Chủ nhật 06/07/2025 02:20
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Liệu “bóng ma” nợ xấu có là nỗi ám ảnh đang quay trở lại?

23/06/2021 21:20
Dưới những tác động từ đại dịch Covid-19, “bóng ma” nợ xấu đang ám ảnh quay trở lại? Tại Tọa đàm: “Nợ xấu trong dịch Covid-19: Giải pháp hỗ trợ ngành ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp”, đại diện Hiệp hội, tổ chức tín dụng và các chuyên gia đưa ra

Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu. Từ cuối năm 2018 đến ngày 30-4, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã xử lý được khoảng 500 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, lũy kế từ ngày 15-8-2017 đến 30-4-2021, hệ thống các TCTD đã xử lý được gần 350 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42, đạt trung bình khoảng 8 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn khoảng 2 lần so với kết quả xử lý nợ xấu nội bảng trung bình tháng từ năm 2012 - 2017 (giai đoạn trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực).

Kết quả đạt được là rất tích cực nhưng khó khăn, vướng mắc vẫn còn, ảnh hưởng đến tiến độ xử lý nợ xấu của các TCTD. Đặc biệt, dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu cao trở lại. Nhiều doanh nghiệp gián đoạn chuỗi sản xuất, đứt gãy dòng tiền, không có nguồn thu để trả nợ.

Theo Giám đốc cao cấp quản trị rủi ro Ngân hàng Techcombank Nguyễn Thu Lan, Nghị quyết 42 là hành lang pháp lý hỗ trợ rất lớn cho công tác xử lý nợ, giúp các ngân hàng giải quyết "cục máu đông" tồn đọng từ thời kỳ khủng hoảng tài chính 2011-2013. Riêng tại Techcombank, từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, hơn 70% các khoản nợ xấu được xử lý thông qua áp dụng Nghị quyết 42. “Ảnh hưởng của dịch Covid-19 từ tháng 2-2020 tới nay đã khiến ngân hàng phải thay đổi nhiều chính sách để phù hợp.

Về khách hàng Techcombank có hai chính sách: Với các khách hàng bị ảnh hưởng thu nhập do Covid-19, ngân hàng hỗ trợ tối đa qua các giải pháp miễn giảm lãi, tái cơ cấu nợ, giãn nợ. Với các khách hàng thật sự không có khả năng trả nợ, trây ì, tồn đọng đã lâu năm ngân hàng tiếp tục áp dụng Nghị quyết 42 để xử lý tài sản thu hồi nợ. Quá trình xử lý nợ tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn của địa phương và chính phủ về phòng, chống dịch”, bà Nguyễn Thu Lan cho biết thêm.

Xử lý nợ xấu trong đại dịch Covid-19 -0
Giám đốc cao cấp quản trị rủi ro Ngân hàng Techcombank Nguyễn Thu Lan chia sẻ tại tọa đàm.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng SHB Nguyễn Huy Tài cũng nhìn nhận, Nghị quyết 42 như "làn gió mạnh” thổi vào quá trình xử lý nợ xấu của các TCTD. Đồng hành cùng Nghị quyết 42 trong thời gian qua, SHB đã đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, cụ thể như: Nâng cao hiệu quả xử lý, thu hồi nợ xấu nhưng luôn tuân thủ nguyên tắc không gây ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội; ưu tiên áp dụng các giải pháp thu nợ thông qua thuyết phục, động viên khách hàng hợp tác trả nợ/tự nguyện bàn giao tài sản bảo đảm để SHB chủ động xử lý; đối với các khách hàng không hợp tác, phân tách tài sản thành các lớp để xử lý, hạn chế tối đa các tác động bất ổn cho trật tự xã hội trong triển khai hoạt động thu giữ tài sản bảo đảm.

“Đối với các khách hàng có nguồn trả nợ nhưng bị quá hạn do dòng tiền của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, SHB xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng”, ông Nguyễn Huy Tài nêu rõ.

Đồng tình với các ý kiến nêu trên, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Tiến sĩ Cấn Văn Lực cũng nhận định, Nghị quyết 42 là hành lang pháp lý hỗ trợ rất lớn cho công tác xử lý nợ, giúp các ngân hàng giải quyết “cục máu đông” tồn đọng từ thời kỳ khủng hoảng tài chính 2011-2013. Việc có thể xử lý được tài sản để thu hồi nợ theo Nghị quyết 42 không chỉ giúp ngân hàng thu hồi nợ xấu, mà còn có tác động rất tích cực tới các khách hàng vay vốn của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng cao nhất đến 1-3%. Như vậy 97- 99% các khách hàng vay vốn là khách hàng tốt. Việc có thể sớm xử lý các khoản nợ xấu giúp chính sách cho vay, giá cả cho vay và thủ tục vay vốn đối với khách hàng được thiết kế phù hợp hơn rất nhiều.

