Khẩu trang Trung Quốc giá trẻ một lần nữa tràn vào nước Mỹ, ngành sản xuất vật tư y tế kêu trời

11:20 08/07/2021

Mới đây, Premium-PPE, một nhà sản xuất khẩu trang y tế của Mỹ, cho biết sản lượng khẩu trang của công ty đã giảm mạnh gần 90% so với mức đỉnh điểm hồi năm ngoái. Tình trạng thua lỗ kéo dài đã buộc công ty phải sa thải hơn 280 nhân viên xuống còn khoảng 50 người. Premium-PPE không phải là nhà sản xuất khẩu trang Mỹ duy nhất đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Ngay từ đầu dịch bệnh, việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu khẩu trang sang thị trường nước ngoài đã gây ra tình trạng khan hiếm tại Hoa Kỳ nhưng mặt khác gián tiếp thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất khẩu trang của cường quốc số một thế giới. Giờ đây khi khẩu trang giá rẻ của Trung Quốc quay trở lại thị trường Mỹ, các nhà sản xuất nội địa Hoa Kỳ lo ngại ngành công nghiệp này một lần nữa bị đẩy đến bên vờ vực.

Trong tình cảnh đã cắt giảm mọi chi phí có thể, các giám đốc điều hành cấp cao trong ngành sản xuất khẩu trang tìm tới sự can thiệp của Hoa Kỳ. Không chỉ cáo buộc khẩu trang “Made in China” là “cạnh tranh không lành mạnh”, mà còn cho rằng vấn đề này liên quan đến “an ninh quốc gia”, “danh dự quốc gia”, v.v. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Thời kỳ hoàng kim của khẩu trang “Made in USA”

Lý do dẫn đến tình trạng thiếu khẩu trang ở Mỹ vào thời kỳ đầu của dịch bệnh thực ra không khó giải thích. Sự phụ thuộc vào khẩu trang Trung Quốc đã xuất hiện từ rất lâu trước khi có dịch Covid-19. Theo nghiên cứu do Văn phòng Nghiên cứu Quốc hội Hoa Kỳ thực hiện, chỉ riêng Hoa Kỳ đã nhập khẩu 72% khẩu trang từ Trung Quốc trong năm 2019, có thể nói gần như phụ thuộc hoàn toàn “công xưởng thế giới”.

Tổ chức phi lợi nhuận Dự án N95 là trung tâm trao đổi thông tin quốc gia về thiết bị bảo vệ y tế cá nhân được thành lập vào năm 2020. Nghiên cứu của Dự án N95 cho thấy khoảng 10 công ty Mỹ đã tích cực sản xuất khẩu trang N95 trước khi dịch bệnh bùng phát, bao gồm các công ty lớn như Honeywell và 3M. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất mặt nạ của các công ty lớn này về cơ bản được thành lập ở nước ngoài, chưa đầy 10% hàng hóa được sản xuất trong nước.

Robert Handfield, giáo sư quản lý chuỗi cung ứng tại Đại học Bang North Carolina, chỉ ra rằng sau khi Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020, “Trung Quốc đã nhanh chóng hạn chế xuất khẩu ra nước ngoài tất cả các lô hàng khẩu trang sau khi nhận ra đất nước đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng”. Động thái này khiến cho một số lượng lớn các công ty Mỹ vẫn sản xuất khẩu trang tại các nhà máy Trung Quốc nhưng không thể vận chuyển về nước do hạn chế của chính quyền địa phương, kéo theo khan hiếm hàng trong những ngày đầu đại dịch. Tuy nhiên, sau khi khẩu trang từ Trung Quốc bị cắt giảm một nửa, nhiều nhà máy mới bắt đầu mọc lên ở Hoa Kỳ. Những chiếc khẩu trang “Made in USA” đã giải quyết được nhu cầu cấp thiết cũng như làm giàu cho một nhóm các doanh nghiệp sản xuất.

Lloyd Armbrewster, chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất khẩu trang Hoa Kỳ đồng thười là người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của công ty sản xuất khẩu trang Texas Armbrust American chia sẻ rằng công ty mua một nhà máy gần Austin, trang bị máy móc với hơn 100 công nhân, nộp đơn xin chứng nhận của chính phủ và bắt đầu sản xuất. Armbrewster cho biết: “Chúng tôi đã sản xuất khẩu trang kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào tháng 4 năm ngoái. Chỉ trong 6 tháng, chúng tôi đã mở rộng sản xuất 1 triệu khẩu trang mỗi ngày. Hiện tại, chúng tôi cũng đang sản xuất khẩu trang phẫu thuật nói chung và khẩu trang N95”. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Sản xuất Trung Quốc quay trở lại, khẩu trang của Hoa Kỳ còn có thể kéo dài?

