Thứ bảy 24/05/2025 18:08
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Lỗ hổng trong việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp

29/10/2021 11:48
Về công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, Chính phủ đã chỉ đạo, doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật, tuân thủ nguyên tắc thị trường, không để xảy ra hiện tượng

Bài 1: Công ty Tây Hồ: 17 năm đầu tư, mỗi m2 đất được lãi 2 bát phở bình dân

Công ty CP Đầu tư Phát triển Nhà và Xây dựng Tây Hồ (gọi tắt là Công ty Tây Hồ) kí hợp đồng “Hợp tác đầu tư” dự án với Công ty Đầu tư và Phát triển Thăng Long Land với giá rẻ bất thường, gây thất thoát tài sản nhà nước và cổ đông của công ty.

Hợp tác đầu tư hay chuyển nhượng dự án?

Công ty Tây Hồ là doanh nghiệp có 50,09% cổ phần là tài sản nhà nước (của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP thuộc Bộ Xây dựng), mã số doanh nghiệp: 010000105084. Vào thời điểm “Hợp tác đầu tư” bất thường nêu trên, người đại diện theo pháp luật của Công ty Tây Hồ là ông Tân Tú Hải-Tổng Giám đốc.

Năm 2003, Công ty Tây Hồ được tỉnh Bắc Ninh giao 58 ha đất để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng khu đô thị mới Quế Võ I tại xã Phượng Mao, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, nhưng mãi đến 8/6/2015 mới được UBND tỉnh Bắc Ninh cấp GCN đầu tư lần đầu. Đến ngày 24/8/2018, một phần của dự án này có diện tích 24 ha đã được Công ty Tây Hồ đầu tư xây dựng hạ tầng với chi phí xấp xỉ 55,4 tỷ đồng.

Lần lượt ngày 29/7/2020 và ngày 04/8/2020, Công ty Tây Hồ ký kết Hợp đồng Hợp tác Đầu tư số 01/2020/HĐHTĐT và Hợp đồng Hợp tác Đầu tư số 02/2020/HĐHTĐT với Công ty Đầu tư và Phát triển Thăng Long Land (gọi tắt là Công ty Thăng Long Land) đối với phần dự án 24 ha. Theo Khoản 5 Điều 13 Luật Kinh doanh Bất Động sản quy định, chủ đầu tư “Không được ủy quyền cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc góp vốn thực hiện ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua bất động sản”. Thế nhưng nội dung hai hợp đồng lại thể hiện các dấu hiệu thực chất là chuyển nhượng dự án. Bản chất việc chuyển nhượng dự án được thể hiện trong Hợp đồng Hợp tác Đầu tư số 01/2020/HĐHTĐT như sau:

Hai bản Hợp đồng Hợp tác đầu tư giữa Công ty CP Đầu tư Phát triển Nhà và Xây dựng Tây Hồ và Công ty Đầu tư và Phát triển Thăng Long Land.

- Điểm b mục 2.6 Điều 2 : “Các bên thống nhất giao cho bên B (Công ty Đầu tư và Phát triển Thăng Long Land) làm pháp nhân đại diện cho các bên (pháp nhân dự án)…”. Điểm c mục 2.6 Điều 2: “Bên A đồng ý giao cho bên B (Công ty Đầu tư và Phát triển Thăng Long Land)… Được sử dụng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất trong phạm vi hạng mục, dự án….”.Điểm d mục 5.1 Điều 5: “Tài sản bên B được dùng để thế chấp bảo đảm cho việc vay vốn là toàn bộ quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền đầu tư khai thác, quyền kinh doanh, các quyền khác của các bên tại dự án (hiện nay) cùng các quyền đối với tài sản hình thành thành trong tương laitại hạng mục hợp tác đầu tư và quyền sở hữu đối với cơ sở hạ tầng được hưởng tương ứng giá vốn tại dự án này”. Mục 5.2 Điều 5:“ a, Bằng hợp đồng này, Bên A ủy quyền cho Bên B (Công ty Đầu tư và Phát triển Thăng Long Land) làm pháp nhân dự án… Chịu trách nhiệm toàn bộ việc tổ chức quản lý, quyết định mọi việc liên quan đến đầu tư xây dựng, hạch toán tài chính…b, Bên A ủy quyền giao cho Bên B được nhân danh, thay mặt Bên A trực tiếp làm việc, lập và ký các văn bản, tài liệu, cung cấp tài liệu hồ sơ tại các cơ quan quản lý Nhà nước và đề xuất ra các quyết định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư dự án. c,… Bên B toàn quyền quyết định việc chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng, hợp tác đầu tư hoặc hình thức khác trên nguyên tắc đảm bảo đúng pháp luật…”.

