Giá lúa gạo hôm nay 21/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận điều chỉnh giảm 100 - 400 đồng/kg với cả mặt hàng lúa và gạo trong phiên sáng nay.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo của Việt Nam không thay đổi so với phiên hôm qua 20/12.
Giá lúa gạo hôm nay 21/12/2024: Giá lúa gạo trong nước giảm từ 100 - 400 đồng/kg. |
Giá gạo trong nước
Trong phiên sáng nay, giao dịch gạo cũng rơi vào trạng thái trầm lắng. Tại một số địa phương như Sa Đéc (Đồng Tháp), lượng hàng về nhiều nhưng các kho lớn đã ngưng mua. Kênh chợ Sa Đéc, các kho tạm ngưng thu mua, gạo về dồn lượng, giá giảm tiếp. Tại An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), lượng ít, giá giảm.
Với mặt hàng gạo, tại An Giang ghi nhận có biến động. Cụ thể, gạo nguyên liệu IR 504 hiện giữ ở mức 9.000-9.200 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 giảm tiếp 400 đồng/kg, dao động ở mức 11.100 - 11.300 đồng/kg.
Bảng giá gạo hôm nay 21/12/2024. |
Tại các chợ lẻ, giá gạo ghi nhận không biến động so với phiên hôm qua 20/12. Cụ thể, gạo thơm chào giá cao, dao động ở mức 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Jasmine 17.000 - 18.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa 21.500 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 22.000 đồng/kg;…
Thị trường nếp hôm nay không thay đổi trong phiên sáng nay. Hiện, giá nếp Long An (tươi) duy trì ở mức 7.800 - 8.000 đồng/kg; nếp Long An 3 tháng khô vẫn duy trì mức giá từ 9.800 - 10.000 đồng/kg.
Bảng giá nếp hôm nay 21/12/2024. |
Giá lúa trong nước
Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giá lúa hôm nay đồng loạt giảm. Một số địa phương ghi nhận tình trạng giao dịch trầm lắng, thương lái và nhà máy xin giảm giá để gom hàng.
Tại Bạc Liêu, giao dịch lúa mới ngưng, thương lái thu mua giá thấp. Tại Tiền Giang, giao dịch lúa mới ngưng trệ, bạn hàng xin bớt giá để lấy lúa đã cọc. Tại Long An, đa số bạn hàng không mua mới, giá lúa giảm.
Tại An Giang, một số loại tiếp tục giảm. Cụ thể, hiện giá lúa IR 50404 (tươi) giảm 200 đồng/kg, dao động ở mức 7.400 - 7.600 đồng/kg; lúa OM 5451 giảm 100 đồng/kg, dao động ở mốc 8.400 - 8.500 đồng/kg;
Bảng giá lúa hôm nay 21/12/2024. |
Mặt hàng phụ phẩm
Giá phụ phẩm các loại dao động trong khoảng từ 5.550 - 8.600 đồng/kg. Hiện, giá tấm thơm giảm 200 đồng/kg, dao động ở mốc 8.400 - 8.600 đồng/kg; giá cám khô tăng 100 đồng/kg, dao động ở mốc 5.600 - 5.700 đồng/kg.
Bảng giá phụ phẩm hôm nay 21/12/2024. |
Tại thị trường xuất khẩu
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay 21/12 đi ngang. Cụ thể, gạo tiêu chuẩn 5% hiện ở mức 508 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 475 USD/tấn; gạo 100% tấm ở mức 405 USD/tấn.
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, lễ phát động Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030" đã được tổ chức tại tỉnh Tiền Giang. Đề án này nhằm thúc đẩy phát triển ngành lúa gạo bền vững, với mục tiêu tăng cường sản xuất lúa chất lượng cao, giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, đồng thời gắn kết với chiến lược tăng trưởng xanh cho khu vực ĐBSCL.
Đề án sẽ tập trung chuyển đổi mô hình canh tác lúa truyền thống sang các phương thức sản xuất lúa tiên tiến, áp dụng công nghệ mới để cải thiện năng suất và chất lượng, cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Mục tiêu của đề án đến năm 2030, khu vực ĐBSCL sẽ có một triệu ha lúa được canh tác theo các phương pháp này, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường, đồng thời hướng tới bảo vệ hệ sinh thái và thúc đẩy nền kinh tế xanh.
Theo đó, tỉnh Tiền Giang đã đăng ký thực hiện Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030" theo Quyết định số 1490 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 262 năm 2024 của UBND tỉnh Tiền Giang.
Tỉnh Tiền Giang cam kết triển khai Đề án trên diện tích 29.500 ha đến năm 2030 và sẽ được thực hiện tại 7 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, bao gồm: Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Gò Công Tây, Gò Công Đông, thị xã Cai Lậy và TP Gò Công.
Mục tiêu của Đề án là phát triển bền vững mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng xanh trong khu vực ĐBSCL. Các huyện, thị, thành phố này sẽ là những địa phương chủ chốt trong việc triển khai các mô hình canh tác lúa mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến và bảo vệ môi trường.