Thứ bảy 10/05/2025 02:21
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Hàn Quốc: Quy định khắt khe buộc các ngân hàng phải ra nước ngoài

26/09/2021 12:02
Các tập đoàn ngân hàng của Hàn Quốc dự kiến sẽ đẩy nhanh hơn nữa nỗ lực đang diễn ra nhằm chuyển trọng tâm ra nước ngoài bởi nhiều quy định tài chính được đề xuất trước cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới dự kiến làm giảm thu nhập nội địa.
Lợi nhuận của 4 ngân hàng hàng đầu Hàn Quốc tại thị trường quốc tế
Lợi nhuận của 4 ngân hàng hàng đầu Hàn Quốc tại thị trường quốc tế. (Ảnh: Koreatimes)

Nhiều ngân hàng đang có kế hoạch bù đắp lợi nhuận ngày càng giảm ở Hàn Quốc bằng cách tìm cách thâm nhập vào các quốc gia Đông Nam Á có tiềm năng tăng trưởng cao hơn. Tuy nhiên, những lo ngại vẫn còn kéo dài về sự phụ thuộc ngày càng tăng vào các thị trường mới nổi. Dữ liệu do Dịch vụ Giám sát Tài chính (FSS) tổng hợp cho thấy, các ngân hàng thương mại của Hàn Quốc đã cắt giảm số lượng chi nhánh tại đây xuống còn 3.546 vào năm 2020 từ 3.784 một năm trước đó, 3.834 vào năm 2018 và 3.861 vào năm 2017.

Số lượng chính xác các điểm giao dịch bên ngoài quốc gia vẫn chưa rõ ràng, vì số liệu thống kê của FSS không bao gồm các "chi nhánh phụ" ở nước ngoài, trong khi các ngân hàng tính chung khi đối chiếu dữ liệu trên mạng lưới toàn cầu. Theo dữ liệu từ các ngân hàng KB, Shinhan, Hana và Woori, tổng số trong mạng lưới toàn cầu đã tăng lên 1.440 vào năm 2020 từ 844 vào năm 2019, 797 vào năm 2018 và 630 vào năm 2017 nhờ hoạt động M&A tích cực và giành được giấy phép trong các nước khác.

Dữ liệu riêng biệt cũng cho thấy, bốn ngân hàng hàng đầu của Hàn Quốc đã tăng số lượng nhân viên ở nước ngoài lên 17.914 người trong quý đầu tiên của năm 2021 từ 14.620 người trong quý IV năm 2018, đồng thời cắt giảm số lượng nhân viên tại đây xuống còn 57.662 người từ 60.684 người trong cùng thời kỳ. “Việc mở rộng ra nước ngoài đang được các ngân hàng theo đuổi vì lợi nhuận của thị trường trong nước đã đạt đến giới hạn”, một người trong ngành giấu tên cho biết. “Các quy định có lợi cho các công ty fintech cũng đã thúc đẩy các ngân hàng thông thường tìm kiếm cơ hội quốc tế”.

Các ngân hàng Hàn Quốc gần đây đã bắt đầu nhận thấy rủi ro lớn hơn trong việc suy giảm lợi nhuận đế từ các quy định tài chính khác nhau. Họ đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc cho vay tiền, sau khi chính phủ thắt chặt các quy định nhằm hạn chế nợ hộ gia đình tăng cao và giá nhà đất tăng cao. Bất chấp những thắc mắc của cả người cho vay và người đi vay về tính hiệu quả của các chính sách đó, các cơ quan tài chính vẫn giữ quan điểm cứng rắn về các biện pháp này.

Một yếu tố bất lợi khác đối với các nhóm ngân hàng là việc chính phủ nỗ lực ngăn chặn M&A nhằm buộc họ phải đảm bảo nguồn vốn để hỗ trợ tài chính cho những người gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra. Các cơ quan quản lý tài chính đã khuyến cáo các công ty tài chính hạn chế ký kết các giao dịch quy mô lớn hoặc tăng cổ tức kể từ khi đại dịch bùng phát. Một số nhà lập pháp thậm chí đang cố gắng buộc các ngân hàng xóa nợ cho những người đi vay, những người có thu nhập đã giảm đáng kể do chính phủ hạn chế mở cửa hàng trong bối cảnh đại dịch.

Ngược lại, các cơ quan tài chính nước ngoài đang có xu hướng nới lỏng các quy định thu hút nhiều công ty tài chính toàn cầu hơn. Indonesia đã tạm thời dỡ bỏ lệnh cấm các công ty tài chính nước ngoài nắm giữ hơn 40% cổ phần của một công ty tài chính địa phương, khi ngân hàng KB Kookmin tăng cổ trong ngân hàng Bukopin vào năm ngoái. Các tập đoàn ngân hàng Hàn Quốc cũng bắt đầu công bố lại thu nhập khả quan từ nước ngoài trong năm nay, sau đợt giảm tạm thời do đại dịch năm 2020 gây ra.

