam.

Số liệu trên rõ ràng đã khiến cho những quan ngại ban đầu trở thành lo lắng. Nguồn vốn FDI từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore thường là từ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp, chế biến và chế tạo. Đây là những lĩnh vực mà Việt Nam muốn phát triển để có cơ hội nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong nước thông qua việc chuyển giao công nghệ. Còn dòng vốn đến từ Trung Quốc chưa có những đặc tính rõ ràng về lĩnh vực và mục tiêu. Hơn nữa, ngay cả khi các doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực chế biến, chế tạo thì công nghệ của họ cũng là một dấu hỏi lớn. Rất nhiều dự án đến từ Trung Quốc đã gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường.

Tuy nhiên, tất cả những số liệu và diễn biến ở trên mới chỉ cho chúng ta thấy được dưới góc độ của nguồn vốn đăng ký. Trong khi đó, nguồn vốn FDI giải ngân thực tế trong tám tháng đầu năm 2019 vào Việt Nam vẫn đạt mức 12 tỉ đô la, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.

Diễn biến này có thể chỉ là tạm thời

Để có những đánh giá cụ thể hơn về xu hướng thì chúng ta cần đi tìm nguyên nhân của nó. Việc các doanh nghiệp của Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong những tháng gần đây cũng không quá khó để giải thích. Cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể còn kéo dài, thậm chí có quan điểm cho rằng có thể là tới 10 năm. Do đó, các doanh nghiệp Trung Quốc đã chủ động chuyển sang đầu tư tại các nước khác để tránh bị tác động tiêu cực. Không chỉ Việt Nam, dòng vốn từ Trung Quốc cũng ghi nhận sự tăng mạnh tại Thái Lan và Indonesia.

Trong khi đó, kinh tế tại Hàn Quốc đang có những tín hiệu tiêu cực trong thời gian gần đây. Tăng trưởng GDP trong quí 1-2019 của quốc gia này giảm 0,4% và quí 2 chỉ tăng 1%. Đây được xem là những con số thấp nhất trong số 34 quốc gia có nền kinh tế phát triển trong nhóm OECD. Diễn biến này đã khiến cho đồng won của Hàn Quốc mất giá tới 6,3% so với đô la Mỹ tính từ đầu năm 2019 đến nay. Đây là nguyên nhân chính khiến cho các doanh nghiệp hạn chế đầu tư ra nước ngoài.

Ngoài ra, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, chế biến và chế tạo của Hàn Quốc cũng đang bị tác động tiêu cực bởi lệnh hạn chế xuất khẩu linh kiện điện tử công nghệ cao từ Nhật Bản.

Trong khi đó, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản vẫn đang trong xu hướng tăng trưởng. Thậm chí nguồn vốn FDI của Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài còn tăng tới trên 100% trong quí 1-2019 khi các doanh nghiệp ô tô và điện tử của nước này mở rộng sản xuất tại Mỹ và châu Âu.

Diễn biến trên cho thấy việc giảm vốn đầu tư vào Việt Nam chưa trở thành một xu hướng. Hơn nữa, việc hàng loạt ngân hàng trung ương trên thế giới hạ lãi suất sẽ khiến cho các doanh nghiệp đẩy mạnh việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại các thị trường mới nổi. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang xây dựng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới nhằm thu hút thêm các nguồn vốn đến từ các lĩnh vực có ứng dụng công nghệ cao và thân thiện với môi trường. Chính vì vậy mà việc đẩy mạnh đầu tư phát triển vào cơ sở hạ tầng là một trong nhiều giải pháp mang tính đột phá. Trong đó, dự án đường cao tốc Bắc - Nam sẽ giúp cho các doanh nghiệp giảm được đáng kể chi phí vận chuyển và lưu kho (logistics).

Ngọc Khanh

Tin bài khác
FE Credit báo lãi, lợi nhuận 3 quý của VPBank đạt gần 13.9 nghìn tỷ đồng

FE Credit báo lãi, lợi nhuận 3 quý của VPBank đạt gần 13.9 nghìn tỷ đồng

Đi qua 3/4 chặng đường của năm 2024, VPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng hơn 67% so với cùng kỳ, với sự đóng góp của toàn hệ sinh thái.
HDBANK báo lãi vượt 12.650 tỷ, tăng 46,6% so với cùng kỳ

HDBANK báo lãi vượt 12.650 tỷ, tăng 46,6% so với cùng kỳ

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - Mã chứng khoán: HDB) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng với lợi nhuận trước thuế đạt tới 12.655 tỷ đồng.
Lãi suất ngân hàng 29/10: Nhiều ông lớn tăng lãi suất huy động

Lãi suất ngân hàng 29/10: Nhiều ông lớn tăng lãi suất huy động

Thị trường tài chính ngân hàng tiếp tục có những biến động. Đặc biệt, lãi suất ngân hàng trong tháng 10 năm 2024 đã có những thay đổi đáng chú ý.
Lãi suất ngân hàng 28/10: Những nhà băng nào vượt mốc 7%?

