Elon Musk không cần thiết phải nằm trong hội đồng quản trị mới có thể thay đổi Twitter

11:16 14/04/2022

Elon Musk có thể đã từ chối lời mời tham gia hội đồng quản trị của Twitter, nhưng điều đó không có nghĩa là anh ấy từ bỏ kế hoạch thay đổi công ty.

Ảnh minh họa

Elon Musk đã không đăng tải bài viết trên twitter hoặc bình luận về kế hoạch của mình kể từ khi từ chối ghế trong hội đồng quản trị.

Vào Chủ nhật (10/3), gần một tuần sau khi Musk tiết lộ rằng ông sẽ trở thành cổ đông lớn nhất của Twitter và công ty đã đề nghị ông một ghế trong hội đồng quản trị , Giám đốc điều hành Twitter Parag Agrawal cho biết CEO Tesla và SpaceX đã quyết định không đảm nhận vị trí này. Quyết định này ngay lập tức làm dấy lên câu hỏi về việc vị tỷ phú khét tiếng khó đoán sẽ làm gì tiếp theo.

Việc chấp nhận một ghế trong hội đồng quản trị sẽ đòi hỏi Musk phải hành động vì lợi ích tài chính tốt nhất của công ty và có thể sẽ yêu cầu ông đưa ra các đề xuất một cách riêng tư thay vì trên Twitter. Một phần trong thỏa thuận với Twitter để tham gia hội đồng quản trị là khoản đầu tư của Musk vào công ty - hiện chiếm 9,1% cổ phần - cũng sẽ được giới hạn ở mức 14,9%, có khả năng đặt ra một số giới hạn về khả năng ảnh hưởng của ông đối với công ty.

Trong một bài đăng trên twitter vào tối Chủ nhật thông báo về sự đảo ngược của Musk, Agrawal cho biết hội đồng quản trị của công ty đã "tin rằng có Elon Musk với tư cách là người được ủy thác của công ty, điều mà giống như tất cả các thành viên hội đồng quản trị, ông sẽ phải hành động vì lợi ích tốt nhất của công ty và tất cả các cổ đông của chúng tôi, con đường tốt nhất đang tiến về phía trước".

Vẫn chưa biết được Musk sẽ dự tính những gì. Anh ấy đã không đăng tải bài viết trên twitter hoặc bình luận về kế hoạch của mình kể từ khi từ chối ghế trong hội đồng quản trị. Một lựa chọn có thể là bán bớt cổ phần của anh ấy trong khi thu về khoản lợi nhuận khoảng 700 triệu đô la từ khoản đầu tư của mình. Nhưng đó là một con số tương đối với một người đàn ông nắm giữ tài sản hàng trăm tỷ đô la, và nhiều nhà phân tích cho rằng điều đó không giống như cách mà Musk sẽ làm. 

Nhà phân tích cổ phiếu cấp cao Angelo Zino của CFRA Research cho biết trong một báo cáo nghiên cứu hôm thứ Hai (11/4) rằng: “Anh ấy không chắc là chỉ bán cổ phần của mình và bỏ đi”.

Ngoài ra, quyết định không tham gia hội đồng quản trị của Musk sẽ mở ra cánh cửa để anh ấy có được những quyết định lớn của công ty và tác động đến được hành động chiến lược của nó, hoặc thậm chí là theo đuổi cả nỗ lực mua lại Twitter. 

Dưới đây sẽ là những gì có thể xảy ra tiếp theo:

Nỗ lực gây dựng cổ phần 

Mặc dù sẽ không tham gia hội đồng quản trị của Twitter, nhưng Musk vẫn sẽ có ảnh hưởng lớn đối với công ty với tư cách là cổ đông lớn nhất - và có khả năng gây ồn ào nhất. Anh ấy đã sử dụng vị trí đó để ủng hộ việc loại bỏ các hạn chế về lời nói khỏi nền tảng và kêu gọi Twitter làm cho thuật toán của nó trở thành mã nguồn mở, cũng như các đề xuất khác như loại bỏ chữ "w" khỏi tên công ty. Agrawal cũng đã thừa nhận tầm ảnh hưởng của Musk trong tuyên bố hôm Chủ nhật: "Elon là cổ đông lớn nhất của chúng tôi và chúng tôi sẽ tiếp tục công khai ý kiến ​​của anh ấy". 

Nhưng Musk có thể tiếp tục mua thêm cổ phiếu đều đặn để tăng tỷ lệ kiểm soát của mình tại công ty. Và nếu anh ấy làm vậy, những người theo dõi công ty sẽ biết về điều đó. "Bây giờ, Musk đã nộp đơn lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch với tư cách là một nhà đầu tư 'tích cực', anh ấy sẽ phải gửi các sửa đổi đối với việc tiết lộ thông tin của mình cho cơ quan bất cứ khi nào có thay đổi quan trọng (thường là tăng hoặc giảm 1%) trong cổ phần sở hữu của mình", theo Ken Henderson, một cộng sự tại công ty luật Bryan Cave Leighton và Paisner.

“Anh ta càng sở hữu nhiều cổ phần thì rõ ràng, bạn phải nghe lời anh ta. Nếu anh ấy đã tăng lên 12%, 15%, 20%, thì đó là điều khá đáng kể", Henderson nói. 

