Hỗn loạn thị trường vốn trong ngành giải trí và điều tra các vụ lừa đảo đầu tư Trung Quốc

15:32 06/09/2021

Hiện có ba mánh khóe lừa đảo đầu tư vào phim và truyền hình phổ biến: Lấy danh nghĩa của các công ty điện ảnh và truyền hình, đạo diễn, ngôi sao nổi tiếng,... yêu cầu hợp tác và lừa đảo đầu tư; biến các tác phẩm điện ảnh và truyền hình thành một sản phẩm tài chính có lợi nhuận cao; cổ phiếu đầu tư nước ngoài được bán với giá cao hơn dưới hình thức huy động vốn từ cộng đồng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: Xujun)

Trong những năm gần đây, một số công ty điện ảnh và truyền hình niêm yết đã tăng tỷ lệ đòn bẩy và thu được lợi nhuận thông qua “chứng khoán hóa minh tinh” nhằm phát hành, gian lận phòng vé để tăng giá cổ phiếu. Li Xuezheng, nhà sản xuất, diễn viên nổi tiếng, hiện là giám đốc Trung tâm Điện ảnh và Truyền hình Golden Shield thuộc Cục Hỗ trợ Hậu cần của Quân ủy Trung ương đã đăng một trạng thái lên Wechat hy vọng rằng các bên liên quan sẽ chú ý đến sự hỗn loạn trong ngành giải trí và điện ảnh cũng như dập tắt những tin đồn về công ty của ông trong quảng bá tài chính. Li chia sẻ: “Tôi cảm thấy như mình đang chiến đấu với hàng giả mỗi ngày”.

Khi quy mô thị trường của ngành điện ảnh và truyền hình tiếp tục phát triển, vốn đổ vào ngày càng nhiều đồng thời xuất hiện một số vụ lừa đảo và lừa đảo đầu tư. Ví dụ, để thu hút đầu tư và thu lợi nhuận, các chiêu trò như làm giả bảng xếp hạng, gian lận doanh thu phòng vé, làm giả dữ liệu Weibo,... Điều tra của truyền thông cho thấy những vụ việc trên tồn tải rủi ro pháp lý, gây thiệt hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái của ngành.

Trường hợp của Li Xuezheng là một ví dụ nổi bật khi mỗi tháng ông gặp phải ít nhất bốn, năm các tin đồn “bị giám sát”, “cơ cấu để nổi tiếng”,... và số vụ lừa đảo chiếm khoảng 1/5 tổng số. Năm 2017, sau khi bộ phim “Danh nghĩa nhân dân” ra mắt, diễn viên họ Li đã lọt vào mắt xanh của công chúng. Từ đó gian lận sử dụng tên cá nhân hoặc tổ chức của ông trở thành một thảm họa.

Ngày 4 tháng 7 năm 2019, Li chỉ đích danh đoàn làm phim truyền hình là Shuangyuan Fengyun, cho rằng bên kia đã giả mạo Trung tâm Điện ảnh và Truyền hình Golden Shield để lừa dối các nhà đầu tư, dàn diễn viên và đoàn làm phim. Trong tài liệu chuẩn bị đầu tư của Shuangyuan Fengyun, tên của Trung tâm Điện ảnh và Truyền hình Golden Shield xuất hiện trong cột của nhà sản xuất, đồng thời cũng được liệt kê là nhà phân phối phát hành, bản thân nam diễn viên có mặt trong danh sách đạo diễn. Ba ngày sau, một công ty phim ảnh khác sử dụng lý lịch của ông mà không được ủy quyền. Năm ngoái cũng xảy ra một hiểu lầm tương tự. Đạo diễn Ning Hao đã gửi công văn cho Li vì có người đã phát hành dự án kèm theo tên Li Xuezheng và Ning Hao để kêu gọi cấp vốn. Nhưng sự thật là cả hai đều là nạn nhân của trò lừa đảo đầu tư.

Theo Li Xuezheng, hiện có ba chiêu lừa đảo đầu tư vào phim và truyền hình phổ biến: Lấy danh nghĩa của các công ty điện ảnh và truyền hình, đạo diễn, ngôi sao nổi tiếng,... yêu cầu hợp tác và lừa đảo đầu tư; biến các tác phẩm điện ảnh và truyền hình thành một sản phẩm tài chính có lợi nhuận cao; cổ phiếu đầu tư nước ngoài được bán với giá cao hơn dưới hình thức huy động vốn từ cộng đồng. 

