Thứ tư 30/10/2024 10:30
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Làm thế nào doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng cơ hội từ CBAM?

08/12/2023 14:51
Từ năm 2024, các nước châu Âu bắt đầu áp dụng “Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon - CBAM”. Cơ chế này được xem như một loại "thuế môi trường" và dự báo sẽ ảnh hưởng lớn đến hàng hóa xuất khẩu của các nước trong đó có Việt Nam vào thị trường EU.
aa
Ảnh minh họa
Từ năm 2024, các nước châu Âu bắt đầu áp dụng “Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon - CBAM”

Theo các chuyên gia, nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong Liên minh châu Âu (EU), đang nhanh chóng đưa ra các cam kết về giảm phát thải nhà kính nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Bà Nga Phạm, một chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Tài chính, Đại học Monash, Úc, cho biết: Chính sách CBAM (Carbon Border Adjustment Mechanism) có thể được hiểu một cách đơn giản là một loại thuế môi trường được áp dụng đối với các nhà sản xuất không tuân thủ phát triển bền vững và xuất khẩu có lượng phát thải cao vào khu vực này.

Về bản chất, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (The EU's Carbon Border Adjustment Mechanism - CBAM) sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.

Về cơ chế cụ thể, nhà nhập khẩu hàng vào EU theo Cơ chế CBAM đăng ký với cơ quan quản lý trong nước và mua chứng chỉ CBAM. Giá của chứng chỉ dựa vào giá tín chỉ phát thải hàng tuần của Hệ thống thương mại khí thải của Liên minh châu Âu (EU ETS). Nhà nhập khẩu trong EU kê khai hàm lượng phát thải trong hàng nhập khẩu và giao nộp số lượng tín chỉ tương ứng của mỗi năm. Nếu nhà nhập khẩu chứng minh được giá carbon đã được thanh toán khi sản xuất hàng nhập khẩu, lượng phát thải tương ứng có thể được khấu trừ.

Ảnh minh họa
EU đã thêm 63 ngành và phân ngành có rủi ro rò rỉ carbon cao vào giai đoạn 2021-2030, tập trung vào năng lượng, khoáng sản, sản xuất thực phẩm, sản xuất dệt may, hóa chất và xây dựng.

EU phân loại hàng hóa thành 2 loại để tính suất phát thải thực tế gồm: Hàng hóa đơn giản và hàng hóa phức tạp. Hàng hóa phức tạp sẽ tính toán cả lượng phát thải của nguyên liệu đầu vào. Như vậy, các doanh nghiệp phải nhận thức được rằng, phát thải được tính cho hàng hóa không chỉ đơn giản phát sinh trong quá trình sản xuất, mà còn cả từ nguyên liệu, nghĩa là các doanh nghiệp phải báo cáo chi tiết về hàng hóa đầu vào.

Việc đánh thuế này là trụ cột quan trọng trong các chính sách khí hậu của châu Âu và cũng là một trong những cơ chế mà EU khuyến khích các đối tác thương mại khử carbon trong lĩnh vực sản xuất.

Dự kiến mức "thuế" môi trường này có thể lên đến 100 USD/tấn CO2, một mức cao có thể làm tăng giá các hàng hóa nhập khẩu vào EU đáng kể và từ đó làm giảm sức cạnh tranh. Không chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu, mà cả các doanh nghiệp trong EU cũng phải đối mặt với khoảng 1.000 yêu cầu liên quan đến CBAM từ các cơ quan quản lý. EU đang là một trong những thị trường tiêu thụ lớn của Việt Nam. Để giải quyết thách thức này, các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng thực hiện chiến lược "xanh hóa" trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Trong đó, việc thực hiện báo cáo ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) là vô cùng quan trọng.

Báo cáo ESG giúp doanh nghiệp xác định hướng đi theo con đường xanh, đồng thời đáp ứng các yêu cầu của chính sách CBAM. Khi đó, doanh nghiệp sẽ nâng cao khả năng tiếp cận thị trường quốc tế, đặc biệt là những nơi thực hiện ESG, cũng như tăng cường uy tín thương hiệu, giảm chi phí và nâng cao hiệu suất kinh doanh.

