Sáng 23/3/2023, VCCI đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các doanh nghiệp trong và ngoài nước về Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) nhằm nắm bắt xu thế phát triển.
aa
Ông Trần Thế Phương, Phó trưởng phòng Phòng Chính sách Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông – đơn vị xây dựng dự thảo luật).
Tham dự hội thảo có các đại diện của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông; các cơ quan, hiệp hội và đông đảo các doanh nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông.
Nhiều qui định tại dự thảo chưa phù hợp
Phát biểu tại hội thảo, nhiều diễn giả bày tỏ quan ngại về việc Dự luật này mở rộng phạm vi áp dụng để điều chỉnh cả các dịch vụ không phải là dịch vụ viễn thông ví dụ như các dịch vụ hội thoại, tin nhắn, hội họp trên các nền tảng Internet, dịch vụ điện toán đám mây, và dịch vụ trung tâm dữ liệu. Theo pháp luật của các quốc gia trên thế giới và thông lệ quốc tế thì các dịch vụ trên đều không phải là dịch vụ viễn thông và nên được điều chỉnh bởi những văn bản pháp luật riêng. Nếu Dự luật này được thông qua như dự thảo hiện nay, các loại hình dịch vụ trên sẽ phải xin cấp giấy phép viễn thông và chịu sự điều chỉnh như những dịch vụ viễn thông truyền thống.
Ông Trần Thế Phương, Phó trưởng phòng Phòng Chính sách Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông – đơn vị xây dựng dự thảo luật), cho biết Luật Viễn thông 2009 đến nay đã thực thi được 13 năm, trong luật này có những nội dung vướng mắc, thậm chí có những nội dung triển khai trên thực tế rất khó khăn và điều này cũng bình thường vì luật đã trải qua một vòng đời khá dài. Nhưng đặc biệt, luật hiện nay chưa phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ cũng như yêu cầu quản lý với lĩnh vực viễn thông trong tình hình mới.
Đại diện Hội đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ - ASEAN cho rằng các qui định hiện nay trong Dự thảo sẽ tạo nên những rào cản đối với đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện toán đám mây và dịch vụ trung tâm dữ liệu – là những dịch vụ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của một nền kinh tế số. Sự phát triển của hai loại hình dịch vụ này rất cần huy động mọi nguồn lực bao gồm cả vốn và và công nghệ từ mọi thành phần kinh tế, trong đó đặc biệt là từ khu vực đầu tư nước ngoài. Việc quản lý các dịch vụ này như các dịch vụ viễn thông với những hạn chế về vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, qui định về cấp phép như đối với dịch vụ viễn thông, hoặc buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải ký kết hợp đồng thương mại với doanh nghiệp viễn thông trong nước là những quan ngại lớn của các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Hơn nữa, đại diện của Hội đồng này cũng nhấn mạnh rằng dịch vụ điện toán đám mây và dịch vụ trung tâm dữ liệu đều không phải là dịch vụ viễn thông nên không rõ vì sao các dịch vụ này lại được đưa vào phạm vi điều chỉnh của Luật viễn thông (sửa đổi) và quản lý như các dịch vụ viễn thông.
Luật sư Trần Mạnh Hùng, Giám đốc công ty Luật trách nhiệm hữu hạn quốc tế BMVN đánh giá: Các quy định trong Dự thảo luật như yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ OTT xuyên biên giới phải có hợp đồng thương mại với một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hoặc đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam sẽ là những rào cản đối với các dịch vụ OTT hoạt động tại Việt Nam. Luật sư Hùng nhấn mạnh, những người sử dụng dịch vụ OTT đều đã phải có thuê bao hay quan hệ hợp đồng trực tiếp hoặc gián tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông rồi, nên không có cơ sở pháp lý hay thực tiễn nào để các nhà cung cấp dịch vụ OTT phải ký một hợp đồng thương mại với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông.
Lo ngại ảnh hưởng các dịch vụ điện toán đám mây
Ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc điều hành, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), cho rằng Dự thảo luật viễn thông sửa đổi này cực kỳ quan trọng và nằm trong tổng thể Việt Nam đang rà soát hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến kinh tế số, các mô hình kinh tế mới.
Dù vậy, ông Thành cho rằng các quy định hiện nay trong Dự thảo sẽ tạo nên những rào cản đối với đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện toán đám mây và dịch vụ trung tâm dữ liệu. Trong khi đó, đây là những dịch vụ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của một nền kinh tế số. Sự phát triển của hai loại hình dịch vụ này rất cần huy động mọi nguồn lực bao gồm cả vốn và và công nghệ từ mọi thành phần kinh tế, trong đó đặc biệt là từ khu vực đầu tư nước ngoài.
Theo đại diện của Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) đang sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu của các doanh nghiệp nước ngoài do nhu cầu xử lý thông tin và dữ liệu diễn ra ở bên ngoài Việt Nam. Thực tiễn này đặc biệt phổ biến đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các công ty tài chính, bảo hiểm nước ngoài hoặc các hoạt động thương mại xuyên biên giới. Các doanh nghiệp này sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hoặc trung tâm dữ liệu nước ngoài không thể tiếp tục cung cấp dịch vụ cho họ do không đáp ứng được các yêu cầu trong Dự thảo như lập văn phòng đại diện hoặc có hợp đồng thương mại với các doanh nghiệp viễn thông trong nước. Vì vậy, các qui định hạn chế đối với hai loại hình dịch vụ này cũng có thể khiến môi trường đầu tư tại Việt Nam kém hấp dẫn và cạnh tranh hơn.