Với 2 Hợp đồng hợp tác bất thường nêu trên, Công ty Tây Hồ chỉ còn 5% vốn và bàn giao toàn bộ dự án cho do Công ty Thăng Long quản lý điều hành và quyết định “số phận” dự án.

Bất tuân thượng lệnh và bắt chấp ý kiến cơ quan quản lý nhà nước

Như trên đã nêu, trong Công ty Tây Hồ có 50,09% là cổ phần thuộc sở hữu Nhà nước, cụ thể là của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - Bộ Xây dựng (DN có 98,83% vốn điều lệ là tài sản Nhà nước).Vì vậy, việc Hợp tác đầu tư hay chuyển nhượng dự án phải có ý kiến của cơ quan sở hữu vốn là Bộ Xây Dựng, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội-CTCP và ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và đất đai của tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra, việc chuyển nhượng dự án còn phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận theo đúng điều lệ công ty.

Ngày 16/6/2020 Bộ Xây dựng đã có văn bản số 2887/BXD-QLDN về chủ trương thoái vốn của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội tại Công ty Tây Hồ. Theo đó, phương thức thoái vốn là Đấu giá công khai trên sàn Giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật…; không làm thất thoát tài sản, vốn doanh nghiệp...;”

Ngày 29/7/2020 Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội cũng gửi văn bản số 794/BC-TCT nêu rõ việc chuyển nhượng 24ha khi đủ điều kiện pháp lý thì phải thông qua Đại hội đồng cổ đông.

Ngày 18/5/2020 Sở Xây dựng Bắc Ninh có Văn bản số 955/SXD-QLN trả lời Công ty Tây Hồ chưa đủ diều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với một phần dự án KĐT mới Quế Võ theo quy định.

Ngày 28/8/2020 Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bắc Ninh có văn bản số 1271/STNMT-CCQLĐĐ khẳng định Công ty Tây Hồ chưa đủ điều kiện chuyển nhượng chuyển nhượng QSD đất gắn với một phần khu dự án KĐT mới Quế Võ theo quy định.

Bắt chấp ý kiến chỉ đạo của cấp trên và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước, ngày 29/7/2020 và ngày 04/8/2020 Công ty Tây Hồ vẫn tiến hành ký kết Hợp đồng Hợp tác Đầu tư số 01/2020/HĐHTĐT và số 02/2020/HĐHTĐT với Công ty Thăng Long Land, thậm chí lãnh đạo công ty là ông Tân Tú Hải- người đặt bút ký vào bản “khế ước” này còn bỏ qua việc xin ý kiến đối với Đại hội đồng cổ đông là trái với Điều 52 Điều lệ Công ty và thể hiện sự vội vã bất thường.

Khế ước bán đất mỗi m2 lãi bằng 2 bát phở, ai được lợi ai bị thiệt ?

Theo phản ánh của bạn đọc với DN&HN, khi ký kết 2 bản “khế ước” này, lãnh đạo Công ty Tây Hồ đã tự ý thống nhất với Công ty Thăng Long Land về giá trị đã đầu tư của Công ty Tây Hồ tại dự án 180.000.000.000 VNĐ là không có căn cứ, không theo quy luật thị trường và không theo các quy định của Nhà nước về xác định giá trị đầu tư vì không thuê các đơn vị tư vấn xác định giá trị, đơn vị thẩm định giá, đơn vị kiểm toán vv...

