Thứ hai 07/07/2025 14:51
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

"Không thể bắt cuộc sống phải ngồi chờ pháp luật"

12/10/2020 00:00
Nhiều chuyên gia khẳng định tình trạng chậm trễ ban hành nghị định, tạo khoảng trống luật pháp quá lâu, gây “bối rối” cho các cơ quan thừa hành… là tình trạng phổ biến hiện nay và cần chấn chỉnh sớm.

Luật Quản lý sử dụng tài sản công đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, về nguyên tắc luật có hiệu lực thì văn bản quy định chi tiết phải có hiệu lực theo.

Quy định là thế nhưng tại cuộc họp báo mới đây, ông Nguyễn Tân Thịnh - Phó cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) Phó cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) cho biết Nghị định quy định về sử dụng tài sản công thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT (xây dựng - chuyển giao) chưa thể ban hành do gặp nhiều khó khăn vì liên quan đến nhiều vấn đề, quy định pháp luật khác như: đầu tư, đất đai, đặc biệt là xác định giá trị quyền sử dụng đất để đảm bảo theo giá thị trường, tránh thất thoát.

Nhưng, đáng nói, với đề xuất này, chính quyền địa phương có dự án BT vướng phải nhiều lúng túng khi giải quyết phương án tài chính với các hợp đồng BT ký trước thời điểm Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và văn bản chỉ đạo của Bộ Tài chính có hiệu lực. Nhiều nhà đầu tư đã triển khai, thậm chí hoàn thành xong dự án nhưng chưa được bàn giao quỹ đất hoàn vốn như quy định của hợp đồng. Thậm chí, gay gắt hơn, nhiều quan điểm khẳng định quyết định này của Bộ Tài chính sẽ đẩy cả nhà nước, nhà đầu tư vào thế khó.

Dự án đường trục phía nam Hà Nội do Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5 (Cienco 5) làm chủ đầu tư, tuyến đường trục này mới chỉ xây dựng được 12km/41km theo cam kết

Nói như GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo của Bộ Tài chính là hoàn toàn “ngược đời” bởi không thể bắt cuộc sống phải đợi pháp luật. Không có quốc gia nào làm như thế. Hợp đồng BT có thể đúng, sai, có mặt tốt và chưa tốt, cần sự phát hiện, điều chỉnh của luật pháp.

“Nếu có nghi vấn thì cơ quan thanh tra, kiểm toán có thể vào cuộc. Nhưng, khi hợp đồng đã được ký thì nhà nước phải làm theo đúng nội dung hợp đồng bởi sau khi ký thì hợp đồng BT chính là nguyên tắc cao nhất được pháp luật cho phép”, GS Đặng Hùng Võ nêu rõ.

Cũng theo GS Võ, trách nhiệm chính trong quản lý các dự án BT thuộc về Bộ Kế hoạch và Đầu tư vì các dự án được điều chỉnh bởi Luật Đầu tư công; các cơ quan, bộ, ngành khác chỉ có nhiệm vụ phối hợp. Như thế, liên quan đến quản lý hợp đồng BT, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công chỉ là một trong số nhiều luật có hiệu lực, không thể đặt trên các luật khác. Điều này đồng nghĩa với việc, không thể bắt nhà đầu tư phải chờ đợi nghị định hướng dẫn luật này ra đời khi nhiều dự án đang trong quá trình triển khai hoặc đã hoàn tất.

Vẫn biết rằng, một quyết định chính sách, khi ra đời, khó có thể làm “hài lòng” tất cả các đối tượng liên quan, nhưng vấn đề ở chỗ việc xây dựng, thực thi luật phải tính đến và hướng đến mục tiêu cao nhất: lợi ích quốc gia, sự thuận lợi cho đời sống người dân và hoạt động của doanh nghiệp.

Vậy, làm thế nào để một chính sách khi ra đời có thể dung hòa được lợi ích của cả nhà nước, nhà đầu tư và người dân? Làm thế nào để cơ quan quản lý không còn “lúng túng” trước khi giải quyết phương án tài chính với các hợp đồng BT ký trước thời điểm Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và văn bản chỉ đạo của Bộ Tài chính có hiệu lực? Và làm thế nào để nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư vào các dự án BT với vòng đời dài và nhiều rủi ro?

