Thứ hai 18/11/2024 06:48
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Hút FDI, đưa cạnh tranh quốc tế vào trong nước

12/10/2020 00:00
5 tháng đầu năm 2019, thu hút FDI vào Việt Nam đạt kỷ lục về giá trị trong vòng 4 năm trở lại đây. Đây là thông tin rất đáng mừng nhưng đằng sau đó vẫn có mối lo, thách thức đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thị trường trong nước, cũng như lo ngại

Tại Nghị trường Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (Tp. HCM) đã thẳng thắn nêu quan điểm rằng thu hút FDI phải đạt được mục tiêu có đóng góp về giá trị gia tăng đối với các sản phẩm xuất khẩu (XK), tuyệt đối không thể để Việt Nam trở thành nơi "bán giấy phép", trở thành nơi để DN FDI "ở tạm" nhằm lợi dụng xuất xứ,

DN nhỏ lo mất "sân nhà"

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến 20/5/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 16,74 tỷ USD, tăng 69,1% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, vốn Trung Quốc đạt hơn 2 tỷ USD ở cả ba hợp phần là đăng ký mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư.

Thực tế, từ năm 2010 trở về trước, dòng vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam khá khiêm tốn. Trong tốp 10 quốc gia đầu tư vào Việt Nam, hầu như không có tên của Trung Quốc.

Kể từ năm 2011 trở lại đây, vốn FDI Trung Quốc vào Việt Nam có sự thay đổi đáng kể. FDI của Trung Quốc tại Việt Nam liên tục vươn lên trong vị trí xếp hạng, tăng về quy mô, thay đổi về hình thức, lĩnh vực, mở rộng về địa bàn.

Điển hình là từ năm 2015 trở lại đây, cùng với việc Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Trung Quốc thường nằm trong tốp 10 quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam để đón đầu cơ hội thâm nhập thị trường béo bở TPP và sau này là thị trường theo Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Dường như Trung Quốc đã đoán trước được cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Trong số những quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc nằm trong tốp đầu về vốn FDI đăng ký mới. Năm 2019, lần đầu tiên ghi nhận vốn FDI đăng ký cấp mới từ Trung Quốc vươn lên dẫn đầu.

Mặt khác, trước thực tế nhiều công ty Trung Quốc đã và đang đầu tư vào những lĩnh vực, dự án mà Việt Nam triển khai, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ Tp.Hà Nội, chia sẻ đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức với DN Việt Nam.

Sau khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung xảy ra, nhiều nước đã chọn Việt Nam làm điểm dừng chân lý tưởng trong chuyển dịch dòng vốn đầu tư. Vẫn biết rằng với những ngành đang cần thu hút đầu tư nước ngoài, chúng ta buộc phải đẩy mạnh thu hút, qua đó tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước.

Tuy nhiên, việc dòng vốn Trung Quốc, cũng như vốn FDI vào Việt Nam kỷ lục lại đang tạo thách thức rất lớn cho các DN vừa và nhỏ Việt Nam. Theo đó, DN Việt Nam sẽ phải cạnh tranh giành khách hàng với DN của những nước lớn có trình độ sản xuất chuyên nghiệp ngay tại thị trường trong nước. Chưa kể, các nhà đầu tư này có thể biến nền sản xuất của Việt Nam thành nơi trung chuyển để đưa hàng XK qua Mỹ, đe dọa tới uy tín và thương hiệu của DN Việt.

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Trinh, nhiều nghiên cứu đã chứng minh FDI nói chung và FDI từ Trung Quốc nói riêng không mang lại lợi ích gì thực sự cho nền kinh tế và người dân Việt Nam. Nhưng dường như người ta chỉ quan tâm đến tăng trưởng GDP, nhưng khi tăng trưởng GDP dựa vào FDI thì tăng trưởng về luồng tiền ra thông qua chi trả sở hữu cao hơn tăng trưởng GDP nhiều.

"Tôi cho rằng càng mê cuồng tăng trưởng GDP, nguồn lực của nền kinh tế càng yếu đi. Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung có thể làm tăng GDP một chút nhưng nguồn lực thực sự thông qua tiết kiệm (saving) càng giảm", ông Trinh nhấn mạnh.