Một năm sau khi Hoa Kỳ nỗ lực mở rộng các chương trình tiêm chủng, Hoa Kỳ đã dần nới lỏng các hạn chế như cho phép những người được tiêm chủng đầy đủ không cần tiếp tục đeo khẩu trang. Ngay lập tức, nhu cầu mặt hàng này trên toàn nước Mỹ giảm mạnh và các nhà sản xuất lại một phen méo mặt. Mặt khác, khi Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu khẩu trang hậu đại dịch, một lượng lớn khẩu trang giá rẻ từ Trung Quốc tràn ngập thị trường Mỹ. Các nhà sản xuất cho rằng những chiếc khẩu trang giá rẻ này đã đẩy ngành công nghiệp của Mỹ đến bờ vực thẳm.

Ngày nay, nhu cầu nhân sự trong nhà máy của Ambrewster đã giảm đi rất nhiều, thậm chí trong một ca làm việc chỉ có một nhân viên trực. Armbrewster gần đây đã cầu cứ Quốc hội. Ông đề cập: “Chúng tôi thực sự cần sự hỗ trợ của Chính phủ. Ngày nay, áp lực cạnh tranh từ Trung Quốc có thể giết chết ngành hàng trước khi các nhà lập pháp đưa ra quyết định”. Armbrewster cũng đề cập rằng sự sụp đổ của các thành viên của Hiệp hội các nhà sản xuất khẩu trang sẽ giáng một đòn mạnh vào ngành sản xuất vật tư y tế địa phương ở Hoa Kỳ: “Hiệp hội các nhà sản xuất khẩu trang đã có 5 thành viên ngừng sản xuất. Trong tương lai, các thành viên của chúng tôi sẽ phá sản trong vòng hai đến ba tháng. Nhưng điều đáng sợ hơn nữa là khi các cơ sở sản xuất phá sản, Hoa Kỳ không còn khả năng sản xuất khẩu trang tại địa phương”.

Luis Aguero, phó chủ tịch DemeTech, một công ty sản xuất thiết bị y tế có trụ sở tại Florida, cũng ngậm đắng nuốt cay trình bày trước Quốc hội: “Công ty chúng tôi đã sa thải hơn 1500 công nhân hồi đầu tháng 5. Trong vài tuần tới, 500 công nhân khác làm ở dây chuyền sản xuất khẩu trang N95 cũng có thể bị sa thải”.

Không chỉ những nhà máy mới, mà ngay cả những nhà máy lâu đời cũng vô cùng áp lực khi đối mặt với tình trạng khó khăn như hiện nay. Mike Bowen, phó chủ tịch điều hành của Prestige Ameritech, nhà sản xuất khẩu trang lâu đời nhất tại Hoa Kỳ, cho biết khi vi rút H1N1 bùng phát vào năm 2009, Prestige Ameritech đã tăng tốc sản xuất khẩu trang để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhưng sau khi dịch bệnh kết thúc, thị trường ngay lập tức chết mòn. Mặc dù Prestige Ameritech sống sót sau H1N1 nhưng công ty này vẫn buộc phải sa thải một số lượng lớn công nhân và thiệt hại kinh tế đáng kể. Nay, Prestige Ameritech có 6 máy không hoạt động, điều này trái ngược hẳn với sự bận rộn của nhà máy trong thời kỳ dịch bệnh.

Công ty nổi tiếng Honeywell gần đây cũng gặp khủng hoảng. Honeywell thông báo đang đóng cửa hai nhà máy ở Smithfield, Phoenix và Rhode Island, ngừng sản xuất khẩu trang N95, sa thải ít nhất 1000 người. Người phát ngôn của Honeywell’s, Eric Kranz, nhận xét: “Mặc dù chúng tôi đã dừng một số hoạt động thủ công ở hai nhà máy, nhưng chúng tôi vẫn duy trì dây chuyền sản xuất tự động để tiếp tục đáp ứng các đơn đặt hàng và sẽ tăng công suất khi cần”.

Có phải ngành sản xuất vật tư y tế của Mỹ đang gặp khủng hoảng?

Tất nhiên, ngành sản xuất khẩu trang không phải là ngành cung cấp vật tư y tế duy nhất ở Hoa Kỳ gặp khủng hoảng. Trước những làn sóng liên tiếp của sản phẩm y tế nhập khẩu giá rẻ, các nhà sản xuất vật tư y tế khác ở Hoa Kỳ chìm trong khủng hoảng. Trong số đó phải kể đến công ty dệt may Massachusetts, Merrow Manufacturing. Công ty này đã có lịch sử 183 năm và kinh doanh mọi thứ từ đồ lót cho đến tấm che bụi. Sau khi đại dịch bùng phát vào năm 2020, do các bệnh viện ở New England không thể nhập vật tư y tế từ Trung Quốc, công ty bổ sung kinh doanh sản xuất áo choàng phẫu thuật. Tái tổ chức trị giá 10 triệu đô la, Merrow Manufacturing đã đào tạo lại hàng trăm công nhân và thuê thêm hàng chục nhân công sản xuất. Mùa hè năm 2020, nhà máy sản xuất 700.000 chiếc áo choàng phẫu thuật mỗi tuần.