Hội thảo lấy ý kiến của các doanh nghiệp trong và ngoài nước về Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi).Cần nắm bắt xu thế phát triểncủa các dịch vụ hạ tầng viễn thông
Một trong những mục tiêu của sửa đổi Luật viễn thông lần này là nhằm “thúc đẩy hạ tầng viễn thông phát triển phục vụ cho nền kinh tế số, phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ”. Theo ý kiến của một số chuyên gia tại hội thảo, một xu hướng trong ngành viễn thông đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm hiện nay đó là sự phát triển dịch vụ viễn thông qua vệ tinh. Đặc biệt, theo ý kiến của một số chuyên gia, một xu hướng trong ngành viễn thông đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm hiện nay đó là sự phát triển dịch vụ viễn thông qua vệ tinh. Dịch vụ này hiện nay đang được nhiều quốc gia tạo điều kiện phát triển do những lợi thế về độ bao phủ gần như ở mọi nơi, bao gồm cả vùng sâu, vùng xa và hải đảo, trong khi không phải đầu tư lắp đặt các hệ thống cáp biển hay đường truyền vốn cần đầu tư lớn và tính ổn định cao không cao.
Ngày 8/5/2025, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Phú Thọ tổ chức hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025, đồng thời tổng kết Đề án 939/CP của Chính phủ về “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2017 - 2025 và ngày hội phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp năm 2025.
Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang có văn bản kiến nghị gửi tới lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đề xuất sửa đổi Luật Đầu tư năm 2020 nhằm bãi bỏ thủ tục chấp thuận hoặc điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với nhà đầu tư trong nước.
Ông Nguyễn Văn Thân — Đại biểu Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam — người dành cả thập kỷ kiến nghị chính sách hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân, chia sẻ bản thân cảm thấy "thực sự hưng phấn" khi Nghị quyết 68 chính thức ra đời.
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 4/5/2025 được đánh giá là bước ngoặt lớn trong quá trình thể chế hóa vai trò của kinh tế tư nhân – khu vực ngày càng đóng vai trò trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân. Các chuyên gia và đại diện lãnh đạo các hội doanh nghiệp đều bày tỏ sự kỳ vọng và tin tưởng vào tác động lan tỏa mà nghị quyết này mang lại.
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã nhanh chóng ban hành Chương trình hành động cụ thể nhằm hiện thực hóa các định hướng chiến lược tại Nghị quyết số 68-NQ/TW.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết nhiều nội dung trong dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) cần được tiếp tục rà soát và chỉnh sửa để đảm bảo tính hợp lý và khả thi trong thực thi.
Để doanh nghiệp nhỏ và vừa thật sự trở thành động lực tăng trưởng, bứt phá mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập sâu rộng, theo ông Nguyễn Văn Thân – Chủ tịch VINASME, điều cần thiết hơn bao giờ hết là một hệ thống giải pháp đủ mạnh, mang tính định hướng chiến lược và hành động quyết liệt.
Có trải qua những năm tháng chiến tranh, chứng kiến cảnh đất nước hai miền chia cắt mới thấy ý nghĩa to lớn của ngày 30/4 lịch sử, mới cảm nhận hết giá trị của những năm tháng hoà bình và sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
Tròn nửa thập kỷ hòa bình thống nhất đất nước, người dân khắp mọi miền Tổ quốc đang sống trong bầu không khí hoan ca, tự hào của lịch sử oai hùng, thì những người lính nói chung và CLB Trái tim người lính Phương Nam nói riêng vẫn âm thầm, miệt mài viết tiếp bản tình ca hào hùng cho dân tộc.
Với chủ đề “Sản xuất thông minh – Vị ngon lành mạnh; Tiết kiệm năng lượng – Bảo vệ môi trường”, các doanh nghiệp đồ uống trong và ngoài nước đã chia sẻ thông tin về đổi mới công nghệ sản xuất tại “Hội thảo phát triển công nghiệp đồ uống”, ngày 26/4.
Sự kiện VINASME ký kết hợp tác với MBV không chỉ là dịp đánh dấu mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai bên, mà còn mở ra kỳ vọng mới cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hành trình đổi mới.
Chiều ngày 25/4, tại Hà Nội đã diễn ra Chương trình "Tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo để hàng hóa, thương hiệu Việt phát triển trong bối cảnh doanh nghiệp thích nghi với mức thuế đối ứng của Mỹ".
Đại hội Hiệp hội Du lịch Nha Trang – Khánh Hòa lần VI, nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra vào sáng ngày 25/4, đánh dấu bước chuyển mình của Hiệp hội Du lịch Nha Trang – Khánh Hòa sau 20 năm hình thành và phát triển (2005-2025).
Vừa qua, IWEC đã tổ chức chương trình Cà phê Doanh nhân số 2 với chủ đề "Tiềm năng thị trường Halal – Chìa khóa thành công cho doanh nghiệp" thu hút đông đảo các doanh nghiệp tham dự.