Thứ ba 01/07/2025 07:25
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Kế hoạch thu hút các "gã khổng lồ" nước ngoài để biến Ấn Độ trở thành cường quốc chất bán dẫn

28/09/2022 16:11
Các nhà phân tích cho rằng ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn của Ấn Độ hiện đang đi lên do nỗ lực của nước này trong việc thu hút các công ty lớn từ nước ngoài.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Giữa tháng 9, “gã khổng lồ” điện tử Đài Loan Foxconn ký biên bản ghi nhớ với tập đoàn đa quốc gia trụ sở tại Ấn Độ Vedanta về việc thành lập nhà máy sản xuất màn hình và bán dẫn ở bang Gujarat trong liên doanh đầu tư trị giá 20 tỉ USD. Trước đó, có tin hàng loạt công ty lớn khác như Apple, Samsung và Google cũng đang thực hiện những bước đi nhỏ nhưng chắc chắn với Ấn Độ, sau khi xét thấy tiềm năng về cơ sở sản xuất điện tử mới cùng động lực của thị trường điện thoại thông minh nội địa lớn thứ hai trên thế giới.

Trước thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát, hơn 95% dòng điện thoại iPhone của Apple bán ra trên toàn cầu được sản xuất tại Trung Quốc. Nhưng tỷ lệ này đang giảm xuống khi nhà “táo cắn dở” dần mở rộng dây chuyền sản xuất iPhone tại quốc gia Nam Á với đối tác gia công chính như Foxconn, Wistron và Pegatron dự kiến ký hợp đồng cùng các tập đoàn Ấn Độ để lắp ráp 5-7% tổng số iPhone bán ra trên toàn cầu vào năm 2022, tăng từ mức 3% trong năm 2021 và dưới 1,5% của năm 2020. Các nhà phân tích của JP Morgan ước tính, Apple có thể tăng tỷ lệ này lên 25% vào năm 2025. Trong khi đó, tập đoàn Hàn Quốc Samsung đã dời đơn vị sản xuất màn hình từ nhà máy ở Trung Quốc sang Ấn Độ hồi năm 2021. Trong xu hướng này, Google cũng mời thầu các nhà sản xuất Ấn Độ để lắp ráp 500.000 đến một triệu chiếc điện thoại thông minh Pixel mà hiện gần như được sản xuất hoàn toàn tại Trung Quốc.

Kế hoạch thu hút những công ty lớn từ nước ngoài

Các nhà phân tích cho rằng ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn của Ấn Độ hiện đang đi lên do nỗ lực của nước này trong việc thu hút các công ty lớn từ nước ngoài.

Vấn đề đối với nhiều quốc gia đang tìm cách thúc đẩy năng lực sản xuất chip là các công ty và quốc gia thống trị ngành hiện có rất ít và cũng cách xa nhau. Ví dụ, Đài Loan và Hàn Quốc chiếm khoảng 80% thị trường xưởng đúc toàn cầu. Xưởng đúc là cơ sở sản xuất các loại chip mà công ty khác thiết kế.

Ấn Độ thường không nằm trong danh sách các quốc gia hàng đầu về chất bán dẫn. Vì vậy, nước này không có nhiều công ty chip lớn và cũng không có công ty tiên tiến hàng đầu. Và bởi vì không có các công ty bán dẫn bản địa nên kế hoạch của Chính quyền Thủ tướng Narendra Modi đang tập trung nỗ lực thu hút các công ty lớn từ nước ngoài.

i khuyến khích các nhà sản xuất chip toàn cầu thiết lập cơ sở sản xuất ở Ấn Độ.
Thủ tướng Narendra Modi khuyến khích các nhà sản xuất chip toàn cầu thiết lập cơ sở sản xuất ở Ấn Độ.

Vào tháng 12 năm ngoái, Ấn Độ đã đưa ra kế hoạch trị giá 10 tỷ USD tập trung vào ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó sẽ "tăng cường gấp đôi" nỗ lực để thu hút các công ty bên ngoài tới phát triển các lĩnh vực mà Ấn Độ đang có lợi thế.

Tuy nhiên, với việc cần số lượng vốn lớn, thời gian xây dựng các nhà máy lâu, sự không chắc chắn về môi trường kinh doanh và cả vấn đề thuế đang khiến các công ty như vậy khó có thể thành lập ở Ấn Độ. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy mọi thứ đang dần thay đổi.

"Thành tích không quá rõ rệt nhưng chính phủ đã đi đúng hướng, trong đó có các chính sách thúc đẩy và thu hút các công ty sản xuất bán dẫn hàng đầu. Ấn Độ có một số thế mạnh đưa nước này trở thành trung tâm sản xuất chip toàn cầu", ông Neil Shah, chuyên gia tại công ty tư vấn công nghệ Counterpoint Research cho biết.

"Thế mạnh của Ấn Độ là thị trường tiêu thụ nội địa khổng lồ về chất bán dẫn và là nền kinh tế đông dân thứ hai trên thế giới", ông Shah nói.