Hana Financial Group, tập đoàn ngân hàng Hàn Quốc đầu tiên giành được giấy phép hoạt động ngân hàng tại Đài Loan, đã chứng kiến lợi nhuận ròng ở nước ngoài trong quý đầu tiên tăng lên 336,7 tỷ won (288 triệu đô la) từ mức 315,9 tỷ won một năm trước đó. Tập đoàn tài chính Shinhan, công ty mẹ của ngân hàng Shinhan có vị thế hàng đầu trong số các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, đã công bố thu nhập ròng ở nước ngoài là 196,5 tỷ won trong quý đầu tiên, tăng so với mức 152,7 tỷ won của một năm trước đó. Thu nhập ở nước ngoài của KB Financial Group đã tăng lên 68,9 tỷ won từ 49,9 tỷ won trong cùng kỳ, nhờ Ngân hàng KB Kookmin mua lại Tổ chức tài chính vi mô PRASAC ở Campuchia và Ngân hàng Bukopin ở Indonesia. Tập đoàn tài chính Woori, có kế hoạch mở rộng hơn nữa sự hiện diện của mình tại Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc và Hoa Kỳ, đã đạt mức tăng trưởng thu nhập từ 24,3 tỷ won lên 116 tỷ won. “Chúng tôi sẽ tìm cách mở rộng hơn nữa ở Đông Nam Á vì có biên lãi ròng cao hơn”, đại diện của một trong những nhóm ngân hàng cho biết.

Các nhóm tài chính cho biết, sự xuất hiện của virus Corona không thay đổi chiến lược dài hạn của họ, mặc dù đại dịch tạm thời ảnh hưởng đến thu nhập ngắn hạn. Theo kế hoạch, họ sẽ tập trung nhiều hơn vào các quốc gia Đông Nam Á cũng như thâm nhập vào các thị trường phát triển, chẳng hạn như London và Singapore để nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư.

Tuy nhiên, các tổ chức xếp hạng tín dụng đã cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn từ sự gia tăng đối với các quốc gia đang phát triển. Nhà phân tích Kim Jung-hoon của Korea Investors Service cho biết: “Xem xét hệ thống quản lý tài chính không đầy đủ và tình hình biến động của Đông Nam Á, các ngân hàng có thể nhanh chóng mất khả năng thanh toán. Cũng giống như Hàn Quốc, Đông Nam Á được xếp vào nhóm thị trường mới nổi, vì vậy các ngân hàng có thể không đa dạng hóa rủi ro một cách hiệu quả và cũng tồn tại những rủi ro địa chính trị, chẳng hạn như cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar mà các công ty tài chính cá nhân không thể kiểm soát được”.

TL (theo Koreatimes)

Tin bài khác
Giá gạo toàn cầu chạm đáy, nhưng nguồn cung từ Ấn Độ sẽ kìm hãm đà phục hồi

Giá gạo toàn cầu chạm đáy, nhưng nguồn cung từ Ấn Độ sẽ kìm hãm đà phục hồi

Giá gạo toàn cầu đã ổn định ở mức thấp sau cú giảm gần 30%, nhưng triển vọng phục hồi bị kìm hãm bởi nguồn cung dư thừa lớn từ Ấn Độ và châu Á.
Vì sao thị trường Ấn Độ vẫn vững vàng giữa căng thẳng với Pakistan ?

Vì sao thị trường Ấn Độ vẫn vững vàng giữa căng thẳng với Pakistan ?

Bất chấp leo thang căng thẳng với Pakistan, thị trường tài chính Ấn Độ vẫn ổn định nhờ nền tảng vĩ mô vững chắc, nhu cầu nội địa mạnh và kỳ vọng thu hút dòng vốn ngoại.
Trung Quốc tăng dự trữ vàng tháng thứ 6 liên tiếp

Trung Quốc tăng dự trữ vàng tháng thứ 6 liên tiếp

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tiếp tục mua ròng vàng trong tháng 4/2025, giữa lúc giá vàng tiệm cận mức kỷ lục và các rủi ro kinh tế gia tăng, phản ánh xu hướng thoát ly USD trong quản lý dự trữ quốc gia.
Thị trường toàn cầu bật tăng nhờ triển vọng hạ nhiệt căng thẳng Mỹ - Trung

Thị trường toàn cầu bật tăng nhờ triển vọng hạ nhiệt căng thẳng Mỹ - Trung

Thị trường chứng khoán toàn cầu đồng loạt tăng điểm khi Trung Quốc tung gói kích thích kinh tế mạnh mẽ, và Mỹ - Trung xác nhận nối lại đàm phán thương mại sau nhiều tháng căng thẳng leo thang.
Đồng USD phục hồi, thị trường chờ đợi quyết định từ Fed