Chỉ bằng cách tính sơ bộ, nếu lấy giá trị đã đầu tư là 180 tỷ đồng, trừ đi giá trị xây lắp 55,4 tỷ (theo Quyết định số 15-03/QĐ-HĐQT24/8/ 2018 của HĐQT ) rồi chia cho diện tích là 24 ha thì sẽ tính ra đơn giá chuyển nhượng là 519.167 đ/m2. Trong khi đó đơn giá bồi thường hỗ trợ để GPMB đã là 439.000 đ/m2 đất nông nghiệp. Như vậy, với sự lãnh đạo “sáng suốt, tài tình” của lãnh đạo Công ty Tây Hồ thông qua việc ký “khế ước” này, Công ty Tây Hồ chỉ lãi 80.167 đồng/m2 đất sau 17 năm được tỉnh Bắc Ninh giao đất. Đây quả là con số hài hước bởi lẽ nó chỉ tương đương với giá hai bát phở tái nạm bình dân. Người bị thiệt hại trong thương vụ này không ai khác là nhà nước và các cổ đông của công ty. Câu hỏi đặt ra, ai, pháp nhân nào sẽ được lợi trong thương vụ “tình thương mến thương” này? Được biết Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Bắc Ninh đã vào cuộc để làm rõ.

DN&HN sẽ tiếp tục phản ánh về Công ty Tây Hồ, các đối tác và trách nhiệm của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội- CTCP trong các vụ việc bê bối của công ty này.

Trí Kiên

Tin bài khác
Phú Thọ: Đánh sập đường dây đa cấp xuyên quốc gia, thu lợi hàng nghìn tỷ đồng

Phú Thọ: Đánh sập đường dây đa cấp xuyên quốc gia, thu lợi hàng nghìn tỷ đồng

Công an tỉnh Phú Thọ vừa thành công triệt phá một đường dây kinh doanh đa cấp có quy mô đặc biệt lớn, với gần 200.000 thành viên trên toàn cầu, trong đó có hơn 107.000 người Việt Nam.
44 cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc từ 1/7/2025

44 cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc từ 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, các cơ sở thuộc danh mục tại Phụ lục VII, gồm 44 loại hình sẽ chính thức phải thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Bộ Công Thương siết chặt quản lý kinh doanh thuốc lá, hướng tới giảm tiêu dùng nội địa

Bộ Công Thương siết chặt quản lý kinh doanh thuốc lá, hướng tới giảm tiêu dùng nội địa

Bộ Công Thương vừa ban hành thông báo truyền đạt chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về việc tiếp tục thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và triển khai hiệu quả Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá theo Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Thuế xuất khẩu clanhke giảm còn 5% đến 2026: Cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp xi măng

Thuế xuất khẩu clanhke giảm còn 5% đến 2026: Cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp xi măng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 108/2025/NĐ-CP ngày 19/5/2025, sửa đổi Nghị định 26/2023/NĐ-CP, trong đó quy định giảm thuế xuất khẩu đối với mặt hàng clanhke xi măng từ 10% xuống còn 5%.
Sở Y tế Đồng Nai đề nghị tiêu hủy 2 sản phẩm mỹ phẩm Hanayuki

Sở Y tế Đồng Nai đề nghị tiêu hủy 2 sản phẩm mỹ phẩm Hanayuki

Ngày 22/5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã có văn bản gửi UBND tỉnh và Bộ Y tế đề xuất xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời yêu cầu thu hồi và tiêu hủy toàn bộ hai sản phẩm mỹ phẩm Hanayuki Shampoo và Hanayuki Sunscreen Body do vi phạm nghiêm trọng các quy định về chất lượng sản phẩm và ghi nhãn.
Miễn kiểm tra cho doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật

Miễn kiểm tra cho doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh tuân thủ tốt pháp luật sẽ được miễn kiểm tra thực tế, góp phần giảm gánh nặng thủ tục và tạo môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định, theo Nghị quyết 198/2025/QH15.
Giám sát, rà soát trọng điểm việc lập hóa đơn bán hàng từ năm 2024

