Thứ bảy 12/07/2025 18:08
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Giải phóng sức mạnh kinh tế tư nhân

23/03/2025 09:10
Hưởng ứng theo bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, phóng viên TTXVN đã thực hiện bài viết chuyên đề: "Giải phóng sức mạnh kinh tế tư nhân" nhằm góp phần làm rõ thêm các cơ chế, chính sách đột phá, khơi thông các nút thắt, mở ra lộ trình phát triển mạnh mẽ, khuyến khích khối doanh nghiệp tư nhân tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tế.
Chú thích ảnh
Công nhân làm việc tại Công ty Cơ khí Động lực Toàn Cầu, khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom (Đồng Nai). Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN.

Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Với cách tiếp cận mới, đây thực sự là những nội dung mang tầm chiến lược để “tháo gỡ” các rào cản, mở đường “cao tốc” đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong 3 chân kiềng quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.

Để hưởng ứng theo bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, phóng viên TTXVN đã thực hiện bài viết chuyên đề: "Giải phóng sức mạnh kinh tế tư nhân" nhằm góp phần làm rõ thêm các cơ chế, chính sách đột phá, khơi thông các nút thắt, mở ra lộ trình phát triển mạnh mẽ, khuyến khích khối doanh nghiệp tư nhân tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tế.

Sức mạnh kinh tế tư nhân

Với gần một triệu doanh nghiệp, 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế, đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội.

Kinh tế tư nhân đã và đang có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp to lớn vào tổng thu ngân sách Nhà nước. Mặc dù kinh tế tư nhân đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế Việt Nam, thế nhưng phần lớn các doanh nghiệp tư nhân đây đó vẫn còn gặp nhiều rào cản trong việc mở rộng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.

Tại TP Hồ Chí Minh, bà Lý Kim, Chủ tịch Hội Lương thực, Thực phẩm TP Hồ Chí Minh cho biết, kinh tế tư nhân hiện nay ở TP Hồ Chí Minh còn nhỏ lẻ, rất cần cơ chế chính sách hỗ trợ từ thành phố đến Trung ương.

Điển hình như trên địa bàn của TP Hồ Chí Minh có khoảng 400.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ. Thời gian qua, các chính sách hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất kinh doanh tư nhân hiện vẫn còn thiếu và yếu; trong đó, đặc biệt là các chính sách quan tâm đến doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, để các cơ sở này nâng lên thành doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh. Trước tiên, cần có chính sách miễn, giảm thuế trong 1 - 2 năm đầu khi các cơ sở chuyển đổi thành doanh nghiệp, đơn giản hóa tất cả thủ tục về thuế, hỗ trợ họ khai báo thuế theo hình thức kinh tế số, dễ dàng tiếp cận tín dụng, ngân hàng.

Theo thạc sĩ Nguyễn Ngọc Tuấn hiện là Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thuế kế toán Luật Việt Á, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Luật sư tư vấn pháp chế doanh nghiệp, Phó Chủ tịch Hội Xuất nhập khẩu Đồng Nai: “ Nhân sắp tới sửa đổi bổ sung một số nội dung Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp nên xem xét giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ từ 20% xuống 17%. Nhà nước sớm quy hoạch nhiều cụm công nghiệp dành cho ngành công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, Nhà nước cũng thúc đẩy gia tăng nhiều cụm công nghiệp với ưu đãi giá thuê vài năm đầu để thu hút cho nhóm doanh nghiệp nhỏ, danh nghiệp siêu nhỏ. Bởi hiện nay đa số nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ tận dụng mặt bằng gia đình trong khu dân cư để sản xuất tiềm ẩn nhiều rủi ro cháy nổ”.

Đồng Nai hiện có hơn 56.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập và hàng chục ngàn hộ kinh doanh cá thể. Tỉnh Đồng Nai xác định kinh tế tư nhân là một trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế bền vững. Do đó, tỉnh Đồng Nai mong có các chính sách phù hợp để thúc đẩy kinh tế tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần cho tăng trưởng kinh tế trong những năm tới.

