Thứ ba 19/11/2024 13:31
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Hậu Covid-19: Tín dụng tiêu dùng có còn là 'gà đẻ trứng vàng'?

12/10/2020 00:00
Dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hưởng đến kinh tế của nhiều hộ gia đình, nên nhu cầu vay tiêu dùng sẽ giảm. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phục hồi, tín dụng tiêu dùng vẫn là "con gà đẻ trứng vàng" nếu các doanh nghiệp có những sản phẩm mới "may đo" phù hợp
Tin-dung-tieu-dung-6894-1589958807.jpg
Khi nền kinh tế phục hồi, tín dụng tiêu dùng vẫn là "con gà đẻ trứng vàng" nếu các doanh nghiệp có những sản phẩm mới "may đo" phù hợp với nhu cầu thị trường (Ảnh minh hoạ: Internet)

Đó là nhận định của các chuyên gia tại buổi toạ đàm trực tuyến "Làm gì để thúc đẩy cho vay cá nhân hậu Covid-19?" được tổ chức ngày 20/5. Các chuyên gia đánh giá, thị trường nội địa của Việt Nam rất lớn và tiềm năng. Tiêu dùng cá nhân rất lớn, tương đương 80% GDP. Do đó, nếu có biện pháp kích cầu trong nước, bao gồm cả tiêu dùng nội địa thì khả năng tăng trưởng nhanh hơn.

Nhu cầu vốn tăng sau dịch

Theo nhìn nhận của các chuyên gia, nhu cầu về vốn của người dân và doanh nghiệp đang phục hồi trở lại và sẽ tăng lên trong thời gian tới. Nhu cầu này tương đối lớn vì phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đang ở mức tương đối cao so với khu vực.

Để nhanh chóng vực dậy nền kinh tế, bên cạnh những hỗ trợ từ Chính phủ cần phải có nguồn vốn đủ cho các doanh nghiệp, người dân tái sản xuất.

Ngành ngân hàng cam kết đủ vốn cho các doanh nghiệp vay và sẽ còn giảm lãi suất sâu hơn nữa. Tuy nhiên, đi kèm với đó, lãnh đạo các ngân hàng thương mại cũng luôn khẳng định không hạ chuẩn cho vay. Với khẳng định như vậy, những doanh nghiệp, người dân có nợ xấu, bị hạ điểm tín dụng sẽ không thể tiếp cận được các nguồn vốn chính thức, làm dấy lên nỗi lo "tín dụng đen" bùng phát.

Theo Ts. Cấn Văn Lực, ngân hàng sẵn sàng cho người dân vay vốn, nhưng người đi vay phải biết vay để làm gì, khả năng cân đối trả nợ như thế nào? Chuyên gia này khuyến cáo các cá nhân đi vay ngân hàng không nên vay quá 50% thu nhập của mình, nếu không sẽ dẫn đến quá tải khi trả nợ.

Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng người tiêu dùng vay vốn ở các ngân hàng còn rất thấp so với nhu cầu bởi những yêu cầu khắt khe về hồ sơ vay vốn. Trong khi đó, nhu cầu vay tiêu dùng của người dân ngày càng tăng. Các chuyên gia khẳng định, vay tiêu dùng đang là "thời điểm vàng" để các công ty tài chính tiêu dùng phát triển.

Thế nhưng, để nắm bắt được cơ hội này, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico, nhấn mạnh đến việc phải tạo ra sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.

Công ty tài chính muốn cho vay nhiều thì phải có thủ tục nhanh chóng, đơn giản, dễ dàng, có phần mềm, chuyên gia để tập hợp dữ liệu, chấm điểm tiêu chí khách hàng phù hợp, an toàn nhất, còn tuyệt đối thì không vì lĩnh vực này có rủi ro rất lớn. Nếu ngồi chờ khách hàng tìm đến như ngân hàng thì khó cho vay được.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải tạo ra nhiều sản phẩm, chương trình. Đặc biệt, cần liên kết với các nhà cung ứng, bán hàng. Khi vay tiêu dùng, khách hàng rất hạn chế mang tiền về rồi tiêu pha không rõ ràng. Do đó, cần có sự liên kết với nhà phân phối để có thể hỗ trợ nhau quản lý.

Doanh nghiệp cần làm gì?