Giám sát, rà soát trọng điểm việc lập hóa đơn bán hàng từ năm 2024

Cơ quan thuế sẽ tập trung rà soát hóa đơn bán hàng từ năm 2024 trở đi của các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có tính rủi ro cao về thuế và hóa đơn.
Đà Nẵng: Phát hiện gần 2.000 sản phẩm thời trang giả nhãn hiệu nổi tiếng

Đà Nẵng: Phát hiện gần 2.000 sản phẩm thời trang giả nhãn hiệu nổi tiếng

Nhiều cửa hàng thời trang tại trung tâm thành phố Đà Nẵng đã bị lực lượng chức năng kiểm tra, tạm giữ hàng nghìn sản phẩm nghi giả mạo các thương hiệu quốc tế như Chanel, LV, Gucci… trong chiến dịch cao điểm chống buôn lậu và gian lận thương mại theo chỉ đạo của Chính phủ.
Thu hồi giấy tiếp nhận đăng ký 10 thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Sinh phẩm Nam Việt

Thu hồi giấy tiếp nhận đăng ký 10 thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Sinh phẩm Nam Việt

Cục An toàn thực phẩm quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố 12 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phần lớn của Sinh phẩm Nam Việt.
Điều tra thực phẩm giảm cân do DJ Ngân 98 quảng cáo vì nghi chứa chất cực độc

Điều tra thực phẩm giảm cân do DJ Ngân 98 quảng cáo vì nghi chứa chất cực độc

Sở An toàn Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh vào cuộc kiểm tra các sản phẩm giảm cân liên quan đến DJ Ngân 98 sau khi xuất hiện thông tin nghi ngờ sản phẩm này có chứa chất cấm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lai Châu: Phát hiện và xử lý 720kg mì chính không rõ xuất xứ

Lai Châu: Phát hiện và xử lý 720kg mì chính không rõ xuất xứ

Phòng Cảnh sát Kinh tế (Công an tỉnh Lai Châu) vừa phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 2 đã phát hiện 720kg mì chính (bột ngọt) mang nhãn hiệu Fuji-moto không có thông tin xuất xứ rõ ràng đã bị thu giữ.
Bộ Y tế: Rà soát kem chống nắng toàn quốc

Bộ Y tế: Rà soát kem chống nắng toàn quốc

Sau sự việc liên quan đến sản phẩm kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body – được ghi nhãn SPF 50 nhưng thực tế chỉ đạt SPF 2,4 – Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có động thái mạnh mẽ nhằm siết chặt công tác quản lý mỹ phẩm chống nắng trên toàn quốc.
Cajimex bị xử phạt vì vi phạm công bố thông tin, nợ trái phiếu chiếm gần 80% tổng dư nợ

Cajimex bị xử phạt vì vi phạm công bố thông tin, nợ trái phiếu chiếm gần 80% tổng dư nợ

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Cajimex đã không thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hàng loạt nghĩa vụ công bố thông tin bắt buộc.
Hoa hậu Thùy Tiên bị bắt và hồi chuông cảnh tỉnh về trách nhiệm người nổi tiếng

Hoa hậu Thùy Tiên bị bắt và hồi chuông cảnh tỉnh về trách nhiệm người nổi tiếng

Vụ việc Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố vì liên quan đến sản phẩm kẹo rau củ Kera không chỉ là cú sốc truyền thông, mà còn phơi bày một lỗ hổng nghiêm trọng trong việc kiểm soát hoạt động quảng cáo và kinh doanh của người nổi tiếng. Hơn thế, vụ án đã đặt ra câu hỏi lớn về niềm tin của người tiêu dùng và sự cần thiết của khung pháp lý chặt chẽ hơn đối với hoạt động thương mại gắn với hình ảnh cá nhân có sức ảnh hưởng.
Đề xuất đối tượng trốn thuế, nợ thuế không được thành lập doanh nghiệp

Đề xuất đối tượng trốn thuế, nợ thuế không được thành lập doanh nghiệp

Trong phiên thảo luận sáng 20/5, đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung quy định cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp đối với những cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật thuế.