EU công bố luật hạn chế quyền lực đối với những gã khổng lồ công nghệ
- Cơ hội giao thương
- 14:13 15/12/2020
DNHN - Facebook, Amazon, Google và những tập đoàn công nghệ có thể sớm phải đối mặt với các khoản phạt lớn ở Liên minh châu Âu nhằm hạn chế quyền lực của các công ty internet toàn cầu này.
Theo DW, EU sẽ sớm công bố dự luật kiểm soát nghiêm ngặt hoạt động kinh doanh của các tập đoàn công nghệ Mỹ tại châu Âu. Luật Dịch vụ Kỹ thuật số và Luật Thị trường Kỹ thuật số đưa ra các quy định cụ thể để hạn chế quyền lực của các công ty Internet toàn cầu như Facebook, Apple, Google, Amazon...
Dự luật sẽ được công bố trong ngày 15/12 (giờ châu Âu). Theo đó, các tập đoàn Internet sẽ bị phạt tới 10% tổng doanh thu hàng năm tại châu Âu nếu vi phạm các quy định về cạnh tranh.
Các tập đoàn công nghệ có thể bị cấm cửa ở thị trường EU nếu "vi phạm nghiêm trọng và thường xuyên luật pháp châu Âu". Các công ty công nghệ lớn bị xác định là "người gác cổng Internet", do đó sẽ phải tuân thủ các quy định rất nghiêm ngặt.
Nhóm doanh nghiệp này sẽ phải chia sẻ một số loại dữ liệu cho các nhà quản lý và cả đối thủ cạnh tranh. Và những công ty chỉ ưu tiên sử dụng dịch vụ "nội tại" sẽ bị cấm hoạt động.
Các nhà quản lý châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng lo ngại về hoạt động kinh doanh và dữ liệu người dùng của các gã khổng lồ công nghệ - đặc biệt là các công ty mua các công ty khác nhằm loại bỏ các đối thủ tiềm năng và độc quyền thị trường.
Một số ví dụ gần đây bao gồm việc Facebook mua lại dịch vụ nhắn tin WhatsApp và gã khổng lồ mạng xã hội Instagram. Việc Google mua YouTube và thiết bị định vị GPS Waze cũng khiến các nhà quản lý cảnh báo.
Facebook và các công ty khác đã cảnh báo rằng việc ban hành nhiều quy định có thể khiến công ty rời khỏi châu Âu, điều này có thể gây mất việc làm và chặn quyền truy cập vào trang web của người dùng EU.
Tuần trước, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) và 48 bang đã đệ đơn kiện chống độc quyền chống lại Facebook. FTC cũng đã đệ đơn một vụ kiện riêng để buộc Facebook phải bán bớt Instagram và WhatsApp.
Bảo Bảo
Tin liên quan
#gã khổng lồ công nghệ

Nikkei Asia: 'Quy định đánh thuế mới của Việt Nam đối với các gã khổng lồ công nghệ nước ngoài sẽ giúp san bằng sân trong nước'
Đó cũng là nhận định của một đại diện công ty khi nhận định với trang tin Nikkei Asia về việc Việt Nam đang cố gắng tăng cường đánh thuế các ông lớn thương mại điện tử nước ngoài.

Các công ty công nghệ nhỏ Trung Quốc thoát khỏi “kìm kẹp” nhờ luật chống độc quyền
Những công ty công nghệ nhỏ hơn tại đất nước tỉ dân và giới đầu tư đang nhân cơ hội vươn khỏi “móng vuốt” của các “gã khổng lồ” nhờ luật chống độc quyền được ban hành trước đó.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
Uber đang đầu tư 18 tỷ cổ đô la trên toàn cầu trong đó có cổ phần trị giá 5 tỷ đô la đến từ thương vụ đình đám với SPAC của Grab
Uber là một trong những bên chiến thắng từ thỏa thuận đình đám của Grab vừa qua với SPAC. Cụ thể, công ty là một trong những cổ đông lớn nhất của Grab và với trị giá 40 tỷ đô la của công ty gọi xe là Grab, Uber hiện đang nắm giữ số cổ phần trị giá hơn 5 tỷ đô la.