Đồng USD phục hồi, thị trường chờ đợi quyết định từ Fed

Đồng USD tăng trở lại sau hai ngày giảm liên tục nhờ tín hiệu tích cực trong dữ liệu kinh tế Mỹ. Giới đầu tư chuyển hướng kỳ vọng, chờ quyết định chính sách từ Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.
Đồng USD suy yếu đang gây xáo trộn thị trường tiền tệ châu Á

Đồng USD suy yếu đang gây xáo trộn thị trường tiền tệ châu Á

Đồng USD suy yếu đã kéo theo làn sóng tăng giá mạnh của nhiều đồng tiền châu Á, buộc các ngân hàng trung ương khu vực can thiệp để bảo vệ xuất khẩu và ổn định thị trường.
OPEC+ nâng sản lượng dầu thêm 411.000 thùng/ngày từ tháng 6

OPEC+ nâng sản lượng dầu thêm 411.000 thùng/ngày từ tháng 6

Liên minh các nước sản xuất dầu mỏ OPEC+ đã nhất trí nâng sản lượng lần thứ hai liên tiếp vào tháng 6, đánh dấu bước tiếp theo trong kế hoạch đảo ngược chính sách cắt giảm sản lượng.
Giá vàng biến động: Nhà đầu tư Trung Quốc ồ ạt đổ dòng tiền kỷ lục vào các quỹ vàng

Giá vàng biến động: Nhà đầu tư Trung Quốc ồ ạt đổ dòng tiền kỷ lục vào các quỹ vàng

Nhà đầu tư Trung Quốc đã rót 7,4 tỷ USD vào các quỹ vàng trong tháng 4/2025, giữa lúc bất ổn toàn cầu leo thang khiến vàng trở thành kênh trú ẩn hấp dẫn nhất.
Hoa Kỳ sẽ có kết luận với pin năng lượng mặt trời Việt Nam vào ngày 02/6/2025

Hoa Kỳ sẽ có kết luận với pin năng lượng mặt trời Việt Nam vào ngày 02/6/2025

Dự kiến, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) sẽ xem xét ngành sản xuất nội địa và đưa ra kết luận với pin năng lượng mặt trời Việt Nam vào ngày 2/6/2025.
Vàng trở thành "cứu tinh" khi USD và trái phiếu Mỹ mất dần sức hút

Vàng trở thành "cứu tinh" khi USD và trái phiếu Mỹ mất dần sức hút

Giá vàng thế giới chạm mốc 3.500 USD/ounce, đánh dấu kỷ lục mới khi giới đầu tư toàn cầu đổ xô tìm nơi trú ẩn, giữa lúc niềm tin vào đồng USD và trái phiếu chính phủ Mỹ suy giảm nhanh chóng.
Chứng khoán Mỹ bật tăng nhờ kỳ vọng mới về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Chứng khoán Mỹ bật tăng nhờ kỳ vọng mới về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Phố Wall khởi sắc khi các quan chức phát tín hiệu lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, giúp thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi, Dow Jones và Nasdaq cùng tăng trưởng 2,7% trong phiên 22/4.
Việt Nam sẽ chịu thuế tự vệ với thép phẳng tại Ấn Độ

Việt Nam sẽ chịu thuế tự vệ với thép phẳng tại Ấn Độ

Việt Nam nằm trong danh sách các nước không được miễn trừ thuế tự vệ tạm thời 12% trong vòng 200 ngày đối với năm loại sản phẩm thép phẳng do thị phần tại Ấn Độ vượt quá ngưỡng 3%.
Điện gió và điện mặt trời sẽ tăng mạnh trong năm 2025

Điện gió và điện mặt trời sẽ tăng mạnh trong năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 21/4 dự báo công suất phát điện toàn cầu từ năng lượng gió và năng lượng mặt trời sẽ ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể trong năm 2025, với mức tăng lần lượt vượt 10% và 30% so với năm trước.
Tới 15/4 xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt 11,97 tỷ USD

Tới 15/4 xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt 11,97 tỷ USD

Tính tới ngày 15/4/2025, kim ngạch xuất khẩu đạt 8,08 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ, trong khi nhập khẩu nông sản đạt 3,89 tỷ USD, tăng 8,7%.
Cổ phiếu tiêu dùng châu Á “lên ngôi” giữa bão thuế quan

Cổ phiếu tiêu dùng châu Á “lên ngôi” giữa bão thuế quan

Khi căng thẳng thương mại leo thang, dòng tiền đầu tư đang rút khỏi cổ phiếu tăng trưởng để tìm đến nhóm tiêu dùng thiết yếu châu Á – nơi được xem là “vùng trú ẩn an toàn” nhờ nhu cầu nội địa ổn định.