Ngoài ra, theo các báo cáo công khai, nhiều người sử dụng các khái niệm hấp dẫn để thu hút đầu tư, chẳng hạn như thành tích phòng vé của các bộ phim tại rạp làm tiêu chuẩn cho cổ tức. Trước đây có tuyên bố trên Internet rằng bộ phim “Fox Hunting” đã phát hành 140.000 vé in, mỗi vé là 1.000 nhân dân tệ, tổng số tiền chiếm 50% cổ tức phòng vé của bộ phim, doanh thu phòng vé dự kiến ​​sẽ là hơn 2 tỷ nhân dân tệ. Nhưng khi chủ đầu tư hỏi đến ​​thì bên kia phản bác rằng “vé in” chỉ là vé có giá trị thu hộ, có chức năng vé do công ty phát hành.

Tại sao các dự án và đầu tư giả lại tràn lan trong giới nghệ thuật? Li Xuezheng tin rằng điều này có liên quan đến dòng vốn: “Mọi người đều nghĩ rằng ngành nghệ thuật biểu diễn có lãi nên đầu tư đông đảo”. Tuy nhiên, thị trường vốn chưa bao giờ đơn giản như vậy.

Trở lại năm 2016, “Én nhỏ” Triệu Vy và chồng cố gắng sử dụng 60 triệu tệ làm đòn bẩy cho phi vụ hơn 3 tỷ tệ. Năm đó, Long Wei Media, do nữ diễn viên và chồng thành lập cố gắng mua lại công ty niêm yết Wanjia Culture với giá cao ngất ngưởng là 3,06 tỷ nhân dân tệ. Vốn đăng ký của Longwei Media, mới được thành lập một tháng, vẫn chưa được thanh toán, chỉ có 60 triệu nhân dân tệ trong quỹ, tỷ lệ đòn bẩy cao tới 51 lần. Động thái này đã gây ra nhiều chấn động trên thị trường cổ phiếu hạng A. Cuối cùng, giao dịch đã bị đình chỉ.

Lúc bấy giờ, được thúc đẩy bởi sự nhiệt tình của các công ty điện ảnh và truyền hình, nhiều nghệ sĩ tuyến đầu đã trở thành "ông bà chủ" và tạo ra cơn lốc “cổ đông ngôi sao” trong ngành điện ảnh và truyền hình. Các cơ quan quản lý chứng khoán thường xuyên đưa ra cảnh báo rằng “chứng khoán hóa minh tinh” có tác động đáng kể đến hoạt động và báo cáo tài chính của các công ty niêm yết cũng như khả năng đánh lừa các nhà đầu tư”.

Nhà biên kịch Guo Mingliang đã nghiên cứu đầu tư phim và truyền hình nhận ra rằng thị trường chứng khoán chẳng khác nào một “cỗ máy rút tiền”: “Thu nhập thực tế của một số công ty điện ảnh và truyền hình không nằm trong lĩnh vực kinh doanh chính của họ, mà nằm ở thị trường vốn phía sau”. 

Wang Hailin, phó chủ tịch Hiệp hội Văn học và Điện ảnh Trung Quốc, từng là biên kịch của các bộ phim như “Hán Sở tranh hùng” và “Bản lĩnh Kỳ Hiểu Lam” trả lời các phóng viên rằng có rất nhiều mánh khóe trong các hợp tác mua bán của ngành điện ảnh và truyền hình. Wang chỉ ra sự độc quyền trong ngành điện ảnh và truyền hình, tức là công ty sản xuất và nền tảng phát sóng là một, công ty sản xuất và công ty môi giới cũng là một. 

“Tiền đến nhanh chóng phát sinh nhiều nhà đầu cơ tham gia cuộc chơi, báo cáo sai sự thật về số tiền đầu tư cao ngất ngưởng, làm gián đoạn ngành công nghiệp”, ông Guo cho hay. Làm thế nào để xóa bỏ sự hỗn loạn trên thị trường vốn trong giới nghệ thuật biểu diễn, Wang Hailin cho rằng cần nỗ lực từ hai khía cạnh, một là quản lý nền tảng, hai là giải quyết vấn đề độc quyền. “Hiện tại có độc quyền theo chiều ngang và chiều dọc”, Wang chỉ ra và kêu gọi “Đạo luật Paramount của Trung Quốc” (một đạo luật được áp dụng tại Hoa Kỳ vào tháng 5 năm 1948, trong đó quy định rằng sự độc quyền theo chiều dọc của các hãng phim lớn là bất hợp pháp). Bên cạnh đó, theo Li Xuezheng, trong giới nghệ thuật, dù ở lĩnh vực nào, mỗi nghệ sĩ cũng cần phải có ý thức tư tưởng để tạo nên một nền văn hóa tiên tiến.

TL