Chủ nhật 06/07/2025 10:10
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Giá dầu thế giới tăng mạnh trước xung đột tiềm tàng Israel - Iran

Giá dầu thế giới tăng mạnh do lo ngại xung đột tiềm tàng Israel - Iran leo thang, đe dọa tạo ra cú sốc nguồn cung và tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng toàn cầu.
Giá dầu thế giới tăng mạnh trước xung đột tiềm tàng Israel - Iran
Giá dầu thế giới tăng mạnh trước thông tin Israel có thể tấn công Iran.

Giá dầu thô toàn cầu đồng loạt tăng mạnh trong phiên giao dịch gần nhất, sau khi đài CNN dẫn nguồn tin tình báo Mỹ cho biết một cuộc xung đột tiềm tàng có thể xảy ra giữa Israel và Iran, với mục tiêu là các cơ sở hạt nhân của quốc gia Hồi giáo tại Trung Đông. Dù chưa có xác nhận chính thức rằng quyết định cuối cùng đã được đưa ra, nhưng thông tin này đã ngay lập tức tác động mạnh đến thị trường năng lượng toàn cầu.

Giá dầu Brent đã vượt mốc 66 USD/thùng, trong khi dầu WTI có lúc tăng vọt đến 3,5% trước khi hạ nhiệt nhẹ. Sự biến động này tiếp nối chuỗi giao dịch đầy bất ổn gần đây, khi thị trường liên tục bị chi phối bởi các diễn biến xung quanh đàm phán hạt nhân Mỹ - Iran, yếu tố có thể quyết định việc hàng triệu thùng dầu của Iran có được phép quay trở lại thị trường hay không.

Nếu xảy ra, một động thái từ phía Israel sẽ làm đình trệ mọi tiến triển trong đàm phán hạt nhân, đồng thời thổi bùng rủi ro địa chính trị tại Trung Đông, khu vực vốn cung cấp khoảng 1/3 sản lượng dầu toàn cầu.

Giá dầu thế giới tăng mạnh trước thông tin Israel có thể tấn công Iran
Giá dầu Brent đã vượt mốc 66 USD/thùng sau thông tin về khả năng Israel tấn công cơ sở hạt nhân của Iran (Ảnh: Trading Economics).

Nhà đầu tư quay lại tài sản trú ẩn

Ông Robert Rennie, Trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa và carbon tại Westpac Banking Corp, nhận định: “Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy mức độ căng thẳng và rủi ro trong các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran. Israel có thể hành động mạnh tay nếu Iran tiếp tục duy trì tham vọng năng lượng hạt nhân vì mục đích thương mại”.

Thông tin từ CNN cũng khiến các đồng tiền trú ẩn truyền thống như yên Nhật và franc Thụy Sĩ tăng giá trong ngắn hạn, cho thấy mức độ lo ngại của nhà đầu tư toàn cầu trước nguy cơ xung đột có thể bùng phát. Dù sau đó đà tăng bị chững lại, thị trường vẫn duy trì trạng thái “nóng” khi chưa có phản hồi chính thức từ Lầu Năm Góc hay Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ. Đại sứ quán Israel tại Washington cũng từ chối bình luận.

Israel từ lâu đã xem xét khả năng phá hủy chương trình hạt nhân của Iran, nhưng khả năng phòng vệ cao của các cơ sở này khiến kế hoạch vấp phải nhiều rào cản kỹ thuật. Trước đây, kế hoạch tấn công từng bị hoãn do lập trường ôn hòa của Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là ông Joe Biden, đặc biệt sau một loạt vụ đụng độ quân sự giữa hai nước trong năm ngoái.

Trong khi đó, Lãnh tụ tối cao Iran – Ayatollah Ali Khamenei – đã tỏ ra bi quan về khả năng đạt thỏa thuận với Mỹ, cho rằng các cuộc đàm phán mới “khó có kết quả thực chất”. Tuyên bố này càng làm suy giảm triển vọng tháo gỡ cấm vận, đồng thời nâng cao nguy cơ căng thẳng kéo dài giữa các bên.

Tháo cấm vận hay xung đột vũ trang

Theo Bloomberg Intelligence, nếu các lệnh trừng phạt dầu mỏ đối với Iran được dỡ bỏ, giá dầu WTI có thể giảm mạnh về mức 40 USD/thùng do lượng cung tăng đột biến. Ngược lại, nếu căng thẳng leo thang và Israel có hành động quân sự, thị trường có thể đối mặt với một cú sốc nguồn cung, đẩy giá dầu tăng vọt.

