Thứ sáu 04/07/2025 13:19
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Hải Phòng và Quảng Ninh chuyện “hồi sinh” sau siêu bão Yagi

Năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhất là sự tàn phá của cơn bão số 3 nhưng với tinh thần tự lực vượt khó, Hải Phòng và Quảng Ninh đã kịp thời điều chỉnh kịch bản, triển khai đồng bộ các giải pháp với quyết tâm cao đạt mục tiêu tăng trưởng cao.
“Vượt bão” bước vào năm 2025, Hải Phòng quyết tâm đột phá, đổi mới, sáng tạo và chủ động nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội 12,5% năm 2025
“Vượt bão” bước vào năm 2025, Hải Phòng quyết tâm đột phá, đổi mới, sáng tạo và chủ động nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội 12,5% năm 2025


Chung sức, đồng lòng…hồi sinh

Bước vào năm 2024, nối tiếp thành tựu tăng trưởng 2 con số trong 9 năm liên tiếp (2015-2023), Hải Phòng và Quảng Ninh xác định phải nỗ lực duy trì đà phát triển ổn định, đặt mục tiêu phấn đấu giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP 2 con số.

Kết thúc nửa đầu năm 2024, GRDP của Hải Phòng và Quảng Ninh đều nằm trong nhóm top dẫn đầu cả nước.

Tuy nhiên, đầu tháng 9/2024, siêu bão Yagi đổ bộ, chỉ trong vòng chưa đầy 4 giờ đồng hồ, siêu bão đã “quét đi” của Hải Phòng hơn 12.000 tỷ đồng và Quảng Ninh hơn 28.000 tỷ đồng thiệt hại về kinh tế, tương đương giảm 0,65% tăng trưởng GRDP của tỉnh, ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

Trôi theo siêu bão, không ít doanh nghiệp đã đổ xuống biển cả trăm tỷ vốn nuôi trồng thủy sản. Cuốn theo gió hàng ngàn ha đồi trơ trụi, doanh nghiệp trồng rừng chỉ biết gạt cây đổ bước lên

Muôn vàn khó khăn và thử thách đã đặt ra cho Hải Phòng và Quảng Ninh. Mặc dù phải chịu thiệt hại nặng nề do siêu bão Yagi gây ra, nhưng với ý chí quyết tâm vượt khó và tinh thần tương thân, tương ái, tỉnh Quảng Ninh và TP. Hải Phòng đã từ chối nhận gói viện trợ 100 tỷ đồng để dành nguồn lực cho các địa phương khác vượt qua khó khăn.

Với bản lĩnh kiên cường, quyết đoán, sẵn sàng đương đầu với thử thách, ngay sau bão, cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp đã đồng lòng cùng vào cuộc tập trung khắc phục hậu quả, biến khó khăn thành động lực, biến thử thách thành cơ hội để viết nên một chương mới đầy tự hào và hy vọng.

Theo báo cáo của UBND TP. Hải Phòng, năm 2024, tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố này ước đạt khoảng 11,01%. Với tốc độ tăng trưởng GRDP 10 năm liên tục ở mức 2 con số cho thấy kinh tế Hải Phòng phát triển bền vững giữ vai trò động lực tăng trưởng vùng Đồng bằng sông Hồng.

Nhờ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, xúc tiến đầu tư cũng như khẳng định môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ mà hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư FDI của Hải Phòng năm 2024 đạt được những kết quả ấn tượng. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2024 ước đạt khoảng 4,2 tỉ USD, tăng hơn 2 lần so với kế hoạch đề ra. Sự tăng trưởng của vốn FDI tại Hải Phòng không chỉ thể hiện năng lực hấp thu và giải ngân vốn đầu tư của địa phương mà còn góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của thành phố. Chất lượng dòng vốn FDI cũng được cải thiện nhờ việc thu hút các dự án chất lượng cao…

