Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay, thị trường lượng ít, gạo các loại tương đối ổn định. Tuy nhiên, mặt hàng cám tiếp tục tăng nhẹ.
![]() |
Giá lúa gạo hôm nay 14/5/2025: Giá lúa gạo trong nước ổn định, cám tiếp tục tăng nhẹ |
Giá gạo trong nước
Ghi nhận tại các địa phương hôm nay, nhu cầu hỏi mua gạo trắng nhiều hơn gạo xô; chủng loại 50404, OM 380 nguồn ít, giá ít biến động. Tại An Giang, nguồn gạo về ít, gạo đẹp bình giá, kho hỏi múa khá gạo nguyên liệu trắng. Tại Lấp Vò (Đồng Tháp), lượng ít, gạo các loại giá ổn định.
Kênh chợ Sa Đéc (Đồng Tháp), lượng về lai rai, kho chợ mua đều gạo đẹp, giá ổn định. Tại An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), lượng ít, giao dịch mua bán chậm, giá ít biến động.
Theo ghi nhận, giá gạo nguyên liệu hôm nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến động so với phiên hôm qua. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu CL 555 hiện ở mức 8.600 - 8.900 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 380 dao động ở mức 8.000 - 8.100 đồng/kg; gạo IR 504 ở mức 8.200 - 8.400 đồng/kg; OM 18 quanh mức 10.200 - 10.400 đồng/kg; gạo Jasmine giữ giá cao 17.000 - 18.000 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá gạo hôm nay 14/5/2025 |
Tại các chợ bán lẻ, giá gạo ổn định. Cụ thể, gạo thơm phổ biến ở mức 18.000 - 22.000 đồng/kg; gạo thường dao động từ 15.000 - 16.000 đồng/kg; gạo thơm Thái ở mức 20.000 - 22.000 đồng/kg; Hương Lài niêm yết 22.000 đồng/kg và gạo Nàng Nhen tiếp tục là mặt hàng cao nhất với 28.000 đồng/kg.
Ở nhóm nếp, giá nếp IR 4625 (tươi) giữ ở mức 7.700 - 7.900 đồng/kg; nếp 3 thàng khô đạt mức 9.600 - 9.700 đồng/kg; nếp IR 4625 (khô giữ ở mức 7.900 - 8.000 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá nếp hôm nay 14/5/2025. |
Mặt hàng phụ phẩm
Ở nhóm phụ phẩm, giá tấm 2 ổn định ở mức 7.100 – 7.200 đồng/kg; trấu giữ ở mức 1.000 - 1.150 đồng/kg. Trong khi đó, giá cám tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng nhẹ, nhích thêm 50 đồng/kg lên mức 7.100 – 7.350 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá phụ phẩm hôm nay 14/5/2025 |
Giá lúa trong nước
Ghi nhận tại nhiều địa phương hôm nay, lúa khô tiếp tục giao dịch chậm, nguồn lai rai; lúa Hè Thu nguồn khá, giá biến động. Tại An Giang, lúa Hè Thu thu hoạch sớm thu hồi chậm, thương lái mua lai rai, giá biến động.
Tại Tiền Giang, giao dịch lúa Hè Thu có lai rai, giá lúa tương đối ổn định. Tại Đồng Tháp, nguồn lúa ít, giao dịch mua bán vẫn chậm. Tại Kiên Giang, giao dịch lúa Hè Thu mới vắng, giá tương đối ổn định. Tại Long An, giá lúa Hè Thu không biến động nhiều, thương lái mua mới chậm.
Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, giá lúa trên địa bàn hôm nay không ghi nhận biến động mới, tiếp tục ổn định. Cụ thể, giá lúa IR 50404 ở quanh mức 5.400 - 5.600 đồng/kg; lúa OM 5451 hiện ở mức 6.000 - 6.200 đồng/kg; lúa OM 380 dao động ở mức 5.500 - 5.800 đồng/kg; lúa OM 18 (tươi), Đài Thơm 8 (tươi), Nàng Hoa 9 vẫn duy trì ổn định, từ mức 6.550 - 7.000 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá lúa hôm nay 14/5/2025 |
Tại thị trường xuất khẩu
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá xuất khẩu gạo 5% tấm của Việt Nam hiện đạt 397 USD/tấn – cao hơn Ấn Độ (381 USD/tấn) và Pakistan (389 USD/tấn), nhưng vẫn thấp hơn Thái Lan (410 USD/tấn). Bên cạnh đó, giá gạo 25% tấm và 100% tấm lần lượt là 368 USD và 323 USD/tấn.
Trong bối cảnh căng thẳng quân sự giữa Ấn Độ và Pakistan, thị trường quốc tế xuất hiện lo ngại về nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng gạo Basmati. Tuy nhiên, Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo toàn Ấn Độ (AIREA) khẳng định, giá tăng là do nhu cầu thị trường chứ không phải yếu tố địa chính trị.
Ông Satish Goel, Chủ tịch AIREA, phát biểu với hãng PTI: “Biến động giá hoàn toàn là do cung cầu, không có gián đoạn nào trong hoạt động thương mại.” Ông cho biết thêm, xuất khẩu gạo từ Ấn Độ sang các thị trường chính như Ả Rập Saudi, Iran và Iraq vẫn diễn ra bình thường.
Cựu Chủ tịch AIREA – ông Vijay Sethia – cũng cho biết giá gạo Basmati 1509 từng giảm mạnh từ 62 rupee/kg (tháng 9/2024) xuống 52 rupee/kg (tháng 2/2025) do mùa vụ bội thu. Tuy nhiên, từ tháng 3/2025, giá đã phục hồi lên 58 rupee/kg nhờ lực cầu tăng trở lại.
Trong năm tài chính 2024–2025, Ấn Độ xuất khẩu khoảng 6 triệu tấn gạo Basmati, trong khi Pakistan xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn. Bất chấp chiến dịch quân sự "Sindoor", hoạt động thương mại gạo vẫn diễn ra ổn định, cho thấy khả năng phục hồi của ngành trước các rủi ro địa chính trị.