Thứ sáu 02/05/2025 22:22
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022 sẽ tổ chức ngày 2/11

28/10/2022 10:31
"Thương hiệu Quốc gia" là chương trình duy nhất của Chính phủ Việt Nam với mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ).

Thương hiệu Quốc gia là chương trình duy nhất của Chính phủ Việt Nam nhằm quảng bá hình ảnh, Thương hiệu Quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm

Thương hiệu Quốc gia là chương trình duy nhất của Chính phủ Việt Nam nhằm quảng bá hình ảnh, Thương hiệu Quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm.

Lễ Công bố Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 8

Đây là một chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ về xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển các thương hiệu mạnh. Qua đó nhằm quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng, tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Năm nay, Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 8 năm 2022 với chủ đề “Kiến tạo tương lai” sẽ diễn ra ngày 2/11 với sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, lãnh đạo nhiều Bộ, ngành, địa phương, đông đảo doanh nghiệp.

Lễ Công bố sản phẩm đạt TQHG Việt Nam năm 2022 từ 19h30–21h30 cùng ngày tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Chương trình này cũng sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, tiếp sóng trên sóng của Đài Truyền hình TP HCM, Truyền hình SCTV, VTC và live stream trên các fanpage của Bộ Công Thương.

Triển khai Quyết định số 30/2019/QĐ-TTg ngày 08/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành triển khai công tác xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022.

Sau hơn 9 tháng phát động và triển khai, ngày 29/9/2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1977/QĐ-BCT công nhận 172 doanh nghiệp với tổng số 325 sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022.

Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Phó Trưởng ban, Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam – ông Hoàng Minh Chiến cho biết, nhằm ghi nhận những cố gắng và nỗ lực của các doanh nghiệp trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, Ban Thư ký Chương trình sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tổ chức chuỗi hoạt động bao gồm: Buổi tiếp kiến, báo cáo Thủ tướng Chính phủ của các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia vào ngày 2/11/2022 tại Văn phòng Chính phủ. Lãnh đạo Đảng; Nhà nước và Chính phủ sẽ tới tham dự, trao biểu trưng Thương hiệu Quốc gia và phát biểu giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2022.

“Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022 mang chủ đề: Kiến tạo tương lai - Enabling the future, với chủ đề này chúng tôi mong muốn truyền tải thông điệp: Trên hành trình nâng tầm vị thế thương hiệu Việt để “sánh vai các cường quốc năm châu” Chương trình Thương hiệu Quốc gia mang ý nghĩa giá trị bảo chứng về uy tín và chất lượng cho các doanh nghiệp Việt Nam, giúp các thương hiệu tự tin vươn mình trên dòng chảy thương nghiệp"- ông Hoàng Minh Chiến nhấn mạnh.

Qua gần 20 năm hình thành và phát triển, Chương trình Thương hiệu Quốc gia đã trở thành bệ phóng vững mạnh giúp cho các doanh nghiệp vươn ra thế giới, kiến tạo sức cạnh tranh trên trường quốc tế xứng đáng là những doanh nghiệp đi đầu trong tương lai, kiến tạo những giá trị, sức mạnh mới cho đất nước vì một Việt Nam hùng cường - thịnh vượng và hạnh phúc.

Thông tin về Chương trình Thương hiệu Quốc gia năm nay, ông Hoàng Minh Chiến cho biết, sẽ được chia làm 3 phần chính.

Phần 1, Hành trình lịch sử: Trong tâm thức mỗi người dân Việt luôn có các vua Hùng với các câu chuyện thiêng liêng về Quốc Tổ, sự tích con Rồng cháu Tiên, Lạc Long Quân - Âu Cơ..., với lòng tự hào sâu sắc, nhắc nhở cùng dòng giống Lạc Hồng thì phải luôn đoàn kết, thương yêu nhau, cùng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Lời dặn của Bác Hồ những ngày này càng vang vọng, thấm sâu: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Trong bối cảnh nước ta đã và đang hội nhập quốc tế sâu rộng, càng cần thiết giữ gìn bản sắc dân tộc và vươn lên để sánh vai với các cường quốc 5 châu và tâm thức yêu nước thương nòi, tinh thần đoàn kết dựng xây đất nước mạnh giàu càng cần được phát huy.

