
Khó khăn cho doanh nghiệp chăn nuôi heo
Chi phí thức ăn chăn nuôi cao khi nguồn cung ổn định khiến giá heo giảm, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam giảm đi trong quý IV/2022.
Tập đoàn Dabaco Việt Nam - doanh nghiệp chăn nuôi nội địa đứng đầu thị trường, lỗ ròng hơn 79 tỷ đồng trong quý IV/2022. Đây là lần đầu tiên Dabaco âm lợi nhuận trong 5 năm. Kết quả kinh doanh đi lùi trong quý này khiến công ty cách xa kế hoạch đề ra cho cả năm.
Nổi bật với sản phẩm thịt mát, Masan MeatLife báo lỗ hơn 170 tỷ đồng trong quý IV/2022, trong khi cùng kỳ có lãi hơn 880 tỷ đồng.
Mảng bán heo của Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận 110 tỷ đồng lãi gộp trong quý IV/2022 nhưng con số này vẫn giảm hơn 36% so với quý liền trước. Tương tự, Tập đoàn Hòa Phát có gần 1.690 tỷ đồng doanh thu ở nông nghiệp trong quý IV, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021.
Một chuồng nuôi heo của Hòa Phát. Ảnh: HPG
Theo các doanh nghiệp, quý IV/2022 là giai đoạn kinh doanh khó khăn của ngành chăn nuôi nói chung. Nông nghiệp BaF cho biết, đã gặp nhiều khó khăn liên quan đến dịch bệnh và ảnh hưởng đứt gãy nguồn chuỗi cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào, giá thành nguyên vật liệu leo thang... Dabaco còn nêu thêm yếu tố nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm mạnh.
Kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp chăn nuôi giảm trùng đợt lao dốc của giá thịt heo trên thị trường. Năm ngoái, sản lượng thịt hơi các loại khoảng 7,05 triệu tấn vượt xa con số 6,69 triệu tấn của năm 2021. Trong đó, nguồn cung heo hơi tăng 11% so với cùng kỳ. Cùng với thịt heo, các sản phẩm chăn nuôi khác như gà, bò cũng tăng mạnh. Ngoài ra, thị trường còn có thêm các sản phẩm nhập khẩu. Trong năm 2022, Việt Nam nhập khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 1,52 tỷ USD, tăng 9,1%.
Dự báo về năm nay, VnDirect nói khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất thịt sẽ giảm bớt nhờ giá lợn được kỳ vọng tăng 5% khi nhu cầu ăn uống bên ngoài phục hồi và thiếu hụt nguồn cung do hộ chăn nuôi vẫn ngần ngại trong việc tái đàn. Đơn vị này cũng ước tính giá thức ăn chăn nuôi sẽ giảm xuống do tình hình trên thị trường thế giới đã ổn định. Giá thức ăn trong nước có độ trễ hơn so với giá nông sản thế giới nên giảm dần vào năm 2023. Tuy vậy, tỷ giá USD/VND ảnh hưởng lên giá thực tế của nguyên liệu đầu vào và dịch tả theo châu Phi vẫn là những rủi ro lớn của ngành này.
Tương tự, SSI Research giả định dịch bệnh được kiểm soát tốt giúp sản lượng tăng, giá heo hơi sẽ đạt khoảng 60.000 đồng một kg vào năm 2023. Chi phí thức ăn chăn nuôi cũng được cho là sẽ ổn định và bắt đầu giảm trong quý II.
T.H
- Thị trường vàng trang sức Việt Nam: Đề xuất nhập khẩu vàng cho nghệ thuật thủ công
- Nguồn tài chính được cải thiện có thể tiết kiệm cho thế giới 50 nghìn tỷ đô la trong nỗ lực khử cacbon
- Đâu là thành phố đắt đỏ nhất thế giới vào năm 2023?
- VINASME xúc tiến thương mại B2B với doanh nghiệp Liên bang Nga
- Mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 đạt trên 552.700 tỷ đồng
Cùng chuyên mục


Sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng vào những tháng cuối năm

Mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 đạt trên 552.700 tỷ đồng

Thái Lan và Indonesia chiếm ưu thế thị trường ô tô nhập khẩu tại Việt Nam

Xuất khẩu thuỷ sản "khởi sắc" trở lại

Khai mạc lễ hội cam và sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh
-
PGS. TS. Bùi Thị An: Một số dự án nhà ở xã hội chưa thật sự phù hợp với điều kiện sinh sống của người dân
-
GS. TS Hoàng Văn Cường: Hà Nội nên phát triển giao thông công cộng thay vì đầu tư những tuyến đường đắt nhất hành tinh
-
TS. Phan Hữu Thắng: Cần có sự quan tâm đúng mức về mối quan hệ giữa doanh nghiệp Việt Nam và FDI
-
Tương lai của du lịch: Không có sân bay, chỉ có tàu từ nhà đến chuyến bay
-
Nguy cơ bùng nợ tín dụng: Luật sư chỉ ra hậu quả và giải pháp phòng tránh