Thứ ba 17/06/2025 05:45
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Grab bác bỏ tin đồn sáp nhập GoTo: Thương vụ 7 tỷ USD tạm “đóng băng”

Grab chính thức bác bỏ thông tin sáp nhập GoTo, khép lại thương vụ công nghệ 7 tỷ USD giữa lo ngại về độc quyền và chủ quyền công nghệ của Indonesia.
Grab bác bỏ tin đồn sáp nhập GoTo: Thương vụ 7 tỷ USD tạm “đóng băng”
Grab bác bỏ tin đồn sáp nhập GoTo

Sau nhiều đồn đoán kéo dài, Grab đã lên tiếng phủ nhận thông tin về một thỏa thuận sáp nhập với GoTo – công ty mẹ của nền tảng gọi xe Gojek đến từ Indonesia. Đây được cho là dấu chấm tạm thời cho thương vụ công nghệ đình đám trị giá khoảng 7 tỷ USD - từng được kỳ vọng sẽ tạo ra một “siêu nền tảng” chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á.

Trong hồ sơ gửi lên sàn chứng khoán và các phương tiện truyền thông quốc tế, Grab khẳng định rõ: “Chúng tôi không tham gia bất kỳ cuộc thảo luận nào với GoTo Gojek Tokopedia vào thời điểm này và cũng chưa ký kết bất kỳ thỏa thuận dứt khoát nào”.

Trước đó, Bloomberg và Reuters từng dẫn các nguồn tin cho biết Grab đã xúc tiến quá trình đàm phán mua lại GoTo từ đầu năm 2025, thậm chí đã thuê cố vấn tài chính để đẩy nhanh thương vụ. Tuy nhiên, sau một thời gian dài không có bước tiến mới, cả hai bên đều chính thức lên tiếng bác bỏ mọi thông tin về việc đạt được bất kỳ thỏa thuận nào.

Thương vụ tỷ USD “đứng hình” vì lo ngại chống độc quyền

Sự chững lại của thương vụ này không hoàn toàn bất ngờ. Dù hai bên từng đạt một số tiến triển ban đầu, nhưng các cuộc đàm phán gần đây đã chậm lại đáng kể do vướng mắc về các quy định chống độc quyền và vấn đề sở hữu tại Indonesia. Cơ quan Chống độc quyền của nước này từng cảnh báo rằng nếu thương vụ sáp nhập diễn ra, thị trường có thể bị bóp méo do mức độ tập trung quá lớn, đặc biệt tại Indonesia và Singapore, nơi Grab và GoTo đang chiếm thị phần vượt trội.

Nếu thương vụ hoàn tất, “siêu nền tảng” mới có thể chiếm đến 85% thị phần gọi xe tại khu vực Đông Nam Á, riêng tại Indonesia và Singapore có thể vượt ngưỡng 90%. Điều này gây ra những lo ngại nghiêm trọng về cạnh tranh không lành mạnh, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế khu vực đang chịu nhiều áp lực, còn người tiêu dùng thì ngày càng nhạy cảm với giá cả.

Ngoài yếu tố pháp lý, vấn đề chủ quyền công nghệ cũng trở thành chủ đề nóng tại Indonesia. Việc GoTo được xem là “niềm tự hào công nghệ quốc gia” có nguy cơ rơi vào tay công ty nước ngoài đã khiến nhiều chính trị gia và chuyên gia công nghệ trong nước lên tiếng phản đối. Một số chuyên gia cảnh báo, điều này có thể ảnh hưởng đến việc làm trong ngành công nghệ nội địa cũng như làm suy yếu khả năng tự chủ của hệ sinh thái kỹ thuật số Indonesia.

Ngay cả quỹ tài sản quốc gia Danantara của Indonesia - từng được đồn đoán sẽ tham gia thương vụ để "giảm bớt lo ngại chính trị" cũng đã lên tiếng phủ nhận. Giám đốc điều hành đầu tư Stefanus Ade Hadiwidjaja khẳng định “chưa từng có bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc tham gia thương vụ này”.