Phần 2, Bước chân chinh phục: Kế thừa những tinh hoa và niềm tự hào dân tộc, cùng khát vọng ngàn đời của cha ông, các thương hiệu Việt đã trải qua hành trình chinh phục thời gian, tiếp nối hiện tại để kiến tạo tương lai. Trải qua muôn vàn khó khăn, thách thức, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua, các doanh nghiệp đã chứng minh được năng lực, uy tín, chất lượng, sự bền bỉ kiên cường và sức sáng tạo, đổi mới không ngừng đế vượt qua khủng hoảng, vững vàng tiến bước. Việc được chứng nhật đạt TQHG chính là minh chứng cho những nỗ lực vượt bậc của các doanh nghiệp để hướng tới một tương lai rộng mở phía trước.

Phần 3, Kiến tạo tương lai: Nếu ví mỗi Thương hiệu là một giải pháp phát triển trong từng lĩnh vực thì khi đặt các thương hiệu cạnh nhau sẽ tạo ra sự cộng hưởng mạnh mẽ, sức mạnh hợp lại cùng chung một hướng, chung một mục đích, một tầm nhìn, vì một Việt Nam Hùng cường & thịnh vượng. Đó cũng chính là một giải pháp tổng thể cho nền kinh tế Việt phát triển đột phá, tập hợp trí tuệ và tâm sức của các doanh nghiệp Việt, chắp cánh cho “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam” vươn tầm thế giới. Những sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia chính là những thương hiệu tiên phong dẫn lối hướng tới tương lai, chinh phục thách thức của thời đại bằng sức mạnh của chất lượng - năng lực tiên phong - đổi mới sáng tạo.

Doanh nghiệp và số lượng sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia tăng

Tại buổi họp giới thiệu và cung cấp thông tin về lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu qQuốc gia lần thứ 8 năm 2022 tổ chức mới đây, ông Hoàng Minh Chiến cho biết, kỳ xét chọn năm nay diễn ra trong hoàn cảnh khó khăn do dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tình hình địa chính trị bất ổn trên thế giới đã tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nhờ công tác truyền thông tích cực để nâng cao nhận thức về Chương trình Thương hiệu Quốc gia nói chung và kỳ xét chọn Thương hiệu Quốc gia năm 2022 nói riêng đã nhận được sự hưởng ứng, quan tâm tích cực của trên 1.000 doanh nghiệp trong cả nước nộp hồ sơ và đăng ký tham gia Chương trình.

“Đáng chú ý, kỳ xét chọn năm nay ghi nhận số lượng doanh nghiệp và số lượng sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia tăng với tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay, tăng 48 doanh nghiệp so với năm 2020 (124 doanh nghiệp). Số lượng các doanh nghiệp mới tham gia Chương trình có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia cũng tăng mạnh với 64 doanh nghiệp, chiếm 37,2% trên tổng số doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia”- ông Hoàng Minh Chiến nhấn mạnh và cho biết, kết quả năm nay tiếp tục ghi nhận con số đáng tự hào khi 19 doanh nghiệp đã có 8 lần liên tiếp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia kể từ kỳ xét chọn đầu tiên năm 2008.

Trong số các sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm nay đã xuất hiện thêm nhiều tên tuổi, thương hiệu nổi tiếng trên thị trường. Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp trải dài trên 30 ngành hàng khác nhau. Về mặt địa lý, các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2022 đến từ 35 tỉnh thành thuộc cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

Theo thông tin từ Ban Tổ chức, kỳ xét chọn Thương hiệu Quốc gia để đảm bảo tính minh bạch, chính xác và công bằng cho các doanh nghiệp tham gia, các hồ sơ đăng ký xét chọn được đánh giá, thẩm định theo các tiêu chí được quy định tại Quyết định số 30/2019/QĐ-TTg, Thông tư số 33/2019/TT-BCT quy định hệ thống tiêu chí của Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam và Thông tư số 25/2021/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2019/TT-BCT.