Nhưng dù đã đạt nhiều kết quả tích cực, song Tiến sĩ Cấn Văn Lực cũng chỉ ra nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết 42. Theo đó, sự vào cuộc, phối kết hợp của các cơ quan chức năng, địa phương còn chưa kịp thời, chưa đồng bộ và nhất quán, dẫn đến quá trình thực thi Nghị quyết gặp không ít khó khăn. Còn nhiều vướng mắc trong xử lý tài sản bảo đảm đơn cử như liên quan đến việc mua, bán, sang tên tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai… Khó khăn trong khâu định giá, thẩm định giá khản nợ và tài sản bảo đảm.

Đặc biệt, Việt Nam vẫn còn thiếu vắng một thị trường mua bán nợ chính thức thực sự, các nghiệp vụ phái sinh cho khoản nợ xấu chưa có, dẫn đến thiếu nhà đầu tư có năng lực, thiếu tính thanh khoản của các khoản nợ; làm giảm tính hấp dẫn, giá trị và nguồn lực để xử lý các khoản nợ này; khiến quá trình mua - bán nợ theo giá thị trường càng khó khăn.

Thực tế chứng minh Nghị quyết 42 đã mang lại rất nhiều kết quả tích cực cho công tác xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, đối tượng tập trung vào các khoản nợ được hình thành trước khi Nghị quyết có hiệu lực (ngày 15-8-2017). Trong khi đó, nợ xấu là vấn đề liên tục, luôn hiện hữu của ngành ngân hàng. Hơn nữa, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, nợ xấu đã và đang tăng cao.

Trong khi đó, Nghị quyết 42 sẽ hết hiệu lực chỉ trong hơn một năm nữa, sẽ khiến áp lực xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD trong thời gian tới là rất lớn. Do vậy theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, việc luật hóa xử lý nợ xấu cũng là tăng hiệu lực, hiệu quả của công tác thể chế, một trong ba đột phá chiến lược tiếp tục được Đại hội Đảng XIII lựa chọn, thông qua.

H. Anh

Bài liên quan
Tin bài khác
Lãi suất ngân hàng ngày 5/7/2025: Kỳ hạn dài vẫn hấp dẫn nhà đầu tư

Lãi suất ngân hàng ngày 5/7/2025: Kỳ hạn dài vẫn hấp dẫn nhà đầu tư

Lãi suất ngân hàng ngày 5/7/2025, tiếp tục duy trì ổn định, kỳ hạn dài tiếp tục dẫn dắt. BVBank nổi bật với mức cạnh tranh, thu hút dòng tiền hiệu quả.
Lãi suất ngân hàng ngày 4/7/2025: Tám ngân hàng vượt mốc 6%

Lãi suất ngân hàng ngày 4/7/2025: Tám ngân hàng vượt mốc 6%

Lãi suất ngân hàng ngày 4/7/2025 sôi động khi 8 ngân hàng niêm yết mức trên 6%. Nhiều cơ hội hấp dẫn cho người gửi tiền, đặc biệt ở các kỳ hạn dài.
Để ngoại tệ không còn là trở ngại cho mỗi chuyến xuất ngoại

Để ngoại tệ không còn là trở ngại cho mỗi chuyến xuất ngoại

Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp, chính sách tỷ giá cạnh tranh và công nghệ hiện đại, BIDV mang đến giải pháp giao dịch ngoại tệ hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp.
Lãi suất ngân hàng ngày 3/7/2025: Bac A Bank giảm, Techcombank tăng nhẹ

Lãi suất ngân hàng ngày 3/7/2025: Bac A Bank giảm, Techcombank tăng nhẹ

Lãi suất ngân hàng ngày 3/7/2025, Bac A Bank điều chỉnh giảm lãi suất huy động, trong khi Techcombank lại tăng nhẹ trước đó. Thị trường lãi suất cho thấy sự phân hóa rõ rệt.
Ông Trần Tấn Lộc giữ chức Quyền Tổng giám đốc Eximbank