Goldman Sachs cho biết Iran gần đây đã tăng sản lượng thêm khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày, bất chấp các lệnh cấm vận. Bà Samantha Dart, đồng trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa toàn cầu của Goldman, cảnh báo: “Nếu thị trường bất ngờ mất đi lượng cung 1 triệu thùng/ngày từ Iran, giá dầu thô có thể tăng thêm ít nhất 8 USD/thùng”.

Kịch bản thị trường hiện đang giằng co giữa hai thái cực: hoặc bước vào giai đoạn hạ nhiệt căng thẳng và mở cửa thị trường Iran, hoặc chứng kiến xung đột quân sự khiến rủi ro địa chính trị tăng vọt và nguồn cung gián đoạn.

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp nhập khẩu dầu và các nhà đầu tư vào thị trường năng lượng cần thận trọng hơn trong việc định giá rủi ro, đặc biệt là khi yếu tố địa chính trị đang ngày càng trở thành biến số lớn tác động đến cả giá dầu và dòng vốn toàn cầu.

Đồng USD tiếp tục suy yếu khi niềm tin vào “Thương hiệu Mỹ” giảm sút Đồng USD tiếp tục suy yếu khi niềm tin vào “Thương hiệu Mỹ” giảm sút
CEO JPMorgan: Thị trường đang quá tự mãn trước rủi ro lạm phát và địa chính trị CEO JPMorgan: Thị trường đang quá tự mãn trước rủi ro lạm phát và địa chính trị
Cổ phiếu công nghệ có thể bứt phá nhờ thỏa thuận thuế Mỹ - Trung Cổ phiếu công nghệ có thể bứt phá nhờ thỏa thuận thuế Mỹ - Trung
Tin bài khác
Giá vàng hôm nay 6/7: Vàng miếng SJC neo cao, sát mốc 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 6/7: Vàng miếng SJC neo cao, sát mốc 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 6/7/2025 ghi nhận vàng miếng trong nước sát mốc 121 triệu đồng/lượng. Vàng thế giới dao động trong biên độ hẹp phản ánh việc thiếu động lực mạnh để thoát khỏi giai đoạn tích lũy.
Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 6/7: Tỷ giá Yên Nhật chịu sức ép lãi suất, vẫn giữ vai trò trú ẩn

Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 6/7: Tỷ giá Yên Nhật chịu sức ép lãi suất, vẫn giữ vai trò trú ẩn

Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 6/7/2025 ghi nhận ổn định tại các ngân hàng trong nước; trên thị trường quốc tế, Yên Nhật giảm giá ngắn hạn do chênh lệch lãi suất và rủi ro thương mại, nhưng vẫn là kênh trú ẩn an toàn trung dài hạn.
Giá cao su hôm nay 6/7/2025: Tuần qua, giá cao su thế giới tăng nhẹ

Giá cao su hôm nay 6/7/2025: Tuần qua, giá cao su thế giới tăng nhẹ

Giá cao su hôm nay 6/7, giá cao su trong nước tiếp tục đi ngang tại các doanh nghiệp lớn. Trong khi đó, giá cao su tại Nhật Bản và Trung Quốc tăng nhẹ, ngược lại thị trường Thái Lan điều chỉnh giảm. So với cuối tuần trước, mức tăng dao động từ 0,1% đến 1,9% tùy khu vực.
Giá thép hôm nay 6/7: Giá thép tuần qua tăng nhờ kỳ vọng cải cách ngành

Giá thép hôm nay 6/7: Giá thép tuần qua tăng nhờ kỳ vọng cải cách ngành

Giá thép hôm nay 6/7 trong nước ổn định, dao động 13.050 - 13.580 đồng/kg; Thị trường quốc tế, giá thép và quặng sắt tuần qua hồi phục nhờ tâm lý tích cực và kỳ vọng cải tổ ngành tại Trung Quốc, giúp giá giữ đà tăng ngắn hạn.
Giá xăng dầu hôm nay 6/7: Giá dầu phục hồi tuần thứ hai, thị trường vẫn đối mặt áp lực dư cung

Giá xăng dầu hôm nay 6/7: Giá dầu phục hồi tuần thứ hai, thị trường vẫn đối mặt áp lực dư cung

Giá xăng dầu hôm nay 6/7/2025, giá xăng E5 Ron 92 ở mức 20.530 đồng/lít; xăng Ron 95 ở mức 21.116 đồng/lít. Tại thị trường thế giới, giá dầu tiếp tục đi lên trong tuần, nhưng nhà đầu tư thận trọng trước tín hiệu nhu cầu yếu và nguồn cung gia tăng.
Giá bạc hôm nay 6/7/2025: Giá bạc giữ đà ổn định trong phiên cuối tuần

