
Kết nối, hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp xuất khẩu nông - thủy sản sang Trung Quốc
Hội nghị kết nối, hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nông sản, thủy sản sang thị trường Trung Quốc là dịp để trao đổi, gặp gỡ giữa đại diện Bộ Công Thương Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc và các doanh nghiệp của Quảng Ninh nhằm mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong tương lai.
Ngày 2/12 tại TP Móng Cái, Sở Công Thương Quảng Ninh phối hợp Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị kết nối, hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nông sản, thủy sản sang thị trường Trung Quốc.
Hội nghị có sự tham dự của các hơn 130 doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh, phân phối và xuất nhập khẩu trong và ngoài tỉnh đang có hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đại diện các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng.

Thông qua kết nối trực tuyến với Đại diện Tham tán thương mại, Chi nhánh Thương vụ tại Côn Minh, Quảng Châu, Nam Ninh, Quảng Tây, Thượng Hải, Bắc Kinh (Trung Quốc), hội nghị cung cấp những thông tin hữu ích về nhu cầu và tiềm năng nhập khẩu hàng hóa của thị trường Trung Quốc; các quy định mới của Hải quan Trung Quốc đối với hàng hóa nông sản, thủy sản nhập khẩu và những điều cần lưu ý trong quá trình thực hiện xuất khẩu nông sản, thủy sản vào thị trường Trung Quốc.
Trao đổi về khó khăn và đề xuất của địa phương sản xuất nông, thủy sản đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đại diện ngành Công Thương các địa phương mong muốn Vụ Thị trường châu Á - châu Phi cung cấp thông tin thị trường, tạo cơ chế, chính sách, hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với hàng nông sản để DN kịp thời nắm bắt thông tin, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Đồng thời, tỉnh Quảng Ninh phối hợp trao đổi thường xuyên tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu, lối mở biên giới, để có thể chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp. Nhiều ý kiến thảo luận, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN Việt Nam liên quan đến công tác phòng dịch; nhu cầu nhập khẩu nông sản của thị trường Trung Quốc; thông quan hàng hóa; quảng bá, xúc tiến hàng hóa…
Đại diện các Thương vụ, chi nhánh Thương vụ, Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trung Quốc đã trao đổi, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ kết nối các DN. Vụ Thị trường châu Á - châu Phi cũng đề nghị các DN có thể nghiên cứu, tiếp cận thị trường Trung Quốc thông qua các sàn thương mại điện tử trong thời gian tới.
PV (t/h)
- An Giang đứng đầu tại ĐBSCL về lượng khách du lịch trong Tết Quý Mão 2023
- Cán cân thương mại thặng dư gần 3,6 tỷ USD trong tháng đầu năm
- Tổng giá trị thương mại Việt Nam - Ấn Độ năm 2022 đạt 15,05 tỷ USD, tăng 13,6%
- Thêm 10,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đầu năm 2023
- Chi hơn 1 tỷ USD cung cấp miễn phí wifi trên máy bay để cạnh tranh và thu hút khách
Cùng chuyên mục


Năm 2022 Trung Quốc xuất khẩu ô tô tăng 54,4%

Sức mạnh của đồng đô la bị đe doạ khi Brazil và Argentina tìm kiếm một loại tiền tệ chung, Nga và Iran dự định tung ra một loại tiền ổn định mới

IBM đang cắt giảm 3.900 công nhân, làn sóng sa thải đã lan rộng qua lĩnh vực công nghệ khi các công ty dẫn đầu Dow và 3M tuyên bố cắt giảm việc làm.

Đồng đô la suy yếu có thể là nguyên nhân khiến khách hàng Mỹ phải chịu mức giá cao trong thời gian dài hơn.

Các biện pháp trừng phạt mới đối với xuất khẩu năng lượng của Nga đã được áp dụng và lần này Trung Quốc và Ấn Độ có thể không cứu được Putin.
-
TS. Phan Đức Hiếu: Những kết quả tích cực đạt được năm 2022 sẽ tạo đà tốt cho năm 2023
-
TS Cấn Văn Lực: Doanh nghiệp bất động sản cần thúc đẩy số hóa, cấu trúc lại nguồn vốn
-
Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME: Mong muốn nhất của cộng đồng doanh nghiệp vẫn là dẫn vốn cho nền kinh tế
-
Mở rộng đổi mới sáng tạo: Thách thức đáng để giải quyết
-
Đâu là nút thắt cản trở sự hồi phục của du khách quốc tế đến Việt Nam ở thời điểm này?