Xuất nhập khẩu là một trong những điểm sáng của thành phố năm 2024, đạt xuất siêu 7,5 tỉ USD. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 33,25 tỉ USD, tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 25,75 tỉ USD. Đặc biệt, năm 2024, tổng thu ngân sách của Hải Phòng ước đạt 118.255 tỷ đồng, Trong đó, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 67. 046 tỷ đồng, thu nội địa là trên 50.068 tỷ đồng

Mặc dù lạc quan “đứng dậy”, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP của Quảng Ninh vẫn chưa thể đạt mục tiêu “hai con số” đã đề ra, với mức tăng 8,42% trong năm 2024. Tuy vậy, tỉnh vẫn giữ được đà tăng trưởng đã duy trì trong gần 1 thập kỷ qua, đứng thứ 6 trong vùng Đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 20 cả nước. Quy mô nền kinh tế ước đạt hơn 347 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 3 vùng Đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 7 cả nước. Trong đó, nổi bật là động lực đến từ ngành công nghiệp chế biến chế tạo và du lịch (19 triệu lượt khách); tổng thu ngân sách 55.600 tỷ đồng; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 2,8 tỷ USD, nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước.

Quảng Ninh đặt nhiều mục tiêu lớn với chủ đề “Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm kỳ mới”, trọng tâm là tốc độ tăng trưởng GRDP đạt trên 12%
Quảng Ninh đặt nhiều mục tiêu lớn với chủ đề “Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm kỳ mới”, trọng tâm là tốc độ tăng trưởng GRDP đạt trên 12%

Tiếp tục vươn mình mạnh mẽ

“Vượt bão” bước vào năm 2025, Hải Phòng quyết tâm đột phá, đổi mới, sáng tạo và chủ động nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội 12,5% năm 2025. Và Quảng Ninh đặt nhiều mục tiêu lớn với chủ đề “Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm kỳ mới”, trọng tâm là tốc độ tăng trưởng GRDP đạt trên 12%.

Tại Hội nghị Thành ủy lần thứ 18 khóa XVI do Ban chấp hành Đảng bộ TP Hải Phòng tổ chức đầu tháng 12/2024, Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu nhận định: Vị thế, uy tín và vai trò của thành phố trên cả nước và quốc tế ngày càng được tăng cường, nâng cao. Qua đây chứng minh được sức mạnh của sự đoàn kết, đồng lòng, thống nhất, không chỉ trong Đảng bộ, chính quyền từ lãnh đạo, chỉ đạo mà còn sự đoàn kết, tương thân, tương ái giữa các lực lượng vũ trang và nhân dân; khẳng định bản chất và truyền thống con người Hải Phòng.

Nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 được thành phố xác định: Toàn hệ thống chính trị tập trung cho công tác tinh gọn tổ chức bộ máy và biên chế. Hải Phòng phải đi đầu, phải làm mạnh mẽ hơn Trung ương, quyết liệt trước tiến độ Trung ương đề ra là trong Quý I/2025.

Đặc biệt, Bí thư Thành ủy Hải Phòng yêu cầu mức tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021 - 2030 của thành phố phải đạt từ 13,5% theo đúng Quy hoạch 1516.

Để có thể thực hiện các mục tiêu tăng trưởng cao như đã thống nhất, trong năm 2025, thành phố cần hoàn thành một số nhiệm vụ quan trọng: Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, đẩy nhanh tiến độ thành lập các Khu công nghiệp đang vướng mắc về thủ tục, kéo dài qua nhiều năm chưa hoàn thành; Nghiên cứu, quy hoạch mạng lưới giao thông ngầm, để dành quỹ đất dự trữ, sẵn sàng đầu tư trong tương lai; Quy hoạch các vị trí có thể lấn biển tạo không gian phát triển mới; quy hoạch các vị trí phù hợp để Hải Phòng trở thành trung tâm năng lượng; Thành lập Khu thương mại tự do thế hệ mới, hoàn thành trong năm 2025; Khẩn trương thực hiện các thủ tục để sớm khởi công xây dựng các dự án: Cầu Tân vũ - Lạch Huyện 2; Cảng Nam Đồ Sơn; Ga hành khách và sân đỗ máy bay Sân bay Cát Bi.

