Thứ bảy 14/06/2025 22:00
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Hòa Bình: Một trong 5 tỉnh đang dẫn đầu về hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến

20/09/2022 09:11
Bộ TT & TT, cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số vừa tiếp tục cập nhật kết quả triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương trên cả nước tính đến gần cuối tháng 8.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Theo Bộ TT&TT, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực cung cấp các dịch vụ số, đặc biệt là các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Tính đến nay, tất cả các bộ, ngành, địa phương trên cả nước đều đã có cổng thông tin điện tử, cổng dịch vụ công để cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp. Khoảng 97,3% dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện đã được các bộ, ngành, địa phương cung cấp dưới hình thức trực tuyến mức 4 - mức cao nhất được thực hiện hoàn toàn qua mạng.

Tuy nhiên, hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức cao vẫn đang là vấn đề được các bộ, tỉnh tập trung cải thiện. Hai chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trong phục vụ người dân, doanh nghiệp là tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến và tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến.

Số liệu thống kê được ghi nhận từ hệ thống giám sát, đo lường tự động của Bộ TT&TT cho thấy, tính từ đầu năm 2022 đến gần cuối tháng 8, ở khối các bộ, ngành, 3 Bộ Công Thương, GD&ĐT và TT&TT dẫn đầu về tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ, với các tỷ lệ đạt được lần lượt là 100%, 100% và 97,67%.

Đối với tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến, các Bộ : Công Thương, GD&ĐT và Tài chính có tỷ lệ xử lý trực tuyến cao nhất, lần lượt đạt 99,99%, 99,58% và 91,41%.

Trong khi đó, ở nhóm các địa phương, Long An, Hải Dương, Tiền Giang, Hòa Bình và Bắc Giang là các tỉnh có tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ cao nhất, có tỷ lệ từ trên 90% đến 96,47%.

Về tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến, 5 tỉnh dẫn đầu, có tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến cao hơn cả là Hòa Bình (87,02%), Quảng Ninh (75,33%), Ninh Bình (59,35%), Hà Nam (56,73%) và Thanh Hóa (56,6%).

Tính trên quy mô cả nước, hiện tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ của các bộ, ngành, địa phương đã đạt 51,49%, gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2021; và tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến đạt 39,82%, tăng gần 1,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số cũng đã nêu rõ mục tiêu đến cuối năm nay các bộ, ngành, địa phương cần phải nâng tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến lên đạt 80% và tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến đạt 50%.

Đức Phượng – VPĐD Hòa Bình

Bài liên quan
Tin bài khác
Chuyển đổi số cho chợ và tiểu thương: Bắt đầu từ thanh toán số

Chuyển đổi số cho chợ và tiểu thương: Bắt đầu từ thanh toán số

Ngày 14/6/2025, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã chính thức phát động Chương trình Chuyển đổi số tiểu thương chợ truyền thống. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ chương trình Ngày không tiền mặt 2025.
Công ty Luật Nam Hà và Cộng sự: Gắn kết tri thức, tiên phong ứng dụng A.I trong pháp lý

Công ty Luật Nam Hà và Cộng sự: Gắn kết tri thức, tiên phong ứng dụng A.I trong pháp lý

Với tầm nhìn chiến lược và khát vọng đổi mới, Công ty Luật TNHH Nam Hà và Cộng sự - thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa phía Nam đã khẳng định vị thế là một trong những đơn vị hành nghề luật tiên phong tại Việt Nam trong việc kết nối học thuật với thực tiễn, ứng dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động tư vấn pháp luật.
Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Hưng Yên

Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Hưng Yên

Ngày 12/6, tại tỉnh Hưng Yên, Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số đã được tổ chức với sự phối hợp giữa Trung tâm Phát triển thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX), Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) và Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và BIDV ký kết hợp tác chiến lược

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và BIDV ký kết hợp tác chiến lược

Ngày 11/6/2025, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác, đánh dấu bước tiến quan trọng trong thúc đẩy phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.
Hỗ trợ tiểu thương chợ truyền thống chuyển đổi số: Thu hẹp khoảng cách thương mại vùng miền

Hỗ trợ tiểu thương chợ truyền thống chuyển đổi số: Thu hẹp khoảng cách thương mại vùng miền

Với mục tiêu đồng hành, hỗ trợ các tiểu thương chợ truyền thống chuyển đổi số, thu hẹp khoảng cách thương mại điện tử, vào ngày 14/6 tới, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) sẽ công bố chương trình chuyển đổi số tiểu thương chợ truyền thống.
Báo chí hiện đại: Khi làn sóng công nghệ len lỏi tới từng tòa soạn