Ông Trần Tấn Lộc giữ chức Quyền Tổng giám đốc Eximbank

Hội đồng quản trị Eximbank đã bổ nhiệm ông Trần Tấn Lộc - Phó tổng giám đốc ngân hàng này giữ vị trí Quyền Tổng giám đốc, thay ông Nguyễn Hoàng Hải, kể từ ngày 01/7/2025.
Vai trò, cơ hội và chiến lược đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái tài chính số

Vai trò, cơ hội và chiến lược đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái tài chính số

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức công bố triển khai Nghị định 94/2025/NĐ-CP – văn bản đầu tiên đặt nền móng cho một sandbox tài chính có kiểm soát tại Việt Nam.
Chính sách lãi suất mới hỗ trợ người trẻ mua nhà ở xã hội từ ngày 1/7/2025

Chính sách lãi suất mới hỗ trợ người trẻ mua nhà ở xã hội từ ngày 1/7/2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố mức lãi suất ưu đãi mới cho người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 1/7 đến 31/12/2025.
Phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại trong thực hiện Nghị quyết 68

Phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại trong thực hiện Nghị quyết 68

Để đáp ứng yêu cầu từ Nghị quyết 68, các ngân hàng thương mại cần thiết lập một mô hình tín dụng hiện đại, lấy dữ liệu làm gốc, lấy công nghệ làm công cụ và lấy doanh nghiệp làm trung tâm.
Lãi suất ngân hàng ngày 1/7/2025: Agribank dẫn đầu Big4, nhiều ưu đãi khủng

Lãi suất ngân hàng ngày 1/7/2025: Agribank dẫn đầu Big4, nhiều ưu đãi khủng

Lãi suất ngân hàng ngày 1/7/2025, Agribank nổi bật với lãi suất cao nhất nhóm Big4. Ghi nhận nhiều ngân hàng khác đưa ra mức lãi suất đặc biệt, lên tới 9,65%.
Lãi suất ngân hàng ngày 30/6/2025: Bốn ngân hàng vượt 7,4%

Lãi suất ngân hàng ngày 30/6/2025: Bốn ngân hàng vượt 7,4%

Lãi suất ngân hàng ngày 30/6/2025, thị trường tiếp tục gây chú ý khi có tới bốn ngân hàng niêm yết mức lãi suất đặc biệt vượt mốc 7,4%, mang lại cơ hội sinh lời hấp dẫn.
Lãi suất ngân hàng ngày 28/6/2025: Khi nào lãi suất huy động sẽ tăng?

Lãi suất ngân hàng ngày 28/6/2025: Khi nào lãi suất huy động sẽ tăng?

Lãi suất ngân hàng ngày 28/6/2025, chứng kiến sự trầm lắng với lãi suất ngân hàng ít biến động. dự báo lãi suất huy động có thể tăng trở lại từ cuối năm 2025.
Doanh nghiệp cần lãi vay tốt hơn trong bối cảnh hiện nay

Doanh nghiệp cần lãi vay tốt hơn trong bối cảnh hiện nay

Trong tình hình khó khăn hiện nay, nhiều doanh nghiệp muốn có mức lãi suất vay tốt hơn. Ngân hàng Nhà nước có thể hướng dẫn thêm về khoản vay ưu đãi, hỗ trợ, đặc biệt là tín dụng xanh.
Techcombank miễn nhiệm ông Phan Thanh Sơn khỏi chức vụ Phó tổng giám đốc

Techcombank miễn nhiệm ông Phan Thanh Sơn khỏi chức vụ Phó tổng giám đốc

Techcombank vừa chính thức thông báo miễn nhiệm đối với ông Phan Thanh Sơn - Phó tổng giám đốc nhà băng này. Ông Sơn là cán bộ gắn bó lâu năm tại Techcombank.
Ngân hàng chính thức được quyền thu giữ tài sản bảo đảm nợ xấu từ tháng 10/2025

Ngân hàng chính thức được quyền thu giữ tài sản bảo đảm nợ xấu từ tháng 10/2025

Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, cho phép tổ chức tín dụng và tổ chức mua bán, xử lý nợ có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu trong những điều kiện nhất định.
Lãi suất ngân hàng ngày 27/6/2025: Ngân hàng nào áp dụng mức 7%?

Lãi suất ngân hàng ngày 27/6/2025: Ngân hàng nào áp dụng mức 7%?

Lãi suất ngân hàng ngày 27/6/2025, thị trường đã chứng kiến một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất vượt 7%/năm, kèm theo những điều kiện áp dụng đặc biệt.