Đánh giá thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt trội, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, bày tỏ băn khoăn rằng ông vẫn nhìn thấy sự phát triển không bền vững. 93% tổng số DN của Việt Nam đang hoạt động là DN nhỏ và siêu nhỏ, có số lao động dưới 20 người.

thu-hut-von-FDI-5025-1558968206.jpg
                         Thu hút vốn FDI vào Việt Nam đạt kỷ lục trong 5 tháng đầu 2019 

Thoát "bệnh thành tích"

Giai đoạn từ 2009- 2010, kim ngạch XK của DN Việt tương đương với khối DN FDI, đến thời điểm này sau 9 năm, FDI vươn lên chiếm hơn 70% trong tổng kim ngạch XK. Như vậy, tốc độ phát triển của DN FDI rất nhanh, trong khi họ chỉ chiếm số lượng rất nhỏ trong tổng số DN.

Ông Kiên nhấn mạnh, đây là bài toán đặt ra, nếu không có chính sách vĩ mô hợp lý, đến một ngày nào đó XK chỉ thuộc về khối ngoại. "Tất nhiên, DN FDI trên lý thuyết vẫn là DN Việt Nam – họ vẫn thương mại ngành sản xuất tại Việt Nam nhưng thực chất giá trị đóng góp cho nền kinh tế, cho người lao động Việt Nam được hưởng cái gì là bài toán đang đặt ra", ông Kiên nêu quan điểm.

Theo PGs.Ts. Nguyễn Văn Nam, Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, trong khi DN nhà nước không vươn lên được, DN tư nhân bị hạn chế về chính sách hay luật lệ, DN FDI đang "thong dong" đầu tư tại Việt Nam và phát triển nhanh chóng.

Tất nhiên, theo ông Nam, phát triển này có mặt mừng vì họ cũng kinh doanh tại Việt Nam nhưng về lâu dài, Việt Nam không thể "sống nhờ" vào FDI mãi, chúng ta phải có DN của Việt Nam.

Mặt khác, Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (Đoàn Tp.HCM), cho rằng Việt Nam cần phải có những cách thức sàng lọc, tuyển chọn những nhà đầu tư có công nghệ cao, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong nước, trong đó ưu tiên các DN có khả năng kết nối được với DN trong nước để làm công nghiệp phụ trợ, hợp tác làm ăn với DN nội địa. Tuyệt đối, không để Việt Nam trở thành nơi "bán giấy phép", trở thành nơi để DN FDI "ở tạm" nhằm lợi dụng xuất xứ.

Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh cho rằng điều đầu tiên cần thoát khỏi trong chiến lược thu hút vốn ngoại là "bệnh thành tích". Chúng ta cần lấy lợi ích thực sự đối với nền kinh tế trong nước làm trọng, từ đó thay đổi cách thu hút đầu tư nước ngoài.

Ông Nguyễn Văn Chương - Đại biểu Quốc hội Đoàn Tp.HCM Việt Nam đón đầu tư nước ngoài phải chọn lọc chứ không phải nhắm mắt tiếp nhận. Chúng ta cần đề phòng họ đưa những công nghệ cũ, lạc hậu. Để làm được điều này, chính sách thu hút đầu tư cần xem lại để không ưu đãi quá nhiều cho DN FDI, khiến các công ty trong nước khó cạnh tranh, không thể vươn lên.

Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân không thể tách rời khỏi các chính sách tái cấu trúc khu vực DN nhà nước và thu hút chọn lọc các DN FDI. Trong đó, thu hút đầu tư nước ngoài cần xây dựng các hàng rào kỹ thuật phù hợp để định hướng làn sóng đầu tư FDI mới phù hợp với yêu cầu của đất nước và không chèn lấn sự phát triển của khu vực tư nhân trong nước. Vận động khuyến khích các DN FDI hỗ trợ nâng cao năng lực các DN nhỏ và vừa và liên kết với khu vực tư nhân trong nước.

Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ Tp.Hà Nội Trong bối cảnh bất ổn thương mại hiện nay, DN vừa và nhỏ phải tìm kiếm, hợp tác với các đối tác uy tín, làm ăn lâu dài và phát triển bền vững. DN có thể tận dụng chính sách, sự hỗ trợ từ phía cơ quan nhà nước, hợp tác với những DN FDI đã đầu tư vào Việt Nam từ 30 năm nay. Mặt khác, DN cũng phải mạnh dạn tìm kiếm thêm thị trường mới, tiềm năng để đẩy mạnh XK.