Hiện nay, Chính sách Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) đang có tác động trực tiếp đến bốn ngành công nghiệp chính của Việt Nam, bao gồm sắt thép, xi măng, phân bón và nhôm, đây không phải là những ngành xuất khẩu mạnh của nước ta sang Liên minh châu Âu (EU). Do đó, trong tương lai ngắn hạn, tổng xuất khẩu của Việt Nam sang EU có vẻ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, áp dụng CBAM sẽ tăng giá xuất khẩu, từ đó giảm khả năng cạnh tranh và có ảnh hưởng đến nhu cầu tại thị trường EU.

Để đánh giá tác động của CBAM đối với Việt Nam, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu trên bốn lĩnh vực chính là nhôm, thép, xi măng và phân bón, các mặt hàng xuất khẩu quan trọng vào thị trường EU. Tổng thể, tác động của CBAM đối với nền kinh tế không lớn, nhưng với từng ngành và doanh nghiệp, giảm giá trị xuất khẩu có thể đáng kể, tạo áp lực lớn đối với doanh nghiệp.

Trong số này, ngành thép có thể giảm khoảng 4% giá trị xuất khẩu, với ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu và khả năng cạnh tranh. Ngành nhôm cũng có thể giảm hơn 4% giá trị xuất khẩu và 0,4% sản lượng. Đối với xi măng và phân bón, tác động không đáng kể.

Về lâu dài, CBAM có thể được mở rộng để bao gồm cả phát thải gián tiếp và các lĩnh vực khác, cũng như các sản phẩm sử dụng nhiều carbon. EU đã thêm 63 ngành và phân ngành có rủi ro rò rỉ carbon cao vào giai đoạn 2021-2030, tập trung vào năng lượng, khoáng sản, sản xuất thực phẩm, sản xuất dệt may, hóa chất và xây dựng.

Sau khi CBAM được áp dụng, các thị trường khác như Hoa Kỳ, Canada và Nhật Bản có thể phản ứng bằng cách thiết lập các cơ chế riêng để giảm phát thải khi nhập khẩu. Ví dụ, Hoa Kỳ đang xây dựng Đạo luật Cạnh tranh Sạch (Clean Competition Act), dự kiến áp dụng từ năm 2023. Để ứng phó, Việt Nam nên chấp nhận CBAM và giảm thiểu tác động tiêu cực.

Một số đề xuất để giảm thiểu tác động của CBAM:

Đối với cơ quan quản lý và chính sách:

Xây dựng quy định chi tiết hướng dẫn doanh nghiệp về CBAM và lộ trình tiếp cận.

Thực hiện cơ chế định giá carbon và thị trường tín dụng carbon.

Đối thoại với EU để làm rõ các quy định và ưu đãi của CBAM.

Cung cấp ưu đãi thuế hoặc tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sang sản xuất xanh.

Đối với doanh nghiệp xuất khẩu:

Theo dõi tiến triển CBAM và chuẩn bị kế hoạch ứng phó.

Nghiên cứu yêu cầu báo cáo phát thải và phát triển quy trình nội bộ.

Đánh giá tác động tài chính và cơ hội thương mại.

Áp dụng chính sách khử carbon để giảm phát thải trong sản xuất.

Ảnh minh họa
Ông Nguyễn Đình Quyền, Giám đốc điều hành và Chuyên gia tư vấn tính toán khí thải tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Kinh doanh ESG

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Đình Quyền, Giám đốc điều hành và Chuyên gia tư vấn tính toán khí thải tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Kinh doanh ESG (ESG Education & Business), đã đưa ra nhận định chi tiết về những thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam có thể phải đối mặt với Chính sách Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) và hướng dẫn một lộ trình thực hiện.

Hiện nay, hơn 97% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, và nhiều trong số đó thiếu minh bạch trong mô hình kinh doanh, đặc biệt là về tài chính. Các vấn đề như không tuân thủ chuẩn mực kế toán, sự không minh bạch trong báo cáo tài chính, và thiếu đầu tư vào quản lý, tổ chức, và năng lực sản xuất đang là thách thức lớn.

Doanh nghiệp thường gặp khó khăn khi vay vốn ngân hàng, đặc biệt là với các khoản vay xanh, do thiếu tài sản đảm bảo và khả năng cung ứng thông tin cho ngân hàng. Ngược lại, ngân hàng cũng khó có được thông tin đầy đủ về doanh nghiệp nhỏ và vừa, với nguồn thông tin chủ yếu từ Trung tâm Thông tin Tín dụng.

