
Giao dịch chứng khoán xuyên biên giới ở châu Á sẽ sử dụng blockchain
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa khởi động một dự án nhằm thực hiện các giao dịch chứng khoán xuyên biên giới ở châu Á và Thái Bình Dương hiệu quả và an toàn hơn thông qua việc sử dụng công nghệ blockchain.
Theo đó, ADB sẽ làm việc với các công ty blockchain hàng đầu nhằm tìm cách phát triển những cách thức để kết nối trực tiếp các ngân hàng trung ương và cơ quan lưu ký chứng khoán trong khu vực ASEAN+3 trong một mạng lưới blockchain. Khu vực này bao gồm Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cùng với Nhật Bản, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Hàn Quốc.
Việc kết nối trực tiếp các tổ chức trong một mạng lưới blockchain có thể làm giảm cả chi phí giao dịch và rủi ro thanh toán - là khả năng chứng khoán không được giao dịch trong một khung thời gian đã thỏa thuận.
Các giao dịch chứng khoán xuyên biên giới trong khu vực ASEAN+3 hiện được xử lý thông qua mạng lưới toàn cầu gồm các ngân hàng giám sát và ngân hàng đại lý, thông qua các trung tâm toàn cầu tại Hoa Kỳ hoặc châu Âu. Do đó, việc xử lý giao dịch nội vùng trong ASEAN+3 mất ít nhất hai ngày, do sự khác biệt về thời gian cũng như giờ làm việc khác nhau của các thị trường trong cùng múi giờ.
Dự án sẽ được thực hiện theo hai giai đoạn: giai đoạn thiết kế, hoàn thành vào cuối tháng 3/2022 và giai đoạn xây dựng nguyên mẫu, dự kiến hoàn thành trong quý II/2022. Kết quả sẽ được thảo luận với các quan chức chính phủ ASEAN+3 và các thành viên của Diễn đàn Cơ sở hạ tầng Thanh toán xuyên biên giới của Sáng kiến Thị trường Trái phiếu châu Á, bao gồm các ngân hàng trung ương và các cơ quan lưu ký chứng khoán trong khắp khu vực.
ADB đang hợp tác cùng ConsenSys, Fujitsu, R3 và Soramitsu trong dự án này; dự án cũng sẽ đánh giá khả năng tương tác của các hệ thống và tính khả thi của các đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương trong khu vực. Dự án được hỗ trợ bởi chương trình Hộp cát (thử nghiệm) Đổi mới kỹ thuật số (Digital Innovation Sandbox) của ADB, một nền tảng dành cho các đối tác thuộc khu vực công và tư để hợp tác về các giải pháp kỹ thuật số.
Lâm Nghi
- Lãi suất liên ngân hàng và lãi suất huy động đang giảm rất mạnh
- Lượng tiền mặt của Bộ Tài chính Mỹ còn thấp hơn hàng chục tỷ phú
- Doanh nghiệp bất động sản tiếp tục mạch thua lỗ trong quý đầu năm
- Thí điểm dùng ứng dụng VNeID làm thủ tục bay trong nước từ 1/6
- Điều gì khiến Việt Nam ngày một thu hút các ông lớn bán dẫn Hàn Quốc?
Cùng chuyên mục


Nghệ An chỉ đạo tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá

Sản lượng hàng hóa qua cảng đang tăng chậm

Tổng cục Hải quan: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa nửa đầu tháng 9 đạt 26,34 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể vượt mốc 700 tỷ USD

Giá xăng, dầu tiếp tục giảm mạnh
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững
-
Kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia: Điểm nghẽn đầu tiên là thể chế