Grab bác bỏ tin đồn sáp nhập GoTo: Thương vụ 7 tỷ USD tạm “đóng băng”
Grab đã phát triển từ một nền tảng gọi xe đơn thuần thành “siêu ứng dụng” cung cấp dịch vụ vận chuyển, giao hàng, tài chính

Grab vẫn muốn lớn mạnh, nhưng “không bằng mọi giá”

Dù bác bỏ thương vụ với GoTo, Grab vẫn không giấu tham vọng mở rộng quy mô hoạt động và cải thiện sức mạnh tài chính. Mới đây, tập đoàn này đã công bố kế hoạch phát hành 1,25 tỷ USD trái phiếu chuyển đổi - một trong những thương vụ phát hành lớn nhất châu Á trong năm, nhằm tăng cường nguồn lực cho các kế hoạch mua lại khác và chương trình mua lại cổ phiếu.

“Chúng tôi duy trì tiêu chuẩn thận trọng cao trong triển khai vốn, theo đuổi chiến lược tăng trưởng hữu cơ và lựa chọn cẩn trọng các cơ hội đầu tư phù hợp với khung phân bổ vốn của công ty”, đại diện Grab nhấn mạnh.

Hiện tại, Grab đã phát triển từ một nền tảng gọi xe đơn thuần thành “siêu ứng dụng” cung cấp dịch vụ vận chuyển, giao hàng, tài chính... Công ty đang dẫn đầu thị trường tại Singapore, Malaysia và Thái Lan. Tại Indonesia - thị trường đông dân nhất khu vực, Grab cũng nắm giữ thị phần lớn sau gần một thập kỷ cạnh tranh khốc liệt với GoTo.

Bên phía GoTo, dù đã rút khỏi các thị trường như Việt Nam và Thái Lan trong nỗ lực tái cấu trúc và cắt giảm chi phí, nền tảng này vẫn là thế lực đáng gờm tại Indonesia. Với sự hậu thuẫn của các nhà đầu tư lớn như SoftBank và Taobao China Holding, GoTo tự nhận là hệ sinh thái kỹ thuật số lớn nhất tại quốc gia này.

Trong khi đó, Grab ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực với tổng giá trị giao dịch (GMV) trong tháng 4 và 5 tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, còn số chuyến đi tăng tới 23%. Cổ phiếu công ty đã tăng 41% trong vòng 12 tháng qua, nhờ nỗ lực cải thiện lợi nhuận, dù vẫn thấp hơn khoảng 50% so với thời điểm niêm yết tại sàn New York cuối năm 2021.

Bài liên quan
Tin bài khác
Top 4 smartphone tầm trung đáng mua nhất năm 2025

Top 4 smartphone tầm trung đáng mua nhất năm 2025

iPhone 16E, Pixel 9A,... đang là những smartphone tầm trung nổi bật trong năm 2025, cân bằng giữa hiệu năng, thiết kế và trải nghiệm dài hạn.
Hồng Kông tăng tốc trở thành trung tâm AI và đổi mới sáng tạo hàng đầu châu Á

Hồng Kông tăng tốc trở thành trung tâm AI và đổi mới sáng tạo hàng đầu châu Á

Hồng Kông (Trung Quốc) đang đẩy mạnh đầu tư vào AI, hạ tầng xanh và khởi nghiệp để trở thành trung tâm công nghệ hàng đầu châu Á và thúc đẩy phát triển bền vững toàn cầu.
Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới về áp dụng AI tại nơi làm việc

Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới về áp dụng AI tại nơi làm việc

Khảo sát của Microsoft cho thấy, 95% lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam tự tin đưa các tác nhân AI (AI Agent) vào nhóm làm việc trong vòng 12 đến 18 tháng tới - thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Từ 1/7/2025, thẻ ATM từ chính thức ngừng giao dịch trên toàn quốc

Từ 1/7/2025, thẻ ATM từ chính thức ngừng giao dịch trên toàn quốc

Từ sau mốc 1/7/2025, nếu vẫn sử dụng thẻ từ, khách hàng sẽ không thể thực hiện bất kỳ giao dịch nào như: rút tiền, chuyển khoản, thanh toán tại máy POS, giao dịch liên ngân hàng.
Trung Quốc ‘tự lực’ ngành chip AI ra sao giữa làn sóng cấm vận từ Mỹ

Trung Quốc ‘tự lực’ ngành chip AI ra sao giữa làn sóng cấm vận từ Mỹ

Kể từ khi Mỹ áp đặt các lệnh kiểm soát xuất khẩu nhắm vào chip AI và thiết bị sản xuất liên quan, Trung Quốc đã chi hàng chục tỷ USD để củng cố chuỗi cung ứng nội địa
Công nghệ AI đang làm thay đổi ngành xuất bản ra sao?

