Hàn Quốc nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu đưa phương tiện tự lái hoạt động nhiều hơn trên đường phố

10:25 03/10/2022

Hàn Quốc đặt mục tiêu trong năm nay trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới thương mại hóa phương tiện tự hành cấp độ ba, sau Mỹ và Nhật Bản.

Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc đang nhắm mục tiêu thương mại hóa phương tiện tự hành cấp độ 4 vào năm 2027 để một nửa số phương tiện mới được ra mắt là mẫu cấp độ 4 vào năm 2035.

Xe tự hành cấp độ 4 là chiếc xe có thể hoạt động gần như độc lập với ít sự can thiệp hoặc điều khiển của tài xế. Xe được thiết kế để xử lý các tình huống bất ngờ, chẳng hạn như sự cố hệ thống, song người lái vẫn có thể lấy lại tay lái bằng tay.

Hàn Quốc đang nhắm mục tiêu thương mại hóa phương tiện tự hành cấp độ 4 vào năm 2027
Hàn Quốc đang nhắm mục tiêu thương mại hóa phương tiện tự hành cấp độ 4 vào năm 2027.

Hàn Quốc đặt mục tiêu trong năm nay trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới thương mại hóa phương tiện tự hành cấp độ ba, sau Mỹ và Nhật Bản.

Bộ này nói: “Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ sẽ đại tu các hệ thống giao thông hiện có, đồng thời thiết lập các tiêu chuẩn an toàn và chương trình bảo hiểm cho ô tô tự hành để cung cấp dịch vụ xe buýt tự hành cấp độ 4 (vào năm 2027)".

Từ năm 2021, Bộ Công nghiệp Hàn Quốc đã cho biết, trong năm nay đã phê duyệt 53 dự án với tổng ngân sách 85 tỷ Won (khoảng 75 tỷ USD) trong khuôn khổ chiến lược phát triển xe tự hành hoàn toàn vào năm 2027.

Bộ cho biết, có khoảng 373 tổ chức và 3.500 chuyên gia dự kiến sẽ tham gia các dự án nghiên cứu này. Ngân sách dự án sẽ được dùng để phát triển các phụ tùng tự động trong xe tự hành và phần mềm sử dụng trí tuệ nhân tạo.

Chính phủ Hàn Quốc cũng đã từng thông báo dành ngân sách 1,09 nghìn tỷ Won cho các dự án tương tự đến năm 2027. Seoul dự kiến đến năm 2027 sẽ đạt tới mức độ thứ 4 về tự động hóa, theo đó người lái xe hoàn toàn không cần phải chỉnh vô-lăng.

Chính phủ Hàn Quốc cũng tìm cách thương mại hóa các dịch vụ Cơ động hàng không đô thị (UAM) vào năm 2025. UAM là việc sử dụng các máy bay nhỏ, tự động hóa cao để chở hành khách hoặc hàng hóa ở độ cao thấp hơn trong các khu vực đô thị và ngoại ô.

Ba công ty dịch vụ không dây lớn của nước này là SK Telecom Co., KT Corp. và LG Uplus Corp. cho biết, họ sẽ tham gia vào một chương trình do chính phủ khởi xướng nhằm kiểm tra khả năng quản lý giao thông và an toàn của các phương tiện UAM cho các dịch vụ thương mại.

Vào tháng 7/2022, Hyundai Motor Co, một công ty con khác của Hyundai Motor Group, đã trưng bày các công nghệ UAM của họ tại triển lãm Farnborough Airshow của Anh.

Năm ngoái, Hyundai - hãng xe hàng đầu Hàn Quốc đã trình làng chiếc Ioniq 5 có khả năng tự lái cấp độ 4. Hiện tại, mẫu xe này đang được đưa vào sử dụng trong chương trình dịch vụ gọi xe không người lái RoboRide mới được Hyundai khai trương tại Seoul, Hàn Quốc. 

Thị trưởng thành phố và một quan chức khác là những hành khách RoboRide đầu tiên khi họ được đưa đi dọc theo một tuyến đường ở quận Gangnam, tuyến đường duy nhất hiện đang được cung cấp dịch vụ này.

Tuy nhiên, không giống như các dịch vụ tương tự ở Mỹ đã bắt đầu cung cấp các chuyến đi hoàn toàn không người lái, những chiếc xe RoboRide này của Hyundai sẽ luôn có người lái an toàn. Nhà sản xuất không tiết lộ đến khi nào dịch vụ sẽ không yêu cầu phải có người lái xe, nhưng họ cho biết, các phương tiện sẽ chứa tối đa ba hành khách và trước tiên họ sẽ cung cấp các chuyến đi cho nhân viên của công ty.

Ảnh minh họa
Dịch vụ RoboRide trong Ioniq 5 tự hành sẽ được thực hiện thông qua một ứng dụng chuyên dụng có tên i.M.

Dịch vụ RoboRide trong Ioniq 5 tự hành sẽ được thực hiện thông qua một ứng dụng chuyên dụng có tên i.M, hoạt động giống như các ứng dụng của Waymo hoặc Cruise. Dịch vụ này sẽ dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo của công ty khởi nghiệp Jin Mobility, công ty đứng sau nền tảng i.M.

Hyundai kỳ vọng dịch vụ thử nghiệm RoboRide sẽ là một “cột mốc quan trọng” giúp công ty có thể nội bộ hóa công nghệ lái xe tự hành.

T.H