TS. Cấn Văn Lực lưu ý, sau dịch Covid-19, các doanh nghiệp và công ty tài chính đã đến lúc rà soát lại chiến lược kinh doanh của mình. "Các công ty tài chính phải quan tâm hơn đến phát triển nền tảng công nghệ. Nhiều công ty hiện vẫn còn quản lý thủ công, tốn kém, dẫn đến buộc phải đẩy lãi suất cao lên", ông Lực nói.

Ngoài ra, công ty tài chính tiêu dùng cần cân đối giữa rủi ro và lãi suất. Không mặc định tín dụng tiêu dùng thì lãi suất phải cao. Nếu quản lý hiệu quả, giảm được các gánh nặng trong vận hành thì vẫn đưa ra được mức lãi suất hợp lý cho người dân, tăng mối quan hệ bền vững với khách hàng.

Về khả năng thu hút đầu tư vào lĩnh vực tài chính tiêu dùng ở Việt Nam hậu Covid-19, theo ông Lực, tín dụng tiêu dùng còn nhiều tiềm năng, nhưng còn phụ thuộc vào quan điểm của Nhà nước về vấn đề này. Nhà nước nên cởi mở hơn với các mô hình tín dụng mới nhưng có kiểm soát. Với kinh tế số, các mô hình kinh doanh mới, bao gồm cả tín dụng số cũng phải như vậy.

Cụ thể, cần có khung pháp lý để kiểm soát ngay từ đầu. Hai là để tự do phát triển một thời gian, sau đó sẽ điều chỉnh vào khuôn khổ. Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng hình thức đầu: cho hoạt động thí điểm trong khuôn khổ khung pháp lý, là cách thức tiếp cận cởi mở và phù hợp.

"Việt Nam đang trong một xu thế quan trọng: Kinh tế số, các mô hình kinh doanh số có đà phát triển cực mạnh sau đại dịch. Chúng ta không thể đi chệch thời đại", ông Lực nói.

Dưới góc độ chuyên gia nghiên cứu luật, ông Trương Thanh Đức cũng nhìn nhận: "Cơ hội phát triển cho tín dụng tiêu dùng từ khung pháp lý. Với quy định hiện nay như Thông tư 43 thì hợp lý nhưng các tổ chức tín dụng vẫn mong muốn được rộng rãi, xênh xang hơn nữa. Nhưng có hai mặt của vấn đề, khi thị trường phát triển nóng, nhu cầu người dân lớn mà quản lý không chặt dẫn đến rủi ro cho bản thân doanh nghiệp và cả hệ thống ngân hàng".

Hiện nay, số lượng tổ chức cho vay tín dụng tiêu dùng chính thức chưa nhiều, dẫn đến ít cạnh tranh. "Tín dụng đen" lúc này là điều tất yếu vì tín dụng tiêu dùng chính thức không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Cần phải phát triển thêm các tổ chức tín dụng cả về số lượng và mô hình. Để được như thế cần phải khuyến khích về cơ chế, về thị trường để nhiều đơn vị tham gia.

Thanh Hoa

Tin bài khác
150 cán bộ nhân viên HDBank tham gia chương trình “Hiến máu tình nguyện 2024”

150 cán bộ nhân viên HDBank tham gia chương trình “Hiến máu tình nguyện 2024”

Đây là lần thứ 24 Đoàn cơ sở HDBank phối hợp Bệnh viện truyền máu huyết học TP.HCM tổ chức hoạt động ý nghĩa này dành cho cán bộ nhân viên HDBank khu vực TP. Hồ Chí Minh.
Lãi suất ngân hàng 19/11:  Lãi suất huy động tiếp tục tăng mạnh

Lãi suất ngân hàng 19/11: Lãi suất huy động tiếp tục tăng mạnh

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 19/11 lãi suất huy động tăng mạnh, thị trường ngân hàng tiếp tục sôi động với loạt, vượt ngưỡng 6% tại nhiều kỳ hạn.
Lý giải vì sao Ngân hàng Nhà nước chỉ bán mà không mua vàng?

Lý giải vì sao Ngân hàng Nhà nước chỉ bán mà không mua vàng?