Trả lời câu hỏi này, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, thành viên NHQuang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) khẳng định, trong trường hợp nếu một chính sách có sai hay khiếm khuyết thì hãy ban hành một chính sách mới, đúng đắn để thay thế, trong đó phải tính đến và dám chấp nhận cả độ trễ của thực thi cái mới lẫn hậu quả từ cái cũ đã xảy ra.

Trong bối cảnh của ngày hôm nay, nhiệm vụ này, dĩ nhiên là không đơn giản nhưng trong bối cảnh của thời đại mới này, các cơ quan lập chính sách buộc phải tự nâng cao năng lực để có thể đảm nhiệm.

Do đó, khi nhìn xa hơn về vấn đề giải pháp cho các dự án BT, ông Lập khẳng định: Trong bối cảnh hiện tại, chính sách cho các dự án BT không nên nhất thời và vụn vặt, hơn thế, nó cần được đặt trong việc xem lại một cách tổng thể chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng đi kèm với các giải pháp tài chính chuyên nghiệp. Bởi nên nhớ, “đổi đất lấy cơ sở hạ tầng” vốn đã từng và vẫn luôn luôn là giải pháp tình thế chứ không dựa trên cơ sở lý luận nào cả.

Huyền Trang

TAGS:

Tin bài khác
Cảnh báo mạo danh doanh nghiệp du lịch để lừa đảo trên mạng xã hội

Cảnh báo mạo danh doanh nghiệp du lịch để lừa đảo trên mạng xã hội

Bộ Công an cảnh báo về việc các đối tượng sử dụng tài khoản Facebook tích xanh giả mạo các khu nghỉ dưỡng, khách sạn và công ty lữ hành uy tín để chiếm đoạt tiền cọc, cung cấp mã đặt phòng giả.
Sơn La: Xử lý 210 vụ vi phạm trong 6 tháng

Sơn La: Xử lý 210 vụ vi phạm trong 6 tháng

Lực lượng Quản lý thị trường Sơn La đã tăng cường kiểm tra, xử lý hơn 200 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 1,5 tỷ đồng, góp phần lập lại trật tự thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quảng Trị thành lập Thi hành án dân sự tỉnh mới sau sáp nhập

Quảng Trị thành lập Thi hành án dân sự tỉnh mới sau sáp nhập

Quảng Trị công bố quyết định thành lập THADS sau sáp nhập, bổ nhiệm loạt lãnh đạo mới, đồng thời công bố quyết định nghỉ hưu cho nhiều cán bộ theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Bị cưỡng chế 4,2 tỷ tiền thuế, Vietfracht HoChiMinh kinh doanh ra sao?

Bị cưỡng chế 4,2 tỷ tiền thuế, Vietfracht HoChiMinh kinh doanh ra sao?

Ngày 2/7/2025, Hải quan Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định cưỡng chế hành chính đối với Chi nhánh Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu (Vietfracht HoChiMinh) vì chậm nộp thuế kéo dài, với số tiền nợ lên tới hơn 4,19 tỷ đồng.
Bộ Y tế đề xuất siết chặt hậu kiểm thực phẩm trên sàn thương mại điện tử

Bộ Y tế đề xuất siết chặt hậu kiểm thực phẩm trên sàn thương mại điện tử

Trước thực trạng ngày càng nhiều thực phẩm được tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử, Bộ Y tế đã đề xuất sửa đổi toàn diện quy định về hậu kiểm trong dự thảo sửa đổi Nghị định 15, với trọng tâm là bổ sung các biện pháp quản lý sản phẩm trên nền tảng này.
Cục Hải quan: Doanh nghiệp không cần nộp chứng từ theo địa chỉ mới

Cục Hải quan: Doanh nghiệp không cần nộp chứng từ theo địa chỉ mới

Cục Hải quan đã ban hành văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị trực thuộc nhằm đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) được duy trì thông suôt trong giai đoạn chuyển đổi địa giới hành chính.
Đà Nẵng: Cảnh báo tình trạng cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp

