Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay ít biến động. Thị trường lượng ít, gạo các loại tương đối ổn định.
![]() |
Giá lúa gạo hôm nay 17/5/2025: Giá lúa gạo nội địa trầm lắng, xuất khẩu chịu sức ép từ nguồn cung và nhu cầu yếu |
Giá gạo trong nước
Ghi nhận tại các địa phương hôm nay, chủng loại 50404, OM 380 nguồn ít, kho hỏi mua gạo đẹp nhưng kho mua do khan hàng, giao dịch mua bán chậm, giá biến động không đáng kể. Tại An Giang, nguồn về ít, gạo mới chất lượng kém, gạo đẹp kho cho giá nhích. Tại Lấp Vò (Đồng Tháp), về lượng ít, gạo các loại bình ổn. Tại Sa Đéc (Đồng Tháp), giá gạo các loại ổn định.
Kênh chợ Sa Đéc (Đồng Tháp), lượng về ít, kho chợ mua đều gạo đẹp, giá ít biến động. Tại An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), lượng về lai rai, giao dịch mua bán đều, giá chững.
Theo ghi nhận, giá gạo nguyên liệu hôm nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ so với ngày hôm qua. Cụ thể, gạo nguyên liệu IR 504 được giao dịch ở mức 8.300 – 8.400 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg; trong khi giá gạo nguyên liệu CL 555 giữ ở mức 8.600 - 8.900 đồng/kg; gạo OM 380 dao động 8.000 – 8.100 đồng/kg; OM 18 ở mức 10.200 – 10.400 đồng/kg; gạo Jasmine giữ vững vị thế với giá 17.000 – 18.000 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá gạo hôm nay 17/5/2025 |
Tại các chợ bán lẻ, giá gạo chủ yếu đi ngang. Gạo thơm phổ biến 18.000 - 22.000 đồng/kg; gạo thường 15.000 - 16.000 đồng/kg; gạo thơm Thái 20.000 - 22.000 đồng/kg; Hương Lài niêm yết 22.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen vẫn giữ ngôi vị cao nhất, ở mức 28.000 đồng/kg.
Ở nhóm nếp không ghi nhận biến động mới. Nếp IR 4625 (khô) ở mức 9.700 - 9.900 đồng/kg; nếp IR 4625 (tươi) và nếp khô ổn định ở mức 7.700 - 8.000 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá nếp hôm nay 17/5/2025 |
Mặt hàng phụ phẩm
Nhóm phụ phẩm, giá tấm OM 5451 dao động quanh mức 7.400 - 7.500 đồng/kg; giá cám hiện duy trì ở mức 7.500 - 7.600 đồng/kg; giá trấu dao động từ 1.000 - 1.150 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá phụ phẩm hôm nay 17/5/2025 |
Giá lúa trong nước
Ghi nhận tại nhiều địa phương hôm nay, nguồn lúa Hè Thu lai rai, giá ít biến nhẹ. Tại Kiên Giang, thương lái mua Lúa Hè Thu chậm lại, giá lúa tùy ngày cắt. Tại Cần Thơ, lúa Hè Thu bình ổn, thương lái mua lai rai, giá vững. Tại Long An, giá lúa Hè Thu lai rai, giao dịch mua bán mới vẫn chậm.
Tại Đồng Tháp, lượng ít, nguồn lúa lai rai, giao dịch mua bán vắng. Tại An Giang, nguồn lúa Hè Thu thu hoạch sớm ít, giao dịch mua bán không nhiều, giá biến động nhẹ. Tại Tiền Giang, giao dịch lúa Hè Thu có lai rai, giá tương đối bình ổn.
Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, giá lúa ổn định so với phiên hôm qua. Cụ thể, giá lúa IR 50404 hiện đang được thu mua với 5.300 - 5.500 đồng/kg; lúa OM 380 trong khoảng 5.400 – 5.600 đồng/kg; lúa Đài Thơm 8 (tươi) và OM 18 (tươi) hiện cùng ở mức 6.800 đồng/kg; lúa OM 5451 hiện ở mức 6.000 - 6.200 đồng/kg; Nàng Hoa 9 dao động từ 6.550 - 7.000 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá lúa hôm nay 17/5/2025 |
Tại thị trường xuất khẩu
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo 25% tấm đạt 368 USD/tấn; gạo 100% tấm đứng ở mức 321 USD/tấn; giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 397 USD/tấn trong tuần này, gần như không đổi so với 398 USD/tấn tuần trước.
Tại Việt Nam, hoạt động thu hoạch vụ Hè Thu đang diễn ra tại nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, khiến nguồn cung trong nước tăng mạnh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu vẫn dè dặt mua vào do tín hiệu thị trường quốc tế chưa rõ ràng.
Một thương nhân tại TP.HCM chia sẻ: “Dù nguồn cung đang tăng, nhưng xuất khẩu không sôi động vì các đối tác nước ngoài vẫn đang nghe ngóng. Đặc biệt, việc Indonesia tạm dừng nhập khẩu do tồn kho cao là cú hãm lớn đối với ngành gạo Việt”.
Indonesia là một trong những thị trường lớn của gạo Việt Nam, nên động thái ngưng mua khiến giới thương nhân lo ngại đà xuất khẩu có thể bị chững lại trong quý II năm nay.
Trái ngược với sự chững lại ở các thị trường truyền thống, Bangladesh bất ngờ tăng mạnh nhập khẩu gạo, với tổng giá trị đạt 492,4 triệu USD từ tháng 7/2024 đến tháng 3/2025 – tăng vọt so với con số 16,4 triệu USD cùng kỳ năm trước.
Động thái này được cho là nhằm giảm áp lực lạm phát và tái lập kho dự trữ quốc gia sau các đợt lũ lụt lớn gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành nông nghiệp nước này.
Trong ngắn hạn, giá gạo Việt Nam có thể tiếp tục duy trì mặt bằng ổn định, song áp lực từ nhu cầu yếu, đặc biệt ở các thị trường chủ lực như Indonesia, Philippines hay châu Phi, sẽ là rào cản cho tăng trưởng xuất khẩu.
Tuy vậy, việc Bangladesh quay trở lại thị trường nhập khẩu cùng khả năng hồi phục đơn hàng từ Trung Đông, Đông Á... có thể tạo động lực mới cho ngành gạo Việt trong những tháng tới.
“Đây là giai đoạn cần thận trọng trong điều hành cung – cầu, nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp tái cơ cấu chiến lược, mở rộng thị trường ngách và nâng cao giá trị hạt gạo Việt” - một chuyên gia ngành lương thực nhận định.