Trong bối cảnh này, khi đối mặt với thách thức lớn về chuyển đổi xanh và CBAM, các doanh nghiệp cần thực hiện một số bước quan trọng:

  1. Quy trình đo đạc - báo cáo - thẩm định (MRV): Cần xây dựng quy trình MRV dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, ISO 5001 để đảm bảo sự minh bạch và trung thực trong báo cáo phát thải khí nhà kính.

  2. Giải pháp giảm phát thải: Trước khi áp dụng công nghệ mới, doanh nghiệp cần tập trung vào quản lý năng lượng, nguyên vật liệu, sản phẩm và khí thải, sử dụng các ứng dụng công nghệ như quản lý năng lượng thông minh, quản lý khí nhà kính thông minh và quản lý sản phẩm/chuỗi cung ứng thông minh.

  3. Công nghệ chuyển đổi sản xuất xanh: Doanh nghiệp cần nghiên cứu và sử dụng các công nghệ phù hợp với điều kiện tài chính và năng lực vận hành. Cần ưu tiên phát triển các công nghệ trong nước và hỗ trợ chúng để đạt được công nhận trong việc giảm phát thải.

  4. Chính sách hỗ trợ: Chính phủ cần tạo ra các chính sách ưu tiên để cải tiến công nghệ giảm phát thải, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi.

  5. Hợp tác với doanh nghiệp FDI: Cần xem xét và học hỏi từ các doanh nghiệp FDI về các tiêu chuẩn và chính sách thực thi đã được xây dựng từ vài chục đến trăm năm.

Cuối cùng, ông Quyền nhấn mạnh rằng quá trình chuyển đổi sang sản xuất xanh và giảm phát thải đòi hỏi sự nghiêm túc và minh bạch từ doanh nghiệp, và đồng thời, sự hỗ trợ và thúc đẩy từ phía chính phủ và các tổ chức có liên quan.

Bình Phương t/h

Bài liên quan
Tin bài khác
CIENCO4: Ghi nhận lãi ròng quý 3 đạt hơn 55 tỷ đồng, tăng 95%

CIENCO4: Ghi nhận lãi ròng quý 3 đạt hơn 55 tỷ đồng, tăng 95%

CTCP Tập đoàn CIENCO4 (C4G) ghi nhận lãi ròng quý 3 năm 2024 đạt hơn 55 tỷ đồng, tăng 95% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, Tập đoàn mới hoàn thành 62% mục tiêu lợi nhuận cho năm, đối mặt với nhiều thách thức.
Nhà sáng lập TikTok trở thành tỷ phú giàu nhất Trung Quốc

Nhà sáng lập TikTok trở thành tỷ phú giàu nhất Trung Quốc

Ông Trương Nhất Minh, nhà sáng lập ByteDance, công ty mẹ của TikTok, đã trở thành người giàu nhất Trung Quốc với khối tài sản cá nhân trị giá 49,3 tỷ USD, theo danh sách tỷ phú thường niên công bố hôm thứ Ba (29/10).
"Gã khổng lồ" bán dẫn Intel đầu tư 300 triệu USD vào nhà máy ở Trung Quốc

"Gã khổng lồ" bán dẫn Intel đầu tư 300 triệu USD vào nhà máy ở Trung Quốc

Thành Đô không chỉ là địa điểm chiến lược trong chuỗi cung ứng của Intel, mà còn được đánh giá cao nhờ môi trường kinh doanh thuận lợi, tạo điều kiện cho Intel.
Công bố thành lập quỹ phúc lợi OMODA & JAECOO Việt Nam

Công bố thành lập quỹ phúc lợi OMODA & JAECOO Việt Nam

Tại Hội nghị Người dùng Toàn cầu diễn ra từ ngày 17 đến 21/10/2024, Liên doanh Geleximco - Chery đã công bố thành lập quỹ phúc lợi OMODA & JAECOO Việt Nam.
Điện lực Phú Thọ: Sản lượng điện đạt trên 3,1 tỷ kWh