Công nghệ AI đang làm thay đổi ngành xuất bản ra sao?

Dù AI mang lại năng suất và tiện ích cho ngành xuất bản, nó cũng kéo theo những tranh cãi là làm sao để xác định ranh giới giữa hỗ trợ và đạo văn.
iOS 26 Beta vừa ra mắt gặp loạt lỗi dù sở hữu thiết kế mới đẹp mắt

iOS 26 Beta vừa ra mắt gặp loạt lỗi dù sở hữu thiết kế mới đẹp mắt

iOS 26 Beta ra mắt với giao diện Liquid Glass và Apple Intelligence, nhưng phiên bản đầu tiên gây thất vọng vì nhiều lỗi nghiêm trọng và hiệu năng kém.
iPhone 13 giảm giá mạnh, vẫn là lựa chọn tốt với hiệu năng mượt và thiết kế đẹp

iPhone 13 giảm giá mạnh, vẫn là lựa chọn tốt với hiệu năng mượt và thiết kế đẹp

Dù đã ra mắt từ năm 2021, iPhone 13 vẫn là một trong những lựa chọn được nhiều người dùng quan tâm trong hệ sinh thái Apple nhờ thiết kế hiện đại, hiệu năng ổn định và mức giá đã hợp lý hơn.
WWDC 2025: Apple khiến giới công nghệ thất vọng với loạt tính năng AI

WWDC 2025: Apple khiến giới công nghệ thất vọng với loạt tính năng AI

Trong khi các đối thủ như Google và Samsung liên tục tung ra các sản phẩm AI mang tính đột phá, Apple dường như vẫn đang đi những bước thận trọng.
Liệu Apple có đang đi theo vết xe đổ của Nokia?

Liệu Apple có đang đi theo vết xe đổ của Nokia?

Sau kỳ vọng về AI, Apple đang đối mặt với những thách thức lớn về đổi mới công nghệ và tăng trưởng chậm lại. Liệu CEO Tim Cook có thể xoay chuyển tình thế và tránh lặp lại bi kịch từng xảy ra với Nokia?
Những "Ông Lớn" doanh nghiệp Việt “chạy đua” đổ tiền vào AI

Những "Ông Lớn" doanh nghiệp Việt “chạy đua” đổ tiền vào AI

Viettel, FPT, VNG, VinAI đang đẩy mạnh đầu tư vào AI, từ hạ tầng tới ứng dụng thực tiễn, tạo nên một cuộc đua “đổ tiền” nhằm vươn tầm quốc tế trong kỷ nguyên số.
Trí tuệ nhân tạo đã thay đổi doanh nghiệp Việt Nam thế nào?

Trí tuệ nhân tạo đã thay đổi doanh nghiệp Việt Nam thế nào?

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã thay đổi sâu sắc doanh nghiệp Việt Nam. Cùng kinh tế số, AI tạo nên cuộc cách mạng, giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, bứt phá mạnh mẽ.
Sapo 6870 giải pháp biến điện thoại thành máy tính tiền

Sapo 6870 giải pháp biến điện thoại thành máy tính tiền

Sapo 6870 – phần mềm quản lý bán hàng miễn phí trên điện thoại dành riêng cho hộ kinh doanh, cho phép bán hàng và xuất hóa đơn điện tử, ký số ngay trên điện thoại di động.
Android 16 ra mắt: Giao diện mới, bảo mật mạnh và loạt tính năng thông minh

Android 16 ra mắt: Giao diện mới, bảo mật mạnh và loạt tính năng thông minh

Android 16 chính thức phát hành với giao diện Material 3, bảo mật tối ưu, tính năng mới Live Updates, Desktop Mode và AI chỉnh ảnh ấn tượng.
ByteDance bất ngờ thay đổi nhân sự cấp cao, siết chặt kiểm duyệt nội dung

ByteDance bất ngờ thay đổi nhân sự cấp cao, siết chặt kiểm duyệt nội dung

Động thái này của ByteDance diễn ra trong bối cảnh công ty có trụ sở tại Bắc Kinh đang đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn nội dung, đáp ứng các yêu cầu kiểm duyệt nghiêm ngặt của chính quyền Trung Quốc.