Báo chí hiện đại: Khi làn sóng công nghệ len lỏi tới từng tòa soạn

Trong kỷ nguyên chuyển đổi số, báo chí thế giới không còn chỉ là những cỗ máy in tin tức đơn thuần. Công nghệ đang mở ra những con đường mới, nơi phóng viên và thuật toán đang cùng viết tiếp câu chuyện thời đại.
15 ngàn sản phẩm được bán trong 72 giờ của Thế Giới Giấy trên Thương mại điện tử

15 ngàn sản phẩm được bán trong 72 giờ của Thế Giới Giấy trên Thương mại điện tử

“Đó là con số không bao giờ mơ tới nếu chúng tôi bán trên kênh quen thuộc”, CEO Mai Quốc Bình của Công ty Thế Giới Giấy cho biết khi nói về chiến dịch 3 ngày bán hàng online trên sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Thương mại điện tử không chỉ cần kỹ năng, mà phải hiểu luật

Thương mại điện tử không chỉ cần kỹ năng, mà phải hiểu luật

Thành thạo livestream, viết content (nội dung) tốt, biết chạy quảng cáo… chưa đủ để trở thành người kinh doanh online thành công. Trong kỷ nguyên số, thiếu kiến thức pháp lý có thể khiến người trẻ thất bại trên chính hành trình khởi nghiệp thương mại điện tử.
Khởi nghiệp qua thương mại điện tử: Đường rộng nhưng không dễ đi

Khởi nghiệp qua thương mại điện tử: Đường rộng nhưng không dễ đi

Thương mại điện tử mở ra cánh cửa khởi nghiệp chưa từng dễ dàng đến thế cho giới trẻ. Nhưng để đi đường dài, các startup cần hơn một tài khoản bán hàng – đó là tư duy, kỹ năng và bản lĩnh.
Chuyển đổi số tại Nestlé: Động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững

Chuyển đổi số tại Nestlé: Động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững

Ngày 30/5/2025, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai tổ chức Hội thảo triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và định hướng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và quản lý tại doanh nghiệp.
Khơi thông rào cản pháp lý trong thương mại điện tử cho doanh nghiệp

Khơi thông rào cản pháp lý trong thương mại điện tử cho doanh nghiệp

Thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển nhanh nhưng hành lang pháp lý còn chồng chéo, gây khó cho doanh nghiệp. Việc khơi thông rào cản là bước đi tất yếu.
Viettel và KT (Hàn Quốc) hợp tác chiến lược, đẩy mạnh AI và chuyển đổi số tại Việt Nam

Viettel và KT (Hàn Quốc) hợp tác chiến lược, đẩy mạnh AI và chuyển đổi số tại Việt Nam

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) của Việt Nam và Tập đoàn KT của Hàn Quốc mới đây, vừa chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược (Strategic Partnership Agreement – SPA).
Sản phẩm OCOP lên sàn: Doanh nghiệp vẫn vướng đầu ra, kẹt đầu vào

Sản phẩm OCOP lên sàn: Doanh nghiệp vẫn vướng đầu ra, kẹt đầu vào

Sáng nay (29/5) tại Ninh Bình, Trung tâm Phát triển thương mại điện tử và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương) - eComDX phối hợp với Sở Công Thương Ninh Bình tổ chức Hội nghị tập huấn đưa sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
UEB mở khóa chuyển đổi số cho doanh nghiệp tư nhân hướng tới tăng trưởng hai con số

UEB mở khóa chuyển đổi số cho doanh nghiệp tư nhân hướng tới tăng trưởng hai con số

Chuyển đổi số đã và đang gõ cửa mọi lĩnh vực, len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp tồn tại và bứt phá. Không chỉ làm thay đổi cách con người sống, làm việc và kết nối, mà còn tái định hình cách các quốc gia, tổ chức và doanh nghiệp phát triển.
Đổi mới công nghệ và mô hình kinh doanh: Nền tảng cho hệ sinh thái số

Đổi mới công nghệ và mô hình kinh doanh: Nền tảng cho hệ sinh thái số

Kinh tế số đóng góp tới 18,3% GDP, mục tiêu Việt Nam đặt ra đến năm 2025 nâng tỷ lệ này lên 25%. Để hiện thực hóa, Chính phủ Việt Nam đang triển khai loạt chính sách hỗ trợ nhằm góp phần đổi mới công nghệ.