Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay, gạo nguyên liệu tại nhà máy đòi giá nhích, chủng loại 50404, OM 380 nguồn ít. Trong khi đó, giá lúa điều chỉnh giảm, giao dịch chậm.
![]() |
Giá lúa gạo hôm nay 13/5/2025: Giá lúa giảm, gạo và phụ phẩm "nhích" nhẹ |
Giá gạo trong nước
Ghi nhận tại các địa phương hôm nay, gạo nguyên liệu tại nhà máy đòi giá nhích; chủng loại 50404, OM 380 nguồn ít, giao dịch lai rai, giá ít biến động. Tại An Giang, nguồn gạo về lai rai, gạo đẹp kho cho giá vững, giao dịch mua bán đều. Tại Lấp Vò (Đồng Tháp), lượng lai rai, gạo các loại giá ổn định.
Kênh chợ Sa Đéc (Đồng Tháp), về lượng ít, kho chợ cần hàng mua lai rai, giá vững. Tại An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), về lượng lai rai, thương lái mua bán chậm, giá ít biến động.
Theo ghi nhận trong ngày 13/5, giá gạo nguyên liệu hôm nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhích nhẹ so với cuối tuần trước. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu CL 555 tăng 100 đồng/kg và được giao dịch trong khoảng 8.600 - 8.900 đồng/kg. Trong khi đó, giá gạo nguyên liệu OM 380 hiện ở mức 8.000 - 8.100 đồng/kg; gạo IR 504 dao động ở mức 8.200 - 8.400 đồng/kg; OM 18 quanh mức 10.200 - 10.400 đồng/kg; còn Jasmine giữ giá cao 17.000 - 18.000 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá gạo hôm nay 13/5/2025. |
Tại các chợ bán lẻ, giá gạo không biến động. Cụ thể, gạo thơm phổ biến ở mức 18.000 - 22.000 đồng/kg; gạo thường dao động từ 15.000 - 16.000 đồng/kg; gạo thơm Thái ở mức 20.000 - 22.000 đồng/kg; Hương Lài niêm yết 22.000 đồng/kg và gạo Nàng Nhen tiếp tục là mặt hàng cao nhất với 28.000 đồng/kg.
Ở nhóm nếp, giá nếp IR 4625 (tươi) giữ ở mức 7.700 - 7.900 đồng/kg; nếp 3 thàng khô đạt mức 9.600 - 9.700 đồng/kg; nếp IR 4625 (khô giữ ở mức 7.900 - 8.000 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá nếp hôm nay 13/5/2025. |
Mặt hàng phụ phẩm
Ở nhóm phụ phẩm, giá tấm OM 5451 duy trì ổn định trong khoảng 7.350 – 7.450 đồng/kg. Trấu vẫn giữ mức 1.000 - 1.150 đồng/kg. Đáng chú ý, cám tiếp tục tăng thêm 100 đồng/kg, lên mức 7.100 - 7.300 đồng/kg - mức cao nhất trong ba tuần trở lại đây.
![]() |
Bảng giá phụ phẩm hôm nay 13/5/2025. |
Giá lúa trong nước
Ghi nhận tại nhiều địa phương hôm nay, nguồn lai rai, giao dịch chậm. Tại An Giang, lúa Hè Thu thu hoạch sớm thu hồi chậm, thương lái mua lai rai, giá biến động.
Tại Kiên Giang, lúa Hè Thu tương đối vững giá, giao dịch mới chậm. Tại Đồng Tháp, nguồn lúa ít, giao dịch mua bán ít. Tại Long An, nông dân chào giá lúa Hè Thu vững, thương lái mua mới chậm, giá giảm nhẹ.
Ngược chiều với gạo, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, giá một số loại lúa trên địa bàn ghi nhận xu hướng giảm nhẹ trong ngày đầu tuần. Cụ thể, giá lúa IR 50404 giảm 200 đồng/kg, xuống mức 5.400 - 5.600 đồng/kg; lúa OM 5451 giảm 200 đồng/kg, về mức 6.000 - 6.200 đồng/kg; lúa OM 380 giảm nhẹ 100 đồng/kg, hiện ở mức 5.500 - 5.800 đồng/kg. Ở các chủng loại lúa khác như OM 18 (tươi), Đài Thơm 8 (tươi), Nàng Hoa 9… nhìn chung giá vẫn giữ ổn định, từ 6.550 - 7.000 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá lúa hôm nay 13/5/2025. |
Tại thị trường xuất khẩu
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu loại 5% tấm hiện đạt 397 USD/tấn. Gạo 25% tấm và 100% tấm lần lượt là 368 USD và 323 USD/tấn. Trong khi đó, giá gạo Thái Lan cùng loại tăng nhẹ lên 410 USD/tấn – cao nhất thị trường. Gạo Ấn Độ và Pakistan có xu hướng trái chiều, lần lượt ở mức 381 USD và 389 USD/tấn.
Philippines – thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam đã mua 1,12 triệu tấn gạo từ Việt Nam tính đến đầu tháng 5. Tổng lượng nhập khẩu của nước này hiện đạt 1,32 triệu tấn, dù giảm hơn 21% so với cùng kỳ 2024, nhưng có dấu hiệu phục hồi trong tháng 4.
Trong báo cáo mới nhất, Ngân hàng Thế giới cho biết giá gạo quốc tế đang ở mức thấp nhất trong hơn hai năm qua, một số loại đã rớt xuống dưới mốc 380 USD/tấn. Dự báo cho thấy giá gạo sẽ giảm tới 29% trong năm 2025 nhờ vào sản lượng toàn cầu tăng và Ấn Độ nới lỏng hạn chế xuất khẩu.
Sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2024–2025 dự kiến tăng 2%, riêng Ấn Độ tăng tới 5%. Giá gạo được dự đoán sẽ ổn định vào năm 2026 khi nguồn cung và nhu cầu tăng trưởng đồng đều.
Việt Nam đang duy trì vị trí dẫn đầu trong xuất khẩu gạo sang Philippines và nhiều thị trường châu Á. Tuy nhiên, xu hướng giá quốc tế giảm sâu có thể gây áp lực lên giá lúa trong nước và ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân.
Trong bối cảnh nguồn cung dồi dào và cạnh tranh gay gắt, việc nâng cao chất lượng gạo, tối ưu chi phí sản xuất và mở rộng thị trường sẽ là chìa khóa để ngành lúa gạo Việt Nam duy trì đà tăng trưởng bền vững.