Kề cận tỉnh Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh là Bình Dương cũng có gần 70.000 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn của tỉnh. Các doanh nghiệp tư nhân ở Bình Dương cũng đã tạo ra việc làm cho khoảng 800.000 lao động, trong tổng số 1,3 triệu lao động của toàn tỉnh.

Bình Dương luôn xác định khu vực tư nhân ngày càng trở nên quan trọng đối với kinh tế của tỉnh. Trên cơ sở Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bình Dương đang khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia mạnh mẽ đầu tư vào tỉnh, nhất là các dự án phát triển đô thị, thương mại - dịch vụ. Với các dự án cần năng lực lớn hơn khả năng đầu tư của doanh nghiệp trong tỉnh, Bình Dương chào mời các tập đoàn tư nhân lớn trong nước đến đầu tư.

Để “giải phóng” cho kinh tế tư nhân ngày thêm lớn mạnh, theo chia sẻ của ông Vương Siêu Tín, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ tỉnh Bình Dương là sớm tìm ra giải pháp để kịp thời tháo gỡ cho vướng mắc lớn nhất hiện nay đối với doanh nghiệp là tình trạng có đất nhưng không có quyền sở hữu. Hầu hết doanh nghiệp tư nhân đều phải bỏ tiền để mua đất, nhưng khi đăng ký kinh doanh, theo quy định của pháp luật, đất đai lại thuộc hình thức Nhà nước giao hoặc cho thuê. Chính điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc thế chấp vay vốn ngân hàng để phát triển doanh nghiệp.

Theo GS. TS Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu - Đại học Quốc gia Singapore, kinh tế tư nhân đang nhiều hạn chế về thể chế, nhiều quy định hiện hành không tạo điều kiện cho phát triển, khiến nền kinh tế tư nhân khó có bước đột phá.

GS. TS Vũ Minh Khương kiến nghị TP Hồ Chí Minh cần rà soát các điểm nghẽn trong từng ngành, từ đó tạo đột phá tương tự như khoán 10 trong lĩnh vực nông nghiệp trước đây. TP Hồ Chí Minh cần rà soát các điểm nghẽn trong từng ngành, từ đó tạo đột phá tương tự như khoán 10 trong lĩnh vực nông nghiệp trước đây.

Thành phố nên lập bản đồ cải biến các ngành công nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực có tiềm năng đột phá, nâng cao năng suất, đẩy mạnh đổi mới công nghệ, sáng tạo và hội nhập quốc tế. Để khai phá tiềm năng kinh tế to lớn, TP Hồ Chí Minh nên cử một nhóm chuyên gia, phối hợp cùng các cơ quan trung ương, sang Singapore học hỏi kinh nghiệm quản lý. Nếu học theo Singapore, đầu tư những khoản hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, có thể mở ra cánh cửa cho hàng tỷ USD lợi nhuận.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, muốn thúc đẩy kinh tế tư nhân, cộng đồng doanh nghiệp tiên phong cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp vào nghị quyết phát triển doanh nghiệp, quan trọng nhất là TP Hồ Chí Minh cần xây dựng một hệ thống thể chế mới, cần có bổ sung, điều chỉnh thêm để phù hợp với bối cảnh mới.

Đòn bẩy đẩy kinh tế nhân

Kinh tế tư nhân đang rất cần chính sách mới để phát triển, đây chính là đòn bẩy giúp “khai phóng” tiềm lực dồi dào. Kinh tế tư nhân muốn có chính sách mới để phát triển thì Nhà nước cần mở rộng con đường thể chế.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng để kinh tế tư nhân bứt phá, Nhà nước nên có chính sách ưu đãi khuyến khích hơn 3 triệu hộ kinh doanh cá thể đang đăng ký nộp thuế khoán thành lập doanh nghiệp. Các chính sách hỗ trợ như miễn thuế từ 3-5 năm khi thành lập doanh nghiệp sẽ giúp nuôi dưỡng nguồn thu dài hạn cho ngân sách nhà nước; hay giúp các hộ kinh doanh nâng cấp thành doanh nghiệp về hồ sơ, thủ tục, sổ sách kế toán, kết nối với doanh nghiệp lớn để tạo thành chuỗi trong sản xuất.

