Gạo Việt tiến vào EU, chỉ ngon và rẻ là chưa đủ?
- Sản phẩm
- 15:31 22/09/2020
Chưa bao giờ vị thế của gạo Việt Nam ở thị trường EU lại cao như hiện nay, nhưng theo các doanh nghiệp thì giá rẻ chỉ là lợi thế cạnh tranh ban đầu.
Hưởng ưu đãi từ EVFTA
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, hàng năm, EU nhập khẩu 2,3 triệu tấn gạo, với kim ngạch khoảng 1,4 tỷ Euro. Do vậy, khi thực hiện Hiệp định EVFTA, gạo là mặt hàng có tiềm năng lớn để XK vào EU. Hiện nay, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm).
Được cắt giảm thuế, gạo Việt Nam đắt hàng ở châu Âu.
Đặc biệt, cam kết sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3-5 năm. Trong khi đó, 2 nhà xuất khẩu lớn gạo vào EU là Campuchia và Myanmar đang chịu thuế tuyệt đối với mặt hàng này cho đến hết năm 2021, cụ thể 175 Euro/tấn (năm 2019); 150 Euro/tấn (năm 2020) và 125 Euro/tấn (năm 2021).
8 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo đi EU đạt trên 15,8 nghìn tấn, giá trị xấp xỉ 8,5 triệu USD. Mới đây nhất, từ ngày 4 - 17/9 đã có 6 doanh nghiệp nộp đơn xin chứng nhận với khối lượng xấp xỉ 4,3 nghìn tấn gạo thơm. Xuất khẩu gạo, trong đó có gạo thơm sang EU từ nay đến hết năm dự kiến sẽ tiếp tục tăng cho dù vẫn chịu tác động từ dịch bệnh COVID-19.
Các giống OM5451, OM4900, Hương Nhài 85, ST20, RVT, VD20, Nàng Hoa 9, Tài Nguyên Chợ Đào thuộc danh mục gạo thơm xuất khẩu sang EU được hưởng hạn ngạch ưu đãi thuế quan, chiếm khoảng 43-46% tổng lượng gạo xuất khẩu hàng năm với trên 3 triệu tấn.
Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Lộc Trời, cho biết doanh nghiệp này đã đầu tư tập trung cho việc trồng và kiểm soát chất lượng cho thị trường EU từ năm 2018. Lộc Trời đã xuất khẩu hơn 10.000 tấn bao gồm Jasmine 85, Japonica DS1, OM18, OM5451… vào thị trường này với nhiều quy cách đa dạng.
Từ 1/8/2020, Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, Tập đoàn Lộc Trời đã có sự chuẩn bị trên các lĩnh vực về giống, vùng trồng, lực lượng cho mùa vụ tiếp theo, chủ động làm việc với các đối tác EU để nắm bắt về số lượng, chủng loại và các yêu cầu khác để đáp ứng phù hợp.
"Chất lượng sẽ là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của nông sản Việt nói chung và mặt hàng gạo nói riêng khi xuất khẩu vào EU. Chính vì vậy, doanh nghiệp xác định phải chú trọng vào việc kiểm soát chất lượng trên khắp các vùng nguyên liệu và cơ sở sản xuất, chế biến", ông Thòn nói.
Tập đoàn Lộc Trời đang triển khai lộ trình tiến tới mục tiêu tiêu thụ 1 triệu tấn gạo thông qua việc xây dựng và phát triển hệ thống 1.000 HTX liên kết, ứng dụng 1.000 thiết bị máy bay không người lái (drone) trong sản xuất nông nghiệp vào năm 2024.
Còn nhiều việc phải làm
Theo lãnh đạo Tập đoàn Lộc Trời, sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương, với các chính sách phát triển thị trường, các đề án xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Việt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đến các thị trường cao cấp.
Tuy nhiên, nhiều nhà nhập khẩu cũng phản ánh, dù có lợi thế về giá, hương vị cũng khá ngon nhưng những tiêu chí này vẫn chưa đủ để gạo Việt tạo lợi thế cạnh tranh lớn ở EU.
Ông Ngô Minh Đường, Tổng giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Thanh Bình Jeune cho rằng, gạo Việt Nam cần phải làm thế nào để đáp ứng được các tiêu chí như lô hàng sau phải giống lô hàng trước, giá cả phải ổn định. Đặc biệt, một trong những nhiệm vụ quan trọng là xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam ở thị trường châu Âu vẫn cần phải đẩy mạnh hơn nữa. Phần lớn gạo Việt Nam hiện nay vẫn chỉ xuất khẩu dưới dạng bao lớn và đóng nhãn mác nhà nhập khẩu.
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Hiệp định EVFTA là "chìa khóa" để các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam có thể tiếp cận được một thị trường đầy tiềm năng. EU với 27 quốc gia thành viên, hơn 511 triệu dân, GDP đầu người trên 35.000 USD/năm là thị trường lớn có mức thu nhập cao.
Để tận dụng lợi thế này, ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, trong đó liên kết chặt chẽ giữa HTX, doanh nghiệp với bà con nông dân, hình thành quy trình khép kín từ tổ chức nguyên liệu cho đến khâu chế biến, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm và chú ý đến bao bì, nhãn mác. Có như vậy mới khai thác tốt thị trường EU.
Đại diện Cục Xuất nhập khẩu cũng khẳng định, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng và Thương vụ Việt Nam ở thị trường EU rà soát, cập nhật, theo dõi sát nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng và cơ chế, chính sách nhập khẩu của thị trường EU. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, hàng rào kỹ thuật và thương mại của khu vực đối với mặt hàng gạo.
Thy Lê
Tin liên quan
#Hiệp định EVFTA