Vĩnh Phúc: Tổ chức hội chợ tạo môi trường lành mạnh để phát triển làng nghề truyền thống
DNHN - Vừa qua được sự nhất trí của sở ban nghành tỉnh Vĩnh Phúc Hội chợ giới thiệu sản phẩm làng nghề và trưng bày sinh vật cảnh tỉnh Vĩnh Phúc được diện ra từ ngày 10/4/2021 đến hết ngày 20/4/2021 tại Quảng trường Hồ Chí Minh, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với hàng trăm gian hàng đa dạng chủng loại mẫu mã.
Expo 2021 cơ hội cho doanh nghiệp phát triển
Vietnam Expo 2021 đã trở thành một trong những hoạt động xúc tiến thương mại có quy mô lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng đối với ngành Công Thương Việt Nam, đem đến những cơ hội thiết thực giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu, phát triển thị trường nội địa.
Thương mại thúc đẩy kinh tế Trung Quốc phục hồi
Sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc tiếp tục có dấu hiệu tích cực.
Công bố mở tuyến vận tải trực tiếp Việt Nam - Hàn Quốc
Hãng vận tải hàng hóa lớn thứ 5 thế giới Evergreen vừa công bố về việc sẽ mở tuyến vận tải trực tiếp Việt Nam - Hàn Quốc mang tên KCV vào 15/4.
Chuỗi cung ứng thủy sản Việt Nam, cơ hội và thách thức trong bối cảnh đại dịch covid-19
Dịch Covid-19 làm giảm nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên các thị trường, nhưng các nước nhập khẩu chính thủy sản Việt Nam như EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản chỉ giảm nhẹ nhập khẩu từ Việt Nam (giảm 3-6%), trong khi thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ vẫn tăng đáng kể.
Trao đổi kinh doanh Úc - Ấn Độ tăng cường quan hệ đối tác thương mại
Mối quan hệ giao thương và đầu tư giữa Úc và Ấn Độ được thúc đẩy mạnh mẽ thông qua chương trình Trao đổi kinh doanh Úc - Ấn Độ (AIBX)
Châu Á chiếm lĩnh thị trường sản xuất chip và tham vọng của Hoa Kỳ
Nhắc đến sản xuất chip, có hai công ty được đánh giá mạnh mẽ trên thị trường này là TSMC của Đài Loan và Samsung Electronics của Hàn Quốc chiếm tổng hơn 70% thị trường sản xuất chất bán dẫn. Hoa Kỳ từng được biết đến là quốc gia dẫn đầu một thời hiện đã bị bỏ lại trong cuộc đua sau sự kiện một loạt các thay đổi đối với các mô hình kinh doanh trong ngành công nghiệp chất bán dẫn và hiện lên kế hoạch củng cố sự kiểm soát của Washington giành lại ngôi vị dẫn đầu.
Tình trạng thiếu chip lan sang ngành công nghiệp thiết bị gia dụng của Trung Quốc
Theo tập đoàn khổng lồ Midea Group, sự thiếu hụt toàn cầu về chất bán dẫn, vốn đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất của các nhà sản xuất ô tô như Tesla hay nhà sản xuất máy chơi game PlayStation 5 của Sony, giờ đã lan sang lĩnh vực thiết bị gia dụng rộng lớn của Trung Quốc.
Tại sao SME nên đầu tư cho khoa học dữ liệu?
Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư mang lại rất nhiều lợi thế như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, tự động hóa các quy trình thông qua rô bốt, dữ liệu lớn và nhiều công nghệ khác và quan trọng nhất là đưa đến thay đổi toàn diện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Bài viết này nhằm mục đích chỉ ra những lợi ích mà khoa học dữ liệu mang lại khi trở thành một phần trong quy trình của các công ty, cụ thể là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.