Lê Thúy

TAGS:

Tin bài khác
Khai mạc Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long

Khai mạc Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long

Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Làng nghề sản xuất gạch gốm huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Năng lượng sạch – Nền tảng phát triển bền vững của tỉnh Long An

Năng lượng sạch – Nền tảng phát triển bền vững của tỉnh Long An

Long An hiện có nhu cầu lớn trong việc phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và giảm thiểu tác động đến môi trường.
Ninh Thuận: Chiến lược thu hút, phát triển kinh tế xanh

Ninh Thuận: Chiến lược thu hút, phát triển kinh tế xanh

Trong quy hoạch từ 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050 Ninh Thuận sẽ phát triển nền kinh tế xanh: Công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh, du lịch xanh, đô thị xanh, chuyển đổi xanh. Tỉnh mong muốn tìm được các nhà đầu tư có tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật cao đảm bảo phát triển bảo vệ môi trường bền vững.
Giải ngân vốn đầu tư công: Đẩy mạnh hiệu quả sử dụng nguồn lực

Giải ngân vốn đầu tư công: Đẩy mạnh hiệu quả sử dụng nguồn lực

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu tích cực giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm 2024, đưa ra các giải pháp để khắc phục các khó khăn.
Lào Cai lọt top tỉnh thành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao

Lào Cai lọt top tỉnh thành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Nguyễn Trọng Hài bày tỏ quyết tâm đưa tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh lên trên 95% vào cuối năm 2024.
Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050

Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050 nhấn mạnh việc không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế, thay vào đó là phát triển kinh tế xanh.
Không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Bộ Công Thương cam kết tuyệt đối bảo đảm cung ứng điện trong năm 2025, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống.
Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024: Thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”?

Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024: Thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”?

Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024 được xem như bước ngoặt đột phá cho sự phát triển của nền nông nghiệp. Đây cũng là thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”…
Hãy tư duy như người không biết gì về công nghệ số để sử dụng công nghệ số tốt nhất

Hãy tư duy như người không biết gì về công nghệ số để sử dụng công nghệ số tốt nhất

"Hãy tập trung vào các ý tưởng sáng tạo hơn là tập trung vào công nghệ số (CNS). Hãy để câu chuyện CNS cho các doanh nghiệp CNS", theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.
Hải Phòng trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong KKT, KCN trong tháng 11

Hải Phòng trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong KKT, KCN trong tháng 11

Ngày 14/11/2024, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, UBND Thành phố Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn Thành phố.tháng 11 năm 2024.
Bộ Công Thương trình Quốc hội phương án phát triển điện hạt nhân

Bộ Công Thương trình Quốc hội phương án phát triển điện hạt nhân

Bộ Công Thương trình Quốc hội về việc tái khởi động chương trình điện hạt nhân, coi đây là giải pháp để đảm bảo an ninh năng lượng, cung cấp điện ổn định.
Việt Nam có lợi thế gì để đạt mục tiêu là trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực?

Việt Nam có lợi thế gì để đạt mục tiêu là trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực?

Việt Nam đang tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á, tận dụng các lợi thế về nhân lực, chi phí, và sự hỗ trợ quốc tế.
Khó khăn trong ngành hóa dầu, Hyosung và SCG kiến nghị hỗ trợ từ Chính phủ

Khó khăn trong ngành hóa dầu, Hyosung và SCG kiến nghị hỗ trợ từ Chính phủ

Ngày 14/11, trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác Trung ương, hai doanh nghiệp là Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai và Tập đoàn SCG đã đề cập đến các khó khăn gặp phải trong thời gian qua.
Kinh tế số, chuyển đổi số là nòng cốt phát triển đô thị - công nghiệp thông minh

Kinh tế số, chuyển đổi số là nòng cốt phát triển đô thị - công nghiệp thông minh

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, định hướng mới của Bình Dương là phát triển hệ sinh thái đô thị - công nghiệp thông minh, trong đó kinh tế số là nòng cốt.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tính đến nay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh mới đạt 56,35%, đạt tỉ lệ thấp so với cùng kỳ năm 2023.