Xây dựng, đề xuất mới về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTPP
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã và đang nghiên cứu, xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2020/NĐ-CP ngày 24/8/2020 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định EVFTA và Hiệp định CPTPP.

"Trái ngọt" cho hoạt động xuất khẩu từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực
Sau gần 5 tháng thực thi Hiệp định EVFTA, mặc dù thời gian chưa phải dài nhưng cũng đủ để nhìn nhận được những “trái ngọt” từ hiệp định này mang lại..

Thực thi quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA
Từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực vào ngày 01 tháng 8 năm 2020, mặc dù diễn biến dịch bệnh tại EU và các nước trên thế giới rất phức tạp, nhưng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU vẫn liên tục ghi nhận mức tăng cao. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU các tháng 8, 9, 10/2020 lần lượt đạt 3,25 tỷ USD, 3,07 tỷ USD và 3,3 tỷ USD, tăng 4,2%, 8,7% và 6,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa quốc tế sẽ mang đến sự năng động và đổi mới cho Việt Nam
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu-EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU, đồng thời, cũng là một FTA có mức cam kết rộng và cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Cú huých từ Hiệp định đã góp phần đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu và thu hút đầu tư trong thời gian qua cho Việt Nam. Hiệp định EVFTA thực thi không chỉ tạo động lực cho kinh tế Việt Nam phát triển, hội nhập mạnh mẽ mà còn làm gia tăng vai trò, vị thế Việt Nam trên quốc tế nói chung và tại Vương quốc Hà Lan nói riêng. Xoay quanh vấn đề về thúc đẩy quan hệ song phương thông qua Hiệp định EVFTA, Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập đã có cuộc trao đổi với ông Christoph Prommersberger - Phó Đại sứ của Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Hà Nội.