Nhà phân tích này cũng cho biết các chương trình hỗ trợ của chính phủ thực sự sẽ rất có ích. Ngoài ra, Ấn Độ cũng sở hữu nhiều nhân lực kỹ thuật tốt biết tiếng Anh và lực lượng lao động lớn giá rẻ. Nguồn lao động này có thể giúp Ấn Độ trở thành một lực lượng quan trọng phục vụ chuỗi cung ứng chất bán dẫn, cụ thể là thiết kế chip – một lĩnh vực đòi hỏi số lượng lớn lao động lành nghề.

Ấn Độ có nguồn nhân lực lớn về chất bán dẫn. Việc thiết kế chất bán dẫn đòi hỏi số lượng lớn các kỹ sư lành nghề và đây chính là điểm mạnh của Ấn Độ và trong số các công ty bán dẫn lớn nhất trên thế giới thì có tới 8 công ty có xưởng thiết kế ở Ấn Độ.

Hiện nay, có một thực tế là Ấn Độ chưa có bất kỳ nhà máy sản xuất chip bán dẫn nào. Tuy nhiên, chính phủ nước này đã tìm cách thu hút đầu tư của các hãng chip nước ngoài. Đáng kể, ISMC Digital đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất chip trị giá 3 tỷ USD ở Ấn Độ, còn Tower Semiconductor, một công ty chất bán dẫn của Israel, sẽ là đối tác công nghệ trong dự án 3 tỷ USD.

Trong khi đó, Foxconn, công ty chuyên lắp ráp iPhone cho Apple, và Công ty khai khoáng Vedanta của Ấn Độ đã hợp tác xây dựng một cơ sở sản xuất chip trị giá 19,5 tỷ USD ở quốc gia Nam Á.

Những dự án trên sẽ là những cơ sở sản xuất chất bán dẫn đầu tiên ở Ấn Độ. Nhưng, New Delhi chắc chắn sẽ tìm cách thu hút những "gã khổng lồ" như TSMC và Intel đến đầu tư.

Nỗ lực hiện thực hóa tham vọng

Theo giới quan sát, sự dịch chuyển của các ông lớn ngành công nghệ phù hợp tầm nhìn của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi về tạo động lực cho ngành bán dẫn trong nước, góp phần giảm nhập khẩu linh kiện điện tử cũng như sản phẩm công nghệ nước ngoài, đặc biệt từ Trung Quốc. Tuy Ấn Độ có nhiều đơn vị nghiên cứu và phát triển chất bán dẫn thuộc sở hữu các công ty hàng đầu thế giới, nhưng họ lại thiếu những cơ sở sản xuất quy mô lớn. Người Ấn cũng không có công ty bản địa nào đứng vào hàng tốp trong lĩnh vực bán dẫn.

Vì vậy, mong muốn lớn nhất của Chính phủ Ấn Độ hiện nay là sản xuất càng nhiều linh kiện điện tử quan trọng trong nước càng tốt, hướng tới vai trò trung tâm sản xuất chip toàn cầu. Theo kế hoạch, New Delhi sẽ mở rộng quy mô sản xuất hàng điện tử trong nước từ 75 tỉ USD hiện nay lên 300 tỉ USD vào năm 2026; đồng thời tăng cường xuất khẩu hàng điện tử hàng năm từ 16 tỉ USD hiện tại lên 120 tỉ USD.

Trong nỗ lực hiện thực hóa tham vọng này, chính quyền Thủ tướng Modi đang đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ thu hút các công ty lớn của nước ngoài. Cụ thể, vào cuối năm ngoái, Ấn Độ công bố kế hoạch hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn trị giá 10 tỉ USD nhằm định vị quốc gia như một trung tâm toàn cầu về thiết kế và sản xuất điện tử. Tuần rồi, New Delhi tiếp tục thông báo sẽ tài trợ 50% chi phí dự án cho một loạt các nhà máy chế tạo chất bán dẫn. Hỗ trợ tài chính đối với ngành bán dẫn hỗn hợp, bao bì và các cơ sở bán dẫn khác cũng được nâng từ 30% lên 50%.

TH

Tin bài khác
AI đang đảm nhận thay con người đến 50% công việc

AI đang đảm nhận thay con người đến 50% công việc

Ông Marc Benioff - CEO Salesforce gọi đây là "cuộc cách mạng lao động kỹ thuật số", nơi AI không còn là công cụ, mà trở thành một phần chính thức trong lực lượng lao động.
Những điểm đột phá mới trong Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Những điểm đột phá mới trong Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Luật Khoa học và Đổi mới sáng tạo 2025 chính thức được thông qua, trong đó tập trung vào phát triển hạ tầng, khuyến khích mạo hiểm, khoán chi linh hoạt và miễn trừ trách nhiệm khi chấp nhận rủi ro.
Galaxy S25 Edge giảm giá lên đến 5 triệu đồng chỉ sau 1 tháng

Galaxy S25 Edge giảm giá lên đến 5 triệu đồng chỉ sau 1 tháng

Galaxy S25 Edge gây chú ý với thiết kế siêu mỏng 5,8 mm nhưng giảm giá mạnh sau 1 tháng, làm dấy lên nhiều lo ngại về chiến lược của Samsung.
Thách thức lớn nhất của AI không phải công nghệ, mà là con người