Giá bạc hôm nay 6/7/2025: Giá bạc giữ đà ổn định trong phiên cuối tuần

Giá bạc hôm nay 6/7, thị trường bạc trong nước và thế giới không ghi nhận biến động mới. Tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, giá bạc niêm yết trong khoảng từ 1.163.000 – 1.198.000 đồng/lượng. Trên thị trường quốc tế, giá bạc hiện tương đương khoảng 37,15 USD/ounce, duy trì đà ổn định so với phiên trước đó.
Giá heo hơi hôm nay 6/7/2025: Giá heo hơi tại An Giang giảm nhẹ, các địa phương khác ổn định

Giá heo hơi hôm nay 6/7/2025: Giá heo hơi tại An Giang giảm nhẹ, các địa phương khác ổn định

Giá heo hơi hôm nay 6/7, thị trường heo hơi trên cả nước ghi nhận ổn định, phổ biến trong khoảng 65.000 – 70.000 đồng/kg. Ngoại trừ An Giang điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg, các địa phương khác không biến động. Thị trường bán lẻ thịt heo cũng đi ngang, nhiều sản phẩm duy trì mức giá cao và có chương trình ưu đãi tại siêu thị.
Giá tiêu hôm nay 6/7: Giá tiêu trong nước và thế giới ổn định

Giá tiêu hôm nay 6/7: Giá tiêu trong nước và thế giới ổn định

Giá tiêu hôm nay 6/7/2025 ghi nhận giá hồ tiêu nội địa bình ổn, trong khi xuất khẩu hồ tiêu Việt giảm sản lượng nhưng giá tăng vọt, kỳ vọng phục hồi rõ rệt từ quý III/2025.
Giá lúa gạo hôm nay 6/7/2025: Giá gạo ổn định, lúa tươi tăng nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay 6/7/2025: Giá gạo ổn định, lúa tươi tăng nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay 6/7, ghi nhận giao dịch chậm, lượng về ít, giá các loại gạo trong nước và xuất khẩu cơ bản ổn định. Trong khi đó, giá lúa tươi Hè Thu tiếp tục tăng nhẹ tại một số địa phương như An Giang, Đồng Tháp và Tiền Giang, với mức cộng thêm 100 đồng/kg so với giữa tuần. Phân khúc nếp và phụ phẩm duy trì giá đi ngang.
Giá sầu riêng hôm nay 6/7: Sầu riêng các khu vực neo giá ở mức thấp

Giá sầu riêng hôm nay 6/7: Sầu riêng các khu vực neo giá ở mức thấp

Giá sầu riêng hôm nay 6/7, sầu riêng Ri6 A nhiều kho chỉ thu mua ở mức 40.000 đồng/kg, sầu riêng Thái A khu vực Đắk Lắk xuống mức 75.000 đồng/kg. Xuất khẩu sầu riêng lao dốc chưa từng có, nhập từ Thái Lan và Malaysia tăng đột biến.
Giá cà phê hôm nay 6/7/2025: Giá cà phê nội địa vẫn giữ đà tăng

Giá cà phê hôm nay 6/7/2025: Giá cà phê nội địa vẫn giữ đà tăng

Giá cà phê hôm nay 6/7, tiếp tục tăng thêm 800 đồng/kg, lên sát mức 96.400 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên. Trên thị trường thế giới, đóng cửa phiên cuối tuần, giá cà phê robusta vẫn tiếp tục tăng mạnh. Trong khi đó, sàn giao dịch New York hôm nay đóng cửa nghỉ lễ.
Tỷ giá USD hôm nay 6/7/2025: Đồng USD chưa lấy lại được sức hấp dẫn

Tỷ giá USD hôm nay 6/7/2025: Đồng USD chưa lấy lại được sức hấp dẫn

Sáng 6/7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam và USD hiện giữ ở mức 25.116 đồng.
Dự báo giá vàng 6/7: Giá vàng bật tăng mạnh cả trong nước lẫn thế giới

Dự báo giá vàng 6/7: Giá vàng bật tăng mạnh cả trong nước lẫn thế giới

Dự báo giá vàng ngày 6/7/2025 dự kiến giá vàng thế giới và giá vàng trong nước có xu hướng tăng.
Dự báo giá tiêu 6/7: Giá tiêu trong nước "neo" ở mức cao

Dự báo giá tiêu 6/7: Giá tiêu trong nước "neo" ở mức cao

Dự báo giá tiêu 6/7/2025 dự kiến dao động 139.000 - 144.000 đồng/kg; thế giới biến động trái chiều.
Dự báo giá cà phê 6/7: Giá cà phê trong nước tiếp đà "bật" tăng

Dự báo giá cà phê 6/7: Giá cà phê trong nước tiếp đà "bật" tăng

Dự báo giá cà phê 6/7/2025 dự kiến tăng 800 đồng/kg, dao động 95.800 - 96.400 đồng/kg; thế giới biến động trái chiều.