Từ chuyện xuất khẩu nông sản đến chuyện “đi đánh xứ người”
Hiệp định EVFTA mang đến vô vàn lợi ích nhưng không có nghĩa là được trải thảm đỏ cho các doanh nghiệp. Để vào được thị trường EU thì doanh nghiệp phải vượt qua những tiêu chí rất ngặt nghèo, phải chắt chiu từ những việc làm nhỏ, đảm bảo chuẩn mực, chữ tín và lựa chọn hướng đi bền vững…

Hội thảo Hợp tác kinh tế Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức
Ngày 3/10, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo Hợp tác kinh tế Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phối hợp cùng Đài tiếng nói Việt Nam đồng tổ chức nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước, đồng thởi mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam giao thương sâu, rộng hơn vào thị trường châu Âu trong điều kiện thuận lợi mà Hiệp định EVFTA vừa có hiệu lực
Đọc thêm Sản phẩm
“Thú cưng Androi” của Nhật Bản bùng nổ doanh số giữa Đại dịch COVID-19
Nami Hamaura cho biết, cô cảm thấy bớt cô đơn khi làm việc ở nhà nhờ có người bạn Charlie, một trong những robot Nhật Bản thế hệ mới dễ thương và thông minh có doanh số bán hàng bùng nổ giữa Đại dịch COVID-19.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ lũy tre làng mạnh mẽ ‘vươn mình’ ra thế giới
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, làng nghề Việt Nam có một sức sống mới, phong phú hơn, được chú ý về cơ sở hạ tầng, công nghệ và mở rộng thị trường xuất khẩu phát triển du lịch làng nghề, quảng bá thương hiệu sản phẩm cải tiến mẫu mã…
Giá hồ tiêu hôm nay 27/2: Tăng tới 60.000 đồng/1kg
Giá hồ tiêu hiện vẫn đứng ở mức rất thấp khiến hầu hết các nhà vườn đều thất thu, thua lỗ. Tuy nhiên hôm nay 27/2 tăng nhẹ trên thế giới và cả thị trường trong nước.
Giá heo hơi hôm nay 27/2
Giá heo hơi hôm nay 27/2 tiếp tục đi ngang qua nhiều tỉnh thành trên cả nước. Giá mặt bằng phổ biến trong bkhoangr 75.000 đến 78.000 đồng/1kg
Tái định vị thương hiệu: Mr.Potato Head không còn là “Mr”
Đồ chơi nhựa Mr.Potato Head đình đám thế giới được xác định giới tính trung lập trong một buổi giới thiệu gần đây.
Trong năm 2021 những dòng xe nào ra mắt sẽ hứa hẹn bùng nổ thị trường ô tô?
Kết thúc năm 2020 với Đại dịch Covid, năm 2021 mở ra hứa hẹn với nhiều dòng xe oto sẽ ra mắt, với nhiều phân khúc, mức giá... chắc chắn sẽ tạo ra cú hích bùng nổ cho thị trường oto trong năm nay.
Giá thịt lợn hơi hôm nay 26/2: Đồng loạt chững giá trên cả nước
Giá thịt lợn hơi hôm nay 26/2, giảm nhẹ so với hôm qua, hiện được thu mua trong khoảng 74.000 - 78.000 đồng/kg.
An Giang: Đa dạng các sản phẩm từ cây thốt nốt
Hiện nay, việc khai thác và chế biến đường thốt nốt không chỉ dừng lại là công việc truyền thống của bà con dân tộc Khmer, mà còn xây dựng sản phẩm thế mạnh và đặc trưng của vùng Bảy Núi.
Phân khúc xe dưới 500 triệu ồ ạt ra mắt, người tiêu dùng Việt nhiều sự lựa chọn
Với số tiền khoảng hơn 500 triệu hoặc chỉ từ 290 triệu đồng, khách hàng có thể mua được những mẫu ô tô mới hiện đại như: Toyota Vios, Kia Morning hay Suzuki Ertigar...
Bạc Liêu: Nghề làm muối được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Mới đây, tại ấp Gò Cát (xã Điền Hải, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) đã diễn ra lễ công bố và đón nhận bằng chứng nhận của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đối với di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Nghề làm muối ở Bạc Liêu".