Thách thức lớn nhất của AI không phải công nghệ, mà là con người

CEO Microsoft nhận định, việc triển khai AI không khó bằng thay đổi cách con người làm việc, yếu tố then chốt quyết định hiệu quả ứng dụng công nghệ mới.
Zhipu AI: “Kỳ lân AI” Trung Quốc khiến OpenAI phải chú ý

Zhipu AI: “Kỳ lân AI” Trung Quốc khiến OpenAI phải chú ý

OpenAI cảnh báo về sự trỗi dậy của Zhipu AI, “kỳ lân trí tuệ nhân tạo” Trung Quốc đang mở rộng ra Đông Nam Á và có quan hệ chặt chẽ với chính phủ Bắc Kinh.
TikTok, Shopee, Lazada sẽ phải lưu dữ liệu livestream tối thiểu 3 năm

TikTok, Shopee, Lazada sẽ phải lưu dữ liệu livestream tối thiểu 3 năm

Luật Thương mại điện tử sửa đổi siết chặt hoạt động bán hàng online, yêu cầu minh bạch thông tin, kiểm soát livestream và xử lý vi phạm của KOL, nền tảng.
Động lực gì thúc đẩy mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc tăng vọt ?

Động lực gì thúc đẩy mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc tăng vọt ?

Lễ hội mua sắm 618 đã giúp Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng nhờ AI và trợ cấp, song vẫn đối mặt thách thức giảm phát, bất động sản trì trệ và việc làm bấp bênh.
Tiktok vẫn duy trì sức hút với người dùng Mỹ bắt chấp lệnh cấm

Tiktok vẫn duy trì sức hút với người dùng Mỹ bắt chấp lệnh cấm

TikTok vượt qua nguy cơ bị cấm tại Mỹ, mở rộng thương mại điện tử, định hình hệ sinh thái tiêu dùng, hướng đến trở thành siêu ứng dụng toàn cầu.
Samsung đổi chiến lược: Galaxy AI có thể trở thành dịch vụ trả phí

Samsung đổi chiến lược: Galaxy AI có thể trở thành dịch vụ trả phí

Samsung có thể công bố mô hình tính phí Galaxy AI tại sự kiện Unpacked tháng 7, khi thời hạn miễn phí dịch vụ này sắp kết thúc vào cuối năm 2025.
Sinh viên trường quốc tế làm loạt game thần tốc chỉ trong 48 giờ

Sinh viên trường quốc tế làm loạt game thần tốc chỉ trong 48 giờ

Các sản phẩm game do sinh viên Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) phát triển trong chuỗi sự kiện thường niên Game Jam và Games Nexus đã thu hút sự chú ý đặc biệt với chất lượng hoàn thiện vượt mong đợi.
Galaxy Z Fold7, Flip7 và G Fold sẽ lộ diện tại Unpacked 2025 vào ngày 9/7

Galaxy Z Fold7, Flip7 và G Fold sẽ lộ diện tại Unpacked 2025 vào ngày 9/7

Samsung sẽ tổ chức Galaxy Unpacked 2025 vào ngày 9/7, ra mắt Z Fold7, Z Flip7, Flip7 FE và Galaxy G Fold cùng hệ sinh thái Galaxy AI thế hệ mới.
Sau TikTok và DeepSeek, WhatsApp bị cấm khỏi thiết bị chính phủ Mỹ

Sau TikTok và DeepSeek, WhatsApp bị cấm khỏi thiết bị chính phủ Mỹ

Hạ viện Mỹ vừa ban hành lệnh cấm WhatsApp vì lo ngại bảo mật, tiếp nối TikTok và DeepSeek. Trong khi Meta phản đối, giới chức Mỹ khuyến nghị dùng ứng dụng thay thế.
iPhone 17 Pro sẽ có thêm một số nâng cấp đặc biệt

iPhone 17 Pro sẽ có thêm một số nâng cấp đặc biệt

iPhone 17 Pro và Pro Max hứa hẹn nâng cấp lớn với tản nhiệt buồng hơi, RAM 12GB, camera 24MP và thiết kế nhẹ hơn, dự kiến ra mắt mùa thu 2025.
Mỹ có thể thu hồi đặc quyền chip với Samsung, SK Hynix, TSMC tại Trung Quốc

Mỹ có thể thu hồi đặc quyền chip với Samsung, SK Hynix, TSMC tại Trung Quốc

Mỹ cân nhắc siết công nghệ chip với Samsung, SK Hynix và TSMC tại Trung Quốc, gây lo ngại về gián đoạn chuỗi cung ứng và giá chip toàn cầu tăng cao.
Tesla âm thầm thử nghiệm taxi tự lái ở Texas, giá chỉ 4,2 USD mỗi chuyến

Tesla âm thầm thử nghiệm taxi tự lái ở Texas, giá chỉ 4,2 USD mỗi chuyến

Tesla bắt đầu thử nghiệm taxi tự lái tại Texas với giá 4,2 USD/chuyến, đồng thời công bố dự án nhà máy pin Megapack lớn nhất Trung Quốc.