Điện lực Phú Thọ: Sản lượng điện đạt trên 3,1 tỷ kWh

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Công ty Điện lực Phú Thọ đã đảm bảo bảo cung ứng điện an toàn, ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với sản lượng điện thương phẩm đạt trên 3,1 tỷ kWh.
Tập đoàn Bệnh viện TNH: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tăng lên 70%

Tập đoàn Bệnh viện TNH: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tăng lên 70%

CTCP Tập đoàn Bệnh viện TNH (HOSE: TNH) vừa hoàn tất chào bán 15,2 triệu cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên 70%.
CTCP Nhiệt Điện Phả Lại tăng 10% nhưng lỗ gộp 57 tỷ đồng

CTCP Nhiệt Điện Phả Lại tăng 10% nhưng lỗ gộp 57 tỷ đồng

CTCP Nhiệt Điện Phả Lại (HOSE: PPC) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024, ghi nhận doanh thu tăng 10% nhưng lỗ gộp 57 tỷ đồng.
Intel từng bỏ lỡ cơ hội mua lại Nvidia chỉ với giá 20 tỷ USD

Intel từng bỏ lỡ cơ hội mua lại Nvidia chỉ với giá 20 tỷ USD

Trong khi Nvidia ở thời kỳ hoàng kim với giá trị vốn hóa khổng lồ, Intel lại đang chật vật với giá cổ phiếu giảm sâu và giá trị thị trường chưa đầy 100 tỉ USD.
Hermes ghi nhận doanh số mạnh mẽ bất chấp ngành hàng xa xỉ ảm đạm

Hermes ghi nhận doanh số mạnh mẽ bất chấp ngành hàng xa xỉ ảm đạm

Nhà mốt tới từ Paris Hermes đã đạt được tăng trưởng vững chắc với doanh số bán hàng tăng 11,3% trong quý III, trái ngược hoàn toàn so với tình hình của các đối thủ như Kering và LVMH.
Kinh doanh đuối sức, Phục Hưng Holdings thay Tổng Giám đốc

Kinh doanh đuối sức, Phục Hưng Holdings thay Tổng Giám đốc

Ông Trần Hồng Phúc sẽ rời khỏi vị trí Tổng Giám đốc Xây dựng Phục Hưng Holdings, nhường lại cho ông Đặng Trọng Đức, quyết định sẽ có hiệu lực từ ngày 6/11/2024.
Masan lãi 701 tỷ đồng trong quý III/2024

Masan lãi 701 tỷ đồng trong quý III/2024

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2024 – Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (MSN/HOSE) công bố báo cáo tài chính chưa kiểm toán của quý III/2024.
Nestlé Health Science đồng hành cùng "5.000 bước chân hạnh phúc"

Nestlé Health Science đồng hành cùng "5.000 bước chân hạnh phúc"

"5.000 bước chân hạnh phúc" không chỉ là một hoạt động thể chất mà còn là cơ hội để mọi người cùng nhau chia sẻ, lan tỏa yêu thương và niềm hy vọng.
Con gái Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang dự định mua 10 triệu cổ phiếu MSN.

Con gái Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang dự định mua 10 triệu cổ phiếu MSN.

Thị trường chứng khoán Việt Nam xôn xao khi bà Nguyễn Yến Linh, con gái Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang, công bố kế hoạch mua 10 triệu cổ phiếu MSN từ 29/10 đến 18/11/2024.
Vinh danh 38 doanh nhân chèo lái doanh nghiệp, vượt qua thác ghềnh từ quá khứ đến hiện tại

Vinh danh 38 doanh nhân chèo lái doanh nghiệp, vượt qua thác ghềnh từ quá khứ đến hiện tại

Chương trình "Người truyền lửa" do CLB Doanh nhân Sài Gòn tổ chức tối ngày 24/10 đã vinh danh 38 doanh nhân là thành viên CLB Doanh nhân Sài Gòn đã lãnh đạo doanh nghiệp trong suốt 20 năm, 30 năm, thậm chí 40 năm.
Gã khổng lồ Arm tuyên bố hủy giấy phép sử dụng thiết kế chip với Qualcomm

Gã khổng lồ Arm tuyên bố hủy giấy phép sử dụng thiết kế chip với Qualcomm

Nếu gã khổng lồ Arm thực hiện quyết định này, Qualcomm có thể phải đối mặt với việc ngừng bán hàng hoặc các hành động pháp lý để đòi bồi thường thiệt hại.