Lãi suất ngân hàng 28/10: Những nhà băng nào vượt mốc 7%?

Lãi suất ngân hàng ngày 28/10 đã có nhiều biến động. Trong dó, bốn ngân hàng hàng đầu đã vượt mốc 7% cho lãi suất huy động, cho thấy sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút vốn.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng giải trình về tín dụng bất động sản và nhà ở xã hội

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng giải trình về tín dụng bất động sản và nhà ở xã hội

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết hiện nay tổng dư nợ tín dụng bất động sản lên đến 3,15 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng trên 20% tổng dư nợ chung của nền kinh tế.
Tín dụng ngân hàng tăng tốc: Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Tín dụng ngân hàng tăng tốc: Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Tín dụng ngân hàng đang gia tăng mạnh mẽ trong bối cảnh nhu cầu vốn cao. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này vẫn chưa đủ để đảm bảo giảm thiểu rủi ro, đặc biệt là khi nguồn cung và cầu chưa hoàn toàn cân bằng.
Ưu đãi lãi suất cho vay, LPBank tiếp sức doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Ưu đãi lãi suất cho vay, LPBank tiếp sức doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Để hỗ trợ doanh nghiệp tái thiết sản xuất, bứt tốc kinh doanh trong những tháng cuối năm, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) triển khai chương trình “Tiếp sức vốn vay – Lãi suất trao tay”, tổng hạn mức lên đến 3.000 tỷ đồng, lãi suất vay chỉ từ 5,0%/năm.
Lãi suất ngân hàng 26/10: Ngân hàng nào huy động lên đến 6,3%/năm?

Lãi suất ngân hàng 26/10: Ngân hàng nào huy động lên đến 6,3%/năm?

Hiện tại, mặc dù không ngân hàng nào công bố lãi suất huy động 6,3%/năm, một số ngân hàng vẫn áp dụng mức này cho tiền gửi...
VPBank và Cen Academy hợp tác hỗ trợ tín dụng đào tạo nhân lực xuất khẩu lao động chất lượng cao

VPBank và Cen Academy hợp tác hỗ trợ tín dụng đào tạo nhân lực xuất khẩu lao động chất lượng cao

VPBank và Cen Academy ký kết hợp tác triển khai gói tín dụng hỗ trợ đào tạo cho học viên Cen Academy, là tiền đề để học viên có cơ hội “Đi Nhật trước – Trả tiền sau”.
Ngân hàng ACB lãi trước thuế 15,335 tỷ đồng trong 9 tháng, tín dụng tăng 14%

Ngân hàng ACB lãi trước thuế 15,335 tỷ đồng trong 9 tháng, tín dụng tăng 14%

Ngân hàng ACB vừa công bố lãi trước thuế gần 15,335 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2024, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.
Ngân hàng nào có chế độ đãi ngộ nhân viên cao nhất?

Ngân hàng nào có chế độ đãi ngộ nhân viên cao nhất?

Ngân hàng Techcombank tiếp tục dẫn đầu về chế độ đãi ngộ nhân viên với thu nhập bình quân đạt 48 triệu đồng/tháng trong quý III/2024.
Lãi suất ngân hàng 25/10: Điều chỉnh trái chiều và cơ hội đầu tư

Lãi suất ngân hàng 25/10: Điều chỉnh trái chiều và cơ hội đầu tư

Trong bối cảnh biến động thị trường tài chính, lãi suất ngân hàng ngày 25/10 đã điều chỉnh trái chiều tại các ngân hàng lớn như Vietcombank, VietinBank, Agriban và BIDV.
SeABank lãi trước thuế 4.508 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, CASA duy trì đà tăng trưởng

SeABank lãi trước thuế 4.508 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, CASA duy trì đà tăng trưởng

Kết thúc 9 tháng đầu năm 2024, SeABank đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng ròng 1.352 tỷ đồng, tương đương 43% so với cùng kỳ năm 2023.
Lãi suất ngân hàng 24/10: Những biến động nổi bật của thị trường

Lãi suất ngân hàng 24/10: Những biến động nổi bật của thị trường

Thị trường lãi suất ngân hàng đang có nhiều biến động, đặc biệt từ NCB và VPBank.
Đề xuất bổ sung 20.695 tỷ đồng vốn nhà nước cho Vietcombank

Đề xuất bổ sung 20.695 tỷ đồng vốn nhà nước cho Vietcombank

Việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank hoàn toàn phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, tầm nhìn 2030.