Để thực hiện quy trình xét chọn, Ban Thư ký đã mời tổng số 39 chuyên gia trong danh sách Ban chuyên gia của Chương trình tham gia chấm hồ sơ (2 chuyên gia chấm 1 hồ sơ). Đồng thời, Ban thư ký đã thuê các đơn vị chuyên ngành có uy tín đánh giá các chỉ tiêu liên quan với mỗi hồ sơ, cụ thể: Công ty Cổ phần Mibrand (là đối tác và đại diện chính thức tại Việt Nam của Brand Finance - Công ty định giá thương hiệu toàn cầu có trụ sở tại Anh) thực hiện khảo sát khả năng nhận biết thương hiệu; Công ty KPMG đánh giá sức khỏe tài chính; Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước) xếp hạng tín dụng.

Bên cạnh đó, Ban Thư ký đã gửi công văn xin ý kiến các cơ quan quản lý chuyên ngành về chấp hành pháp luật chuyên ngành, cụ thể: Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

Thông tin mới nhất từ Brand Finance (tổ chức tư vấn hàng đầu về định giá Thương hiệu Quốc gia), trong bảng xếp hạng 100 Thương hiệu Quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2019, Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được định giá 247 tỉ USD, tăng 12 tỉ USD, tương đương 5,4% so với con số 235 tỉ USD năm 2018 và xếp hạng thứ 42.

Trong giai đoạn 3 năm qua, thứ hạng của Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tăng 8 bậc và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh.

Cùng với sự phát triển của Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng được cải thiện đáng kể.

Kết quả này là nhờ những cải cách môi trường đầu tư kinh doanh của Chính phủ, nâng cao thành tích xuất nhập khẩu, hỗ trợ thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp và những dự báo tích cực về tăng trưởng GDP.

Theo ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại: “Để kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, trong những năm qua, với vai trò là cơ quan quản lý Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, Bộ Công Thương đã và đang tiếp tục thực hiện các hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia, cùng chia sẻ và theo đuổi các giá trị cốt lõi của Chương trình, đó là Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong. Từ đó hướng tới mục tiêu xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh của Thương hiệu Quốc gia Việt Nam trên trường quốc tế”.

Phương Ngân

Bài liên quan
Tin bài khác
Chuyển giao lãnh đạo tại ThaiBinh Seed: Bà Trần Thị Trà tiếp nối di sản, mở lối cho thế hệ mới

Chuyển giao lãnh đạo tại ThaiBinh Seed: Bà Trần Thị Trà tiếp nối di sản, mở lối cho thế hệ mới

Với hơn 20 năm gắn bó và cống hiến tại ThaiBinh Seed, bà Trần Thị Trà chính thức đảm nhận vai trò Tổng giám đốc, tiếp nối di sản của người cha - Anh hùng Lao động Trần Mạnh Báo, dẫn dắt tập đoàn vững bước phát triển bền vững.
Nasaki Việt Nam vinh dự nhận Bảng vinh danh “Top 20 thương hiệu xanh Việt Nam năm 2025”

Nasaki Việt Nam vinh dự nhận Bảng vinh danh “Top 20 thương hiệu xanh Việt Nam năm 2025”

Vừa qua tại Hà Nội, Công ty TNHH Nasaki Việt Nam đã vinh dự được đón nhận Bảng ghi danh và cup cho hạng mục “Top 20 thương hiệu xanh Việt Nam năm 2025”.
Dấu ấn 50 năm ngành Điện miền Nam: Hoàn thành 50 công trình 110kV chào mừng Đại lễ 30-4

Dấu ấn 50 năm ngành Điện miền Nam: Hoàn thành 50 công trình 110kV chào mừng Đại lễ 30-4

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã chính thức hoàn thành 50 công trình lưới điện 110kV chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước và 50 năm xây dựng và phát triển EVNSPC (30/4/1975 – 30/4/2025).
SCIC thoái vốn khỏi 31 doanh nghiệp trong đợt 1/2025

SCIC thoái vốn khỏi 31 doanh nghiệp trong đợt 1/2025

Danh sách SCIC thoái vốn lần này đáng chú ý với sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp niêm yết lớn như FPT, CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco.
Cấp phép xuất khẩu gạo cho 221 doanh nghiệp