Thành phố cũng tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để có thể hoàn thành tiến độ dự án Đường bộ cao tốc ven biển để khai thông động lực tăng trưởng cho Khu kinh tế phía Nam thành phố; Xây dựng Đề án chuyển đổi xanh TP Hải Phòng, trước mắt xây dựng Cát Bà trở thành đảo xanh; phát triển khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng theo hướng xanh, sinh thái; chuyển đổi hệ thống giao thông công cộng của thành phố sang xe điện…

Với năm “bản lề” 2025, Quảng Ninh đặt nhiều mục tiêu lớn với chủ đề “Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm kỳ mới”. Ông Vũ Văn Diện thông tin, năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Nghị quyết số 31-NQ/TU ngày 2/12/2024 của Tỉnh ủy Quảng Ninh.

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Quảng đã xây dựng kế hoạch, đề ra 16 chỉ tiêu chủ yếu để tập trung thực hiện. Trong đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt trên 12%, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 57.330 tỷ đồng (trong đó thu xuất - nhập khẩu đạt 17.800 tỷ đồng, thu nội địa không thấp hơn 39.530 tỷ đồng).

Cùng với đó, tăng cường xây dựng chính quyền địa phương trong sạch, vững mạnh toàn diện. Tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng "tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả".

Phát huy đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, tự lực, tự cường. Tạo bứt phá trong phát triển kinh tế cũng như cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ, khả năng chống chịu và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Tin bài khác
PC Nghệ An công bố quyết định công tác cán bộ và thành lập các Đội Quản lý Điện lực khu vực

PC Nghệ An công bố quyết định công tác cán bộ và thành lập các Đội Quản lý Điện lực khu vực

PC Nghệ An tổ chức Lễ công bố các quyết định về công tác tổ chức, cán bộ và thành lập các Đội Quản lý Điện lực khu vực theo mô hình tổ chức mới.
Lâm Đồng Hội nghị công bố các quyết định quan trọng về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ

Lâm Đồng Hội nghị công bố các quyết định quan trọng về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ

Sáng 3/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị công bố các quyết định quan trọng về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, đánh dấu mốc son hoàn thiện cơ cấu tổ chức các cơ quan khối Đảng và chính quyền tỉnh.
Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch mở rộng không gian đô thị

Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch mở rộng không gian đô thị

Đà Nẵng chính thức phê duyệt hai quy hoạch trọng điểm mở rộng đô thị phía Tây, quy mô gần 6.500 ha, tập trung vào công nghệ cao, du lịch sinh thái và hạ tầng đô thị thông minh.
Đồng Nai công bố 45 điểm cấp căn cước, 95 số điện thoại trưởng công an phường xã mới

Đồng Nai công bố 45 điểm cấp căn cước, 95 số điện thoại trưởng công an phường xã mới

Sau khi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính, tỉnh Đồng Nai đã công bố danh sách 45 điểm cấp căn cước công dân và 95 số điện thoại liên hệ của trưởng công an cấp xã, phường để phục vụ người dân trong giai đoạn cao điểm triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Quản lý tài sản công hậu sáp nhập: Giải pháp tiết kiệm ngân sách ở Tuyên Quang

Quản lý tài sản công hậu sáp nhập: Giải pháp tiết kiệm ngân sách ở Tuyên Quang

Tuyên Quang rà soát, sắp xếp tài sản công sau sáp nhập nhằm tiết kiệm ngân sách, tối ưu hạ tầng phục vụ hiệu quả hoạt động chính quyền số và cải cách hành chính.
Từ ngày 01/7/2025, EVNHCMC chính thức phục vụ điện cho cả TP. Hồ Chí Minh mới

Từ ngày 01/7/2025, EVNHCMC chính thức phục vụ điện cho cả TP. Hồ Chí Minh mới

Từ ngày 01/7/2025, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh sẽ là nhà cung cấp các dịch vụ điện, chăm sóc khách hàng cho tất cả các khách hàng sử dụng điện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh mới, bao gồm cả Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu (cũ).
Kinh tế phường Tân Uyên sau sáp nhập: Động lực tăng trưởng mới trong năm 2025

