Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay biến động nhẹ. Thị trường nhu cầu mua chậm, nguồn lúa nông dân chào bán khá, giá ổn định.
![]() |
Giá lúa gạo hôm nay 18/7/2025: Giá lúa ổn định, gạo giảm nhẹ |
Giá gạo trong nước
Giá gạo nguyên liệu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay đảo chiều giảm nhẹ. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu OM 380 hiện được thu mua với giá từ 7.700 – 7.800 đồng/kg, giảm nhẹ 50 đồng/kg; gạo CL 555 sau khi giảm 50 đồng/kg, về mức 8.200 – 8.300 đồng/kg. Trong khi gạo nguyên liệu IR 504 duy trì ở mức 7.600 - 7.700 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 18 hiện ở mức 9.600 - 9.700 đồng/kg; OM 5451 có giá 9.000 – 9.150 đồng/kg;…
![]() |
Bảng giá gạo hôm nay 18/7/2025 |
Tại các chợ dân sinh, mặt hàng gạo bán lẻ duy trì ổn định. Cụ thể, gạo Hương Lài niêm yết 22.000 đồng/kg; gạo thường hiện ở mức 13.000 - 14.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen vẫn giữ mức cao nhất với giá 28.000 đồng/kg; gạo thơm Thái 20.000 - 22.000 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá nếp hôm nay 18/7/2025 |
Phân khúc nếp duy trì tiếp tục bình ổn. Cụ thể, giá nếp IR 4625 tươi hiện ở mức 7.300 – 7.500 đồng/kg; nếp 3 tháng khô ở mức 9.600 – 9.700 đồng/kg; nếp IR 4625 (khô) duy trì ở mức 9.500 – 9.700 đồng/kg.
Mặt hàng phụ phẩm
Mặt hàng phụ phẩm không đổi so với phiên hôm qua. Cụ thể, giá cám hiện ở mức 7.500 – 7.600 đồng/kg; giá tấm thơm IR 504 ổn định ở mức 7.000 – 7.300 đồng/kg; giá trấu hiện ở mức 1.000 - 1.150 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá phụ phẩm hôm nay 18/7/2025 |
Giá lúa trong nước
Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, giá lúa không có điều chỉnh mới. Cụ thể, giá lúa OM 18 (tươi) ở mức 6.000 - 6.200 đồng/kg; lúa OM 5451 (tươi) dao động mức 5.900 - 6.000 đồng/kg; IR 50404 (tươi) dao động ở mức 5.700 - 5.800 đồng/kg; Nàng Hoa 9 ở mức 6.100 - 6.200 đồng/kg; lúa Đài Thơm 8 (tươi) hiện ở mức 6.100 - 6.200 đồng/kg; OM 380 duy trì ở mức 5.700 - 5.900 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá lúa hôm nay 18/7/2025 |
Tại thị trường xuất khẩu
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo của Việt Nam không thay đổi so với phiên hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện gạo tiêu chuẩn 25% tấm ở mức 357 USD/tấn; gạo 100% tấm ở mức 317 USD/tấn; gạo 5% tấm ở mức 377 USD/tấn, cao hơn so với mức 374 USD/tấn của Thái Lan và 375 USD/tấn của Ấn Độ. Tuy nhiên, thấp hơn mức giá 388 USD/tấn so với gạo 5% tấm của Pakistan.
Chính phủ Bangladesh đang tăng tốc nhập khẩu gạo quy mô lớn nhằm đối phó nguy cơ giá lương thực leo thang trong những tháng mưa lũ cao điểm, đồng thời củng cố dự trữ quốc gia trong bối cảnh sản lượng nội địa có thể sụt giảm vì thiên tai.
Theo The Daily Star, ngày 15/7, Ủy ban Kế hoạch và Giám sát Thực phẩm (FPMC) của Bangladesh đã thông qua kế hoạch nhập khẩu 400.000 tấn gạo thông qua đấu thầu quốc tế. Bên cạnh đó, Bộ Lương thực đề nghị Bộ Thương mại tạo điều kiện cho khu vực tư nhân được phép nhập thêm 500.000 tấn gạo để bổ sung nguồn cung.
Động thái này được triển khai sớm hơn thường lệ nhằm tránh kịch bản thiếu hụt như năm ngoái, khi lũ lụt nghiêm trọng trong tháng 8 và 9 tàn phá vụ mùa Aus và Aman, đẩy giá lúa gạo lên mức cao kỷ lục. Cố vấn Lương thực Ali Imam Majumder cho biết, năm nay chính phủ đã "chủ động khởi động quá trình thu mua sớm" nhằm ứng phó tốt hơn trước các rủi ro thời tiết.
Hiện tại, tổng dự trữ lương thực quốc gia đạt 1,877 triệu tấn, trong đó có hơn 1,55 triệu tấn gạo. Chính phủ Bangladesh đặt mục tiêu nhập khẩu tổng cộng 900.000 tấn trong năm tài khóa này, tăng nhẹ so với mức 835.000 tấn của năm ngoái.
Song song với kế hoạch nhập khẩu, Bangladesh cũng lên lịch triển khai chương trình hỗ trợ lương thực cho 5,5 triệu hộ dân từ tháng 8 tới, với mức giá ưu đãi 15 taka/kg. Chương trình kéo dài 6 tháng, nhằm giúp người dân vượt qua giai đoạn khó khăn và góp phần kiềm chế lạm phát lương thực.
Theo đó, các cố vấn chính phủ khẳng định giá gạo thế giới đang giảm và quốc gia này sẽ tận dụng thời điểm thuận lợi để mua vào với chi phí thấp hơn.