Đà Nẵng: Cảnh báo tình trạng cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp

Tình trạng cho thuê trái phép nhà xưởng trong các khu công nghiệp ở Đà Nẵng đang diễn ra âm thầm, đe dọa an toàn lao động, méo mó môi trường đầu tư và thất thu ngân sách.
Thu hồi 7 sản phẩm, ngừng tiếp nhận hồ sơ công bố của Dược phẩm Toàn Cầu Đông Nam vì sai phạm

Thu hồi 7 sản phẩm, ngừng tiếp nhận hồ sơ công bố của Dược phẩm Toàn Cầu Đông Nam vì sai phạm

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc đối với 7 sản phẩm mỹ phẩm do Công ty TNHH Dược phẩm Toàn Cầu Đông Nam chịu trách nhiệm đưa ra thị trường, với lý do công thức sản phẩm không đúng so với hồ sơ đã công bố, nhãn mác không đáp ứng quy định hiện hành.
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP

Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP

Chính phủ đã ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP quy định chi tiết về việc đăng ký doanh nghiệp, trong đó có những quy định mới liên quan đến hộ kinh doanh và thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
Quyền sở hữu trí tuệ và phân chia lợi nhuận trong dự án PPP

Quyền sở hữu trí tuệ và phân chia lợi nhuận trong dự án PPP

Ngày 1/7/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 180/2025/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hợp tác công tư (PPP) quy định cụ thể về quyền sở hữu trí tuệ, quyền quản lý dữ liệu và cơ chế phân chia lợi nhuận trong các dự án hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư nhân.
Từ tháng 7/2025, cán bộ, công chức bị cấm 6 nhóm hành vi vi phạm

Từ tháng 7/2025, cán bộ, công chức bị cấm 6 nhóm hành vi vi phạm

Luật Cán bộ, công chức sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua ngày 24/6/2025, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Luật mới quy định rõ 6 nhóm hành vi mà cán bộ, công chức không được làm, với mục tiêu siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy hành chính.
Bắt Giám đốc Công ty Athena Việt Nam sản xuất gần 14.000 mỹ phẩm giả tại Phú Thọ

Bắt Giám đốc Công ty Athena Việt Nam sản xuất gần 14.000 mỹ phẩm giả tại Phú Thọ

Công ty Athena Việt Nam bị phát hiện sản xuất và đưa ra thị trường gần 14.000 sản phẩm mỹ phẩm giả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Công khai 286 doanh nghiệp nợ thuế hơn 840 tỷ đồng tại Vĩnh Phúc cũ

Công khai 286 doanh nghiệp nợ thuế hơn 840 tỷ đồng tại Vĩnh Phúc cũ

Tính đến hết tháng 5/2025, Chi cục Thuế khu vực VIII (thuộc tỉnh Vĩnh Phúc cũ) đã công khai danh sách 286 người nộp thuế đang nợ tổng cộng hơn 841,9 tỷ đồng tiền thuế và các khoản thu ngân sách.
Từ ngày 1/7/2025, nhiều chính sách mới liên quan đến đời sống người dân có hiệu lực

Từ ngày 1/7/2025, nhiều chính sách mới liên quan đến đời sống người dân có hiệu lực

Hôm nay (ngày 1/7), nhiều chính sách mới liên quan thiết thực đến đời sống người dân bắt đầu có hiệu lực.
Nhìn lại vụ triệt phá cơ sở sản xuất, tiêu thụ mỹ phẩm giả tại Triệu Sơn (Thanh Hóa)

Nhìn lại vụ triệt phá cơ sở sản xuất, tiêu thụ mỹ phẩm giả tại Triệu Sơn (Thanh Hóa)

Vừa qua, sau một thời gian theo dõi, Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức triệt phá một cơ sở sản xuất, buôn bán mỹ phẩm giả tại xã Minh Sơn, huyện Triệu Sơn do đối tượng Nguyễn Thị Dung (sinh 1985) làm chủ.