Theo ông Lê Trí Thông, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP Hồ Chí Minh, Tổng Giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Nhà nước tăng cường các nguồn đầu tư, thúc đẩy dòng vốn, đồng thời nâng cao trình độ của các "tay lái" (tức là các doanh nghiệp tư nhân). Đồng thời, cũng cần chuyển từ "đường quốc lộ" thành "cao tốc" để doanh nghiệp tư nhân có thể bứt phá, đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế.

Theo kiến nghị của ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Intimex, Nhà nước cần có chính sách cho các doanh nghiệp đầu ngành. Vừa qua, các tổng công ty nhà nước dù mạnh nhưng rất khó khi chuyển sang cơ chế thị trường, không giữ được cán bộ giỏi do chính sách tiền lương hạn chế, dẫn đến khó phát triển. Minh chứng là doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc trả lương cho nhà khoa học vì khó chứng minh hiệu quả công việc so với các nhóm lao động khác. Doanh nghiệp cũng phải "lách" để có thể thực hiện được việc này.

Ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hùng Nhơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA), Trưởng ban công tác kết nối Tiểu ban Nông nghiệp Eurocham, đánh giá: “Kinh tế tư nhân đang có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy kinh tế của Việt Nam tăng trưởng cao. Để các doanh nghiệp, hộ kinh doanh không còn gặp một số rào cản về chính sách, Nhà nước cần tháo gỡ kịp thời để khu vực này có thể bứt phá. Từ đó, kinh tế tư nhân trở thành lực lượng chủ lực, đi đầu trong ứng dụng công nghệ, đổi mới, sáng tạo, đến năm 2030 sẽ đóng góp khoảng 70% GDP”.

Như lời Tổng Bí Thư Tô Lâm, phải giải phóng tối đa các nguồn lực phát triển cho kinh tế tư nhân, tạo cơ hội cho kinh tế tư nhân tiếp cận hiệu quả các nguồn lực quan trọng như vốn, đất đai, nhân lực, công nghệ. Để kinh tế tư nhân hội nhập sâu rộng hơn nữa vào kinh tế toàn cầu, nâng cao vị thế kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế rất cần có những chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn để kinh tế tư nhân tiếp cận nguồn lực một cách thuận lợi, công bằng, bình đẳng, minh bạch và hiệu quả.

baotintuc.vn
Tin bài khác
Hội nghị đầu tiên của Đảng bộ Doanh nghiệp phường Thanh Xuân (Hà Nội)

Hội nghị đầu tiên của Đảng bộ Doanh nghiệp phường Thanh Xuân (Hà Nội)

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Doanh nghiệp phường Thanh Xuân nhiệm kỳ 2025–2030 với tinh thần đoàn kết, đổi mới, xây dựng tổ chức Đảng ngày càng vững mạnh.
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú tiếp xúc cử tri tại Lào Cai: Lắng nghe, chia sẻ và định hướng phát triển bền vững

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú tiếp xúc cử tri tại Lào Cai: Lắng nghe, chia sẻ và định hướng phát triển bền vững

Sáng 7/7, tại hội trường Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã tham dự buổi tiếp xúc cử tri cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai, sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tham dự buổi tiếp xúc có cử tri đại diện các phường Yên Bái, Nam Cường, Âu Lâu và Văn Phú.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường trao quà cho đồng bào vùng cao

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường trao quà cho đồng bào vùng cao

Trong chuyến công tác tại tỉnh Lào Cai, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã trực tiếp thăm hỏi, trao kinh phí và quà tặng cho các hộ nghèo tại xã Trạm Tấu và xã Hạnh Phúc.
Ông Nguyễn Văn Thọ được phân công làm Phó Chủ tịch Thường trực TP.Hồ Chí Minh