Cấp phép xuất khẩu gạo cho 221 doanh nghiệp

Các chuyên gia đánh giá, sự gia tăng số lượng doanh nghiệp trong lần cập nhật này không chỉ cho thấy sức hút mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu gạo mà còn phản ánh kỳ vọng lớn của doanh nghiệp Việt Nam.
Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam giảm phát thải carbon tại các khu công nghiệp

Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam giảm phát thải carbon tại các khu công nghiệp

Nhật Bản cam kết thúc đẩy mở rộng đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, hỗ trợ Việt Nam trong các dự án khử carbon, giảm phát thải carbon tại khu công nghiệp.
Vạn Hạnh Mall: Khi doanh nghiệp tổn thương bởi những “khoảng lặng”

Vạn Hạnh Mall: Khi doanh nghiệp tổn thương bởi những “khoảng lặng”

Những sự việc đáng tiếc xảy ra gần đây đang gián tiếp đe dọa sinh kế của hơn 1.000 nhân viên, hàng trăm đối tác của Vạn Hạnh Mall suốt nhiều năm qua.
Kết nối thương mại tại sự kiện Golf Mastercard – Vikki Invitational 2025

Kết nối thương mại tại sự kiện Golf Mastercard – Vikki Invitational 2025

Gần 200 doanh nhân Việt Nam đã có mặt tại Hoa Kỳ trong chương trình xúc tiến đầu tư kết hợp với giao lưu văn hóa thể thao do HDBank tổ chức tại Miami vào tháng 4/2025.
Củng cố thị trường nội địa: Đề xuất giảm thuế dựa trên kết quả kinh doanh

Củng cố thị trường nội địa: Đề xuất giảm thuế dựa trên kết quả kinh doanh

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đang trở thành ưu tiên hàng đầu nhằm thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng nội địa, tạo nền tảng vững chắc cho kinh tế Việt Nam trước những biến động toàn cầu.
Khởi công dự án điện năng lượng mặt trời tại nhà máy gốm mỹ nghệ Long Trường

Khởi công dự án điện năng lượng mặt trời tại nhà máy gốm mỹ nghệ Long Trường

Công ty TNHH sản xuất và xuất khẩu gốm mỹ nghệ Long Trường vừa khởi công hệ thống điện năng lượng mặt trời tại nhà máy Long Trường với công suất 1250 kWP.
Giải pháp tài chính - công nghệ góp phần thúc đẩy hành trình chuyển đổi xanh

Giải pháp tài chính - công nghệ góp phần thúc đẩy hành trình chuyển đổi xanh

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cùng Công ty cổ phần FPT phối hợp tổ chức Hội thảo "Hành trình chuyển đổi xanh và các giải pháp tài chính - công nghệ".
Vĩnh Hoàn điều chỉnh kế hoạch kinh doanh 2025: Kiên định chiến lược xuất khẩu sang Mỹ

Vĩnh Hoàn điều chỉnh kế hoạch kinh doanh 2025: Kiên định chiến lược xuất khẩu sang Mỹ

Công ty CP Vĩnh Hoàn vừa điều chỉnh kế hoạch kinh doanh 2025 với hai kịch bản thận trọng hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp khẳng định sẽ không rút khỏi thị trường xuất khẩu chủ lực là Mỹ, đồng thời đẩy mạnh đầu tư mở rộng sản phẩm và chuỗi cung ứng.
Chứng khoán APG đưa mục tiêu lợi nhuận 2025 lên 400% kế hoạch cũ

Chứng khoán APG đưa mục tiêu lợi nhuận 2025 lên 400% kế hoạch cũ

Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán APG (HoSE: APG) đã có bước điều chỉnh quan trọng trong kế hoạch kinh doanh.
Vì sao Nông nghiệp BAF Việt Nam ngừng kinh doanh nông sản?

Vì sao Nông nghiệp BAF Việt Nam ngừng kinh doanh nông sản?

Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam quyết định dừng hoàn toàn hoạt động kinh doanh nông sản. Đây là bước ngoặt lớn của doanh nghiệp này.
Doanh nghiệp ngành thép đang "ăn nên làm ra"?

Doanh nghiệp ngành thép đang "ăn nên làm ra"?

Bức tranh tài chính của các doanh nghiệp ngành thép hàng đầu Việt Nam cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ về nội lực cũng như sự chủ động trong định hướng chiến lược.