Đây cũng là doanh nghiệp được Chính phủ Hoa Kỳ công nhận và đặt kỳ vọng. Thống đốc bang Massachusetts đã đích thân đến thăm nhà máy, thống đốc Rhode Island gọi họ là “Những người hùng”. Tuy nhiên cũng giống như những vấn đề mà ngành sản xuất khẩu trang gặp phải, Merrow Manufacturing đã phải ngừng sản xuất áo choàng phẫu thuật sau khi các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc tràn vào Mỹ một lần nữa. Charlie Myrow, một đối tác của công ty, đề cập: “Giá áo choàng phẫu thuật do chúng tôi sản xuất cao tới 18 đô la/ bộ, không thể đọ được với các sản phẩm tương tự sản xuất tại Trung Quốc có giá 6 đô la”.

Nếu doanh nghiệp không thể giảm chi phí, chỉ có thể cầu cứu Chính phủ?

Tại sao khi đối mặt với sự cạnh tranh khẩu trang và áo choàng phẫu thuật, ngành sản xuất trong nước của Mỹ dường như bất lực? Điểm mấu chốt là các doanh nghiệp rất khó để giảm chi phí và chỉ có thể đứng nhìn nhà máy dần dần ngừng hoạt động. Hiệp hội các nhà sản xuất khẩu trang tuyên bố rằng hầu hết khẩu trang và thiết bị bảo hộ y tế nhập khẩu từ Trung Quốc được bán với giá rẻ không thể tưởng tượng được. Suy cho cùng, nếu chất lượng tương đương, giá rẻ hơn từ 2/3 trở lên, chẳng ai muốn bị mua đắt.

Trong hoàn cảnh đó, người dân Mỹ, đặc biệt là các doanh nhân, ngày đêm kêu gọi sự hồi sinh của ngành sản xuất vật tư y tế địa phương. Đối mặt với những yêu cầu liên tục từ các giám đốc điều hành trong các ngành khác nhau, Tim Manning, Điều phối viên Nhà Trắng về Nguồn cung dịch bệnh, gần đây cho biết Chính phủ Hoa Kỳ đang cố gắng giải quyết một số thách thức trong ngành này, bao gồm cả việc thúc đẩy các cơ quan liên bang đưa ra nhiều giải pháp hơn nữa. Các nhà cung cấp, thu mua trong nước hợp tác giới thiệu khách hàng cho chuỗi đầu tư khởi nghiệp là các đại gia phân phối cung cấp vật tư bệnh viện trên cả nước. Manning cũng nhấn mạnh rằng Chính phủ sẽ phân bổ hàng tỷ chi phí cứu trợ liên bang trong vài tháng tới để mua thêm các sản phẩm y tế “Made in the United States” nhằm bổ sung vào nguồn dự trữ chiến lược quốc gia.

Quốc hội Mỹ cũng đang đẩy mạnh loạt hành động. Ngày 19 tháng 5 năm 2021, Thượng nghị sĩ Colorado Michael Bennett và Tom Dilis giới thiệu Đạo luật Nguồn cung cấp Y tế Dịch bệnh. Dự luật này sẽ phân bổ ít nhất 500 triệu đô la Mỹ hàng năm trong ba năm tới để hỗ trợ sản xuất các thiết bị y tế quan trọng trong nước. Đề xuất này nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cả hai đảng và nhanh chóng được thông qua tại Thượng viện.

Nhà Trắng tuyên bố hiện đang xây dựng một chiến lược để thiết lập một chuỗi cung ứng linh hoạt hơn cho vật tư y tế trong thời gian có dịch. Đạo luật gần đây do tổng thông Biden ký bao gồm khoản đầu tư 10 tỷ đô la Mỹ nhằm tăng năng lực sản xuất tại Hoa Kỳ và gia hạn hợp đồng với các nhà sản xuất thiết bị y tế. Tuy nhiên theo người trong ngành, tình hình sản xuất khẩu trang của Hoa Kỳ không mấy lạc quan. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất khẩu trang, 27 công ty thành viên đã sa thải ít nhất 50% lao động. Nếu Chính phủ không giúp đỡ, hầu hết các nhà sản xuất ở Mỹ sẽ buộc phải đóng cửa trong vòng hai tháng.

Một mặt, tìm kiếm sự hỗ trợ từ chính quyền Biden, mặt khác, Hiệp hội các nhà sản xuất khẩu trang cũng đang cố gắng kích thích nhu cầu. Hiệp hội chỉ ra rằng trước tiên Chính phủ nên thay đổi các hướng dẫn của CDC để giải phóng hàng tồn kho. Cụ thể, CDC đã ban hành hướng dẫn sử dụng khẩu trang nhiều lần trong tình trạng nguồn cung khan hiếm. Ngoài ra tổ chức yêu cầu nhân viên y tế tái sử dụng khẩu trang N95 để tiết kiệm. Hiệp hội các nhà sản xuất mặt nạ tuyên bố rằng tình trạng thiếu hàng từ lâu đã giảm bớt, có ít nhất 260 triệu chiếc không sử dụng trên khắp đất nước. Tuy nhiên, có vẻ như CDC vẫn không có ý định sửa đổi chính sách.

TL