Ông Nguyễn Văn Thọ được phân công làm Phó Chủ tịch Thường trực TP.Hồ Chí Minh

Ông Nguyễn Văn Thọ sẽ phụ trách các lĩnh vực: hành chính tư pháp, dân tộc - tôn giáo, phòng cháy chữa cháy - cứu hộ cứu nạn, phòng chống tham nhũng - tiêu cực - tội phạm; công tác tiếp công dân, thanh tra, giải quyết khiếu nại - tố cáo, kiểm tra giám sát.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường hoàn tất phân cấp quản lý

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hoàn tất phân cấp quản lý

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã hoàn thành 100% nhiệm vụ xây dựng hệ thống pháp lý về phân quyền, phân cấp, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Hỗ trợ địa phương vận hành chính quyền hai cấp đồng bộ và thông suốt

Hỗ trợ địa phương vận hành chính quyền hai cấp đồng bộ và thông suốt

Ngay sau khi mô hình chính quyền hai cấp vận hành, nhiều doanh nghiệp lớn đã đồng loạt triển khai giải pháp hỗ trợ, đảm bảo hoạt động thông suốt, hiệu quả.
Bộ Tài chính: Đảm bảo chi trả đầy đủ chế độ và xử lý hiệu quả tài sản công sau sắp xếp bộ máy

Bộ Tài chính: Đảm bảo chi trả đầy đủ chế độ và xử lý hiệu quả tài sản công sau sắp xếp bộ máy

Bộ Tài chính khẳng định kinh phí chi trả chế độ sau sắp xếp bộ máy được đảm bảo đầy đủ, đồng thời đẩy mạnh rà soát và xử lý tài sản công theo hướng minh bạch, tránh thất thoát và phục vụ mục tiêu công.
Bà Trương Thị Bích Hạnh làm Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ TP. Hồ Chí Minh

Bà Trương Thị Bích Hạnh làm Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ TP. Hồ Chí Minh

Chiều 2/7, Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam về việc thành lập và chuẩn y Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh, đồng thời công bố các quyết định nhân sự quan trọng của Ban Thường vụ Thành ủy liên quan đến tổ chức bộ máy của cơ quan này.
Quảng Trị: Công bố bộ máy tổ chức mới sau sáp nhập tỉnh

Quảng Trị: Công bố bộ máy tổ chức mới sau sáp nhập tỉnh

Tỉnh Quảng Trị vừa có quyết định công bố cơ cấu tổ chức mới sau sáp nhập với gần 100 cán bộ được bổ nhiệm giữ các vị trí lãnh đạo sở, ngành, nhằm xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử: 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử: 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Hôm nay (1/7/2025) cả 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Thời điểm này đánh dấu cuộc chuyển mình to lớn về quản trị quốc gia để phù hợp với kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đà Nẵng: Đội ngũ lãnh đạo mới với tầm nhìn cải cách và công nghệ

Đà Nẵng: Đội ngũ lãnh đạo mới với tầm nhìn cải cách và công nghệ

Sau khi hoàn tất sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Đà Nẵng đã hoàn thiện bộ máy lãnh đạo, với đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn và lý lịch chính trị vững vàng.
Kiện toàn nhân sự tỉnh Khánh Hòa – Nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới

Kiện toàn nhân sự tỉnh Khánh Hòa – Nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới

Sáng ngày 30/6, Tại Hội trường Thành ủy Nha Trang, diễn ra Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, khởi đầu cho chính quyền hai cấp mới từ 1/7/2025. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.
TP. Hồ Chí Minh: 107 đồng chí uỷ viên được chỉ định vào Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố

TP. Hồ Chí Minh: 107 đồng chí uỷ viên được chỉ định vào Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố

Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính tại TP. Hồ Chí Minh.
Danh sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Danh sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Từ ngày 1/7/2025, tất cả 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới chính thức đi vào hoạt động. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định chỉ định nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập.
Hân hoan trong ngày vui lớn

Hân hoan trong ngày vui lớn

Hôm nay 30/6/2025 đã được xác định là thời điểm trọng đại, khi các tỉnh thành công bố sự kiện hợp nhất địa giới, chung hòa đơn vị hành chính. Nhiều hoạt động chào mừng, ghi nhận đang sôi nổi diễn ra.