Ngân hàng Nhà nước Viêt Nam (NHNN) không mua vàng vì sợ bơm thêm tiền ra nền kinh tế, đồng thời tránh rủi ro biến động giá vàng ảnh hưởng đến ổn định tài chính.
Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu đẩy mạnh giao thương cuối năm

Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu đẩy mạnh giao thương cuối năm

Nhiều ngân hàng đang cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đẩy mạnh sản xuất và giao thương trong mùa cao điểm cuối năm.
Những điểm nhấn tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank)

Những điểm nhấn tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank)

Chiều ngày 16/11, Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank – Mã: LPB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024 tại Ninh Bình.
Lãi suất ngân hàng 18/11: Đua nhau chạm mốc cao nhất 9,5%

Lãi suất ngân hàng 18/11: Đua nhau chạm mốc cao nhất 9,5%

Lãi suất ngân hàng hôm nay 18/11 tiếp tục tăng mạnh, với một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất hấp dẫn, đạt đỉnh tới 9,5%/năm, thu hút thêm nguồn tiền gửi.
BIDV và KiotViet hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

BIDV và KiotViet hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Cổ phần Công nghệ KiotViet (KiotViet) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ ngân hàng tích hợp trên phần mềm KiotViet.
Vietcombank xây dựng Khung trái phiếu xanh

Vietcombank xây dựng Khung trái phiếu xanh

Việc xây dựng Khung Trái phiếu xanh đánh dấu bước tiến quan trọng của Vietcombank trong hành trình thúc đẩy phát triển bền vững và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
SeABank nâng cao năng lực Ban kiểm soát để tăng cường khả năng giám sát và phát triển bền vững cho Ngân hàng

SeABank nâng cao năng lực Ban kiểm soát để tăng cường khả năng giám sát và phát triển bền vững cho Ngân hàng

Ngân hàng SeABank đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường để bầu bổ sung 02 thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2023 – 2028, nâng tổng số thành viên BKS lên 05 thành viên.
Lãi suất ngân hàng 16/11: Agribank và Nam A Bank tăng mạnh lãi suất huy động

Lãi suất ngân hàng 16/11: Agribank và Nam A Bank tăng mạnh lãi suất huy động

Agribank và Nam A Bank tăng mạnh lãi suất huy động, thu hút chú ý và phản ánh cuộc đua hút vốn tiết kiệm giữa biến động tài chính, một cuộc cạnh tranh hút vốn.
Vĩnh Phúc thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp thông qua hỗ trợ tín dụng

Vĩnh Phúc thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp thông qua hỗ trợ tín dụng

Đối mặt khó khăn kinh tế, Vĩnh Phúc đẩy mạnh hỗ trợ tín dụng ưu đãi, giúp doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh ổn định.
Tăng trưởng tín dụng khả quan, kỳ vọng bứt phá vào cuối năm

Tăng trưởng tín dụng khả quan, kỳ vọng bứt phá vào cuối năm

Tín dụng ngân hàng tăng trưởng mạnh, đặc biệt trong vay mua nhà và tiêu dùng, mở ra cơ hội vàng cho người vay và thúc đẩy phục hồi kinh tế cuối năm 2024.
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú: Tín dụng xanh là nhiệm vụ rất trọng tâm của ngành

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú: Tín dụng xanh là nhiệm vụ rất trọng tâm của ngành

Chia sẻ tại Hội thi “Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh”, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết: “Phát triển ngân hàng xanh, tín dụng xanh vẫn là một nhiệm vụ rất trọng tâm của ngành Ngân hàng trong thời gian tới”.
Lãi suất ngân hàng 15/11: “Đua nhau” tăng ở các kỳ hạn tiết kiệm

Lãi suất ngân hàng 15/11: “Đua nhau” tăng ở các kỳ hạn tiết kiệm

Lãi suất ngân hàng ngày hôm nay 15/11/2024 tiếp tục tăng mạnh, ngân hàng "đua nhau" điều chỉnh mức lãi suất các kỳ hạn gửi tiết kiệm, thu hút nhà đầu tư.
Ngân hàng nào có tổng tài sản vượt mốc 100 tỷ USD?

Ngân hàng nào có tổng tài sản vượt mốc 100 tỷ USD?

Ngân hàng BIDV lần đầu tiên vượt mốc 100 tỷ USD tổng tài sản, dẫn đầu ngành ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng tư nhân như MB và Techcombank cũng tăng trưởng.