Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay, tăng giảm trái chiều một số loại lúa gạo, phụ phẩm và nếp. Thị trường giao dịch lúa Hè Thu không nhiều, giá ít biến động.
![]() |
Giá lúa gạo hôm nay 15/5/2025: Giá gạo nội địa tăng nhẹ, xuất khẩu vươn tầm thế giới |
Giá gạo trong nước
Ghi nhận tại các địa phương hôm nay, chủng loại 50404, OM 380 nguồn ít, nhu cầu hỏi mua gạo trắng khá hơn kho cho giá nhích với gạo đẹp; giá ít biến động. Tại An Giang, lượng có lai rai, gạo đẹp bình giá, kho hỏi múa nhiều hơn với gạo nguyên liệu trắng. Tại Lấp Vò (Đồng Tháp), về lượng ít, gạo các loại tương đối ổn định. Tại Sa Đéc (Đồng Tháp), giá nguyên liệu thơm nhích nhẹ từ 50 - 100 đồng/kg.
Kênh chợ Sa Đéc (Đồng Tháp), về lượng khá hơn, kho chợ mua đều gạo đẹp, giá vững. Tại An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), lượng lai rai, giao dịch mua bán vẫn chậm, giá ít biến động.
Theo ghi nhận, giá gạo nguyên liệu hôm nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất cả nước, giá gạo nguyên liệu tiếp tục nhích nhẹ. Theo ghi nhận, gạo nguyên liệu IR 504 tăng 50 đồng/kg, lên mức 8.250 – 8.350 đồng/kg. Gạo nguyên liệu CL 555 giữ mức cao từ 8.600 – 8.900 đồng/kg; gạo OM 380 dao động 8.000 – 8.100 đồng/kg; OM 18 tiếp tục ở mức 10.200 – 10.400 đồng/kg; gạo Jasmine giữ vững vị thế với giá 17.000 – 18.000 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá gạo hôm nay 15/5/2025 |
Tại các chợ bán lẻ, giá gạo nhìn chung ổn định: gạo thơm phổ biến 18.000 – 22.000 đồng/kg; gạo thường 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo thơm Thái 20.000 – 22.000 đồng/kg; Hương Lài niêm yết 22.000 đồng/kg. Đặc biệt, gạo Nàng Nhen vẫn giữ ngôi vị cao nhất, ở mức 28.000 đồng/kg.
Trái ngược xu hướng gạo, nhóm nếp ghi nhận giảm nhẹ. Nếp IR 4625 (khô) giảm 100 đồng/kg, còn 9.700 – 9.900 đồng/kg. Trong khi đó, nếp IR 4625 (tươi) và nếp khô khác giữ mức ổn định 7.700 – 8.000 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá nếp hôm nay 15/5/2025 |
Mặt hàng phụ phẩm
Ở nhóm phụ phẩm, giá tấm OM 5451 tăng 50 đồng/kg, đạt 7.400 – 7.500 đồng/kg. Cám – sản phẩm phục vụ chăn nuôi – bật tăng mạnh tới 250 đồng/kg, lên mức 7.500 – 7.600 đồng/kg. Trấu vẫn giữ mức thấp, dao động 1.000 – 1.150 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá phụ phẩm hôm nay 15/5/2025 |
Giá lúa trong nước
Ghi nhận tại nhiều địa phương hôm nay, nguồn lúa Hè Thu lai rai, giá ít biến động. Tại Cần Thơ, lúa Hè Thu bình ổn, thương lái mua lai rai, giá vững. Tại An Giang, nguồn lúa Hè Thu thu hoạch sớm ít, nông dân chào giá nhích, thương lái mua lai rai, giá tương đối ổn định. Tại Tiền Giang, giao dịch lúa Hè Thu có lai rai, giá lúa vững. Tại Kiên Giang, giao dịch lúa Hè Thu mới vắng, giá bình ổn. Tại Long An, giá lúa Hè Thu lai rai, giao dịch mua bán mới chậm.
Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, giá lúa trên địa bàn hôm nay giữ nguyên mức giá so với ngày hôm qua. Cụ thể, giá lúa IR 50404 ở quanh mức 5.400 - 5.600 đồng/kg; lúa OM 5451 hiện ở mức 6.000 - 6.200 đồng/kg; lúa OM 380 dao động ở mức 5.500 - 5.800 đồng/kg; lúa OM 18 (tươi), Đài Thơm 8 (tươi), Nàng Hoa 9 vẫn duy trì ổn định, từ mức 6.550 - 7.000 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá lúa hôm nay 15/5/2025 |
Tại thị trường xuất khẩu
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính đến ngày 14/5, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam vẫn giữ ổn định ở mức 397 USD/tấn, thấp hơn Thái Lan 13 USD/tấn nhưng cao hơn gạo cùng loại của Ấn Độ và Pakistan 8–16 USD/tấn.
Gạo 25% tấm đạt 368 USD/tấn, thấp hơn Thái Lan 17 USD/tấn nhưng nhỉnh hơn Ấn Độ và Pakistan từ 3–11 USD/tấn.
Gạo 100% tấm đứng ở mức 321 USD/tấn, thấp hơn Thái Lan 26 USD/tấn và tương đương Pakistan.
Trong báo cáo mới nhất về thị trường lương thực toàn cầu, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đưa ra nhận định đáng chú ý: Việt Nam sẽ vượt Thái Lan để trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới vào năm 2025. Dự kiến, Việt Nam sẽ xuất khẩu 7,9 triệu tấn gạo, trong khi Thái Lan đạt 7 triệu tấn. Ấn Độ vẫn dẫn đầu với 24 triệu tấn.
Sự tăng trưởng xuất khẩu gạo của Việt Nam đến từ nhu cầu ổn định của thị trường truyền thống như Philippines, đồng thời ghi nhận sự quay trở lại của Trung Quốc – đối tác nhập khẩu lớn trong những năm gần đây.
Một điểm đáng chú ý khác trong báo cáo USDA là việc Việt Nam sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới trong năm 2025 – một điều hiếm thấy trước đây. Dự báo, lượng gạo nhập khẩu đạt 4 triệu tấn trong năm 2025 và 4,1 triệu tấn trong năm 2026, tăng mạnh so với mức 3,4 triệu tấn năm 2024. Nguyên nhân là do diện tích gieo trồng bị thu hẹp và nhu cầu nhập khẩu từ Campuchia gia tăng.
Trong khi đó, Philippines vẫn là nhà nhập khẩu gạo số 1 thế giới với khoảng 5,5 triệu tấn, tiếp theo là Nigeria (3 triệu tấn), Trung Quốc (2,4 triệu tấn), EU (2,2 triệu tấn) và Indonesia (800.000 tấn).
Dù thị trường toàn cầu ghi nhận sản lượng tăng thêm 1 triệu tấn trong năm nay, lên 538,7 triệu tấn, nhưng tình trạng thiếu hụt vẫn chưa được giải quyết do nhu cầu tiêu thụ tăng tới 6,1 triệu tấn. Trong bối cảnh đó, hạt gạo Việt đang khẳng định vị thế trên cả hai mặt trận: vừa là nhà xuất khẩu lớn, vừa là điểm đến nhập khẩu đáng chú ý – thể hiện sự linh hoạt, chiến lược thích ứng trước biến động toàn cầu.