Kinh tế phường Tân Uyên sau sáp nhập: Động lực tăng trưởng mới trong năm 2025

Sau khi thực hiện sáp nhập hành chính, phường Tân Uyên mới được thành lập với quy mô lớn, trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp quan trọng với nhiều dự án đầu tư lớn và hạ tầng giao thông chiến lược.
Thanh Hóa: Sụt lún, hư hỏng trên quốc lộ 15 và 15C

Thanh Hóa: Sụt lún, hư hỏng trên quốc lộ 15 và 15C

Khoảng gần 10 tháng nay, trên một số điểm của quốc lộ 15 và quốc lộ 15C xảy ra tình trạng sụt lún, nứt gãy, gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và nguy cơ sạt lở nghiêm trọng trong thời điểm mùa mưa bão đã đến.
Khánh Hòa công bố, trao 64 Quyết định cán bộ sở, ngành, sau sáp nhập tỉnh

Khánh Hòa công bố, trao 64 Quyết định cán bộ sở, ngành, sau sáp nhập tỉnh

Công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm 7 đồng chí giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh; 50 đồng chí giữ chức vụ Phó Giám đốc các sở; 5 đồng chí giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra tỉnh; 2 đồng chí giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong.
Ngày thứ 2 vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại Đà Nẵng: Người dân hài lòng với thủ tục nhanh gọn, thông suốt

Ngày thứ 2 vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại Đà Nẵng: Người dân hài lòng với thủ tục nhanh gọn, thông suốt

Ngày 2/7, ngày làm việc thứ hai tại các trung tâm hành chính công trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, không khí làm việc diễn ra khẩn trương, trật tự và thông suốt, phản ánh tinh thần phục vụ nhân dân là ưu tiên hàng đầu.
Thanh Hóa: Công ty Cổ phần Trí Việt Investcons bị cấm đấu thầu 3 năm

Thanh Hóa: Công ty Cổ phần Trí Việt Investcons bị cấm đấu thầu 3 năm

Công ty Cổ phần Trí Việt Ivestcons bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm tại địa bàn thành phố Thanh Hóa, do hành vi gian lận hồ sơ đấu thầu.
Quảng Trị mới - Bước chuyển lịch sử hình thành từ khát vọng và tầm nhìn chiến lược

Quảng Trị mới - Bước chuyển lịch sử hình thành từ khát vọng và tầm nhìn chiến lược

Hợp nhất Quảng Trị – Quảng Bình kỳ vọng tạo cơ hội tái cơ cấu không gian phát triển, kết nối vùng hiệu quả, hiện đại hóa quản trị, mở rộng thị trường và xây dựng một vùng đất đáng sống – đáng đầu tư.
Quảng Trị: Tạo hệ sinh thái doanh nghiệp liên kết vùng, đa ngành và bền vững sau sáp nhập

Quảng Trị: Tạo hệ sinh thái doanh nghiệp liên kết vùng, đa ngành và bền vững sau sáp nhập

Sau sáp nhập tỉnh, cộng đồng doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị mới đã xác định các lĩnh vực đầu tư trọng điểm đồng thời hướng đến tăng cường liên kết nội vùng, hình thành hệ sinh thái kinh doanh liên tỉnh, đa ngành và bền vững.
Quảng Trị: Công bố bộ máy tổ chức mới sau sáp nhập tỉnh

Quảng Trị: Công bố bộ máy tổ chức mới sau sáp nhập tỉnh

Tỉnh Quảng Trị vừa có quyết định công bố cơ cấu tổ chức mới sau sáp nhập với gần 100 cán bộ được bổ nhiệm giữ các vị trí lãnh đạo sở, ngành, nhằm xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Đà Nẵng: Đội ngũ lãnh đạo mới với tầm nhìn cải cách và công nghệ

Đà Nẵng: Đội ngũ lãnh đạo mới với tầm nhìn cải cách và công nghệ

Sau khi hoàn tất sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Đà Nẵng đã hoàn thiện bộ máy lãnh đạo, với đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn và lý lịch chính trị vững vàng.