Chẳng hạn, với cổ phần lớn hơn trong công ty, Musk có thể dễ dàng hơn trong việc bổ nhiệm các thành viên hội đồng quản trị khác phù hợp với mục tiêu của mình, do đó cho phép anh ta tiếp tục nói một cách cởi mở về công ty trước công chúng. Musk cũng có thể tìm cách hợp tác với các nhà đầu tư theo định hướng hoạt động khác - Twitter đã từng là mục tiêu của các nhà hoạt động trước đây để sử dụng quyền lực cổ đông chung của họ để thúc đẩy những thay đổi đối với chiến lược của công ty, ban quản lý hoặc hội đồng quản trị.

"Anh ấy chắc chắn có vẻ sẽ đưa ra một số thay đổi trong cách vận hành của công ty. Có rất nhiều thứ anh ấy có thể làm nếu không mua toàn bộ công ty", Henderson nhận định.

Mua lại Twitter

Musk cho đến nay vẫn chưa tuân theo bất kỳ một cuốn sách dạy điển hình dành cho các nhà đầu tư hoạt động, vốn thường liên quan đến việc đưa ra một số chiến lược hoặc thông lệ cụ thể hạn chế tại một công ty và đưa ra kế hoạch khắc phục chúng để làm sao có thể làm giá cổ phiếu.

Michael Useem, giáo sư quản lý tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, cho biết: “Thuật ngữ nhà đầu tư chủ động (activist investor)' không phải là thuật ngữ phù hợp với những gì Elon Musk đang làm. Trong trường hợp này, đến với Twitter, cụm từ 'chủ sở hữu chủ động (activist owner)' có thể là cụm từ tốt hơn".

Useem cho biết, một chủ sở hữu chủ động có thể không chỉ tìm cách thách thức những người trong hội đồng quản trị hoặc một số chính sách nhất định tại một công ty, mà còn thách thức các nguyên tắc cơ bản để họ có thể sẵn sàng trở thành chủ sở hữu toàn cacsh toàn diện nếu công ty không không thông qua các đề xuất của họ.

Nếu quyết định mua lại Twitter hoàn toàn trở thành hiện thực, Musk có thể đưa ra một lời đề nghị đủ mạnh để hội đồng quản trị có thể có trách nhiệm hỗ trợ cho những đê xuất của ông, Useem nói. Ông cũng có thể tránh mặt hội đồng quản trị bằng cách thực hiện một động thái thù địch hơn được gọi là 'chào mua công khai - đây như hoạt động mà một chủ thể (có thể là tổ chức hoặc cá nhân) công khai việc chào mua một lượng chứng khoán của một công ty mục tiêu nhằm đạt một ngưỡng nhất định đủ để chi phối và kiểm soát hoạt động của công ty mục tiêu. Useem cho rằng điều này sẽ nhằm mục đích là giúp Musk mua lại cổ phần trực tiếp từ các cổ động, động thái nằm trong nỗ lực có được phần lớn cổ phần trong công ty và gây dựng mọi thứ từ đó. 

Mua Twitter sẽ không hề rẻ. Musk sẽ phải đưa ra mức giá cao hơn đối với giá cổ phiếu của Twitter, tăng khoảng 16% kể từ khi cổ phần sở hữu của ông được tiết lộ. Tuy nhiên, ngay cả khi ông đưa ra mức giá cao hơn nhiều so với mức vốn hóa thị trường hơn 36 tỷ USD của công ty, thì đó sẽ là một mức giá tương đối nhỏ đối với người đàn ông giàu nhất thế giới.

Thuyết phục các nhà đầu tư và ngân hàng khác hợp tác với anh ta trong một chiến dịch vận động hoặc mua lại có thể là một việc khó khăn đối với Musk, người đã có một vết hoen ố vì lời cam kết năm 2018 gây hiểu lầm của anh ta trên Twitter rằng đưa Tesla trở thành một công ty tư nhân, dẫn đến một vụ kiện và dàn xếp với Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch MỹAnh ta cũng công khai mối thù với các ngân hàng như JPMorgan, đơn vị đã kiện Musk về những dòng tweet năm 2018 đó với cáo buộc vi phạm hợp đồng. (Tesla đã nộp hồ sơ phản đối vào đầu năm nay). Tuy nhiên, người đàn ông giàu nhất thế giới cuối cùng có thể sẽ tìm được những người sẵn sàng làm việc với mình.

Đáp trả lại mọi kế hoạch của Musk

Cấu trúc cổ phiếu của Twitter khiến nó dễ bị tổn thương hơn khi có kẻ thù địch mua cổ phần kiểm soát hoặc cố gắng mua lại hoàn toàn.

Một số đồng nghiệp công nghệ của Twitter, bao gồm Meta - công ty mẹ của Facebook và Alphabet - công ty mẹ của Google, có nhiều loại cổ phiếu: một loại dành cho hầu hết các nhà đầu tư bình thường và một loại dành cho những người sáng lập có nhiều quyền biểu quyết hơn. Theo cách đó, chẳng hạn, người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg có thể kiểm soát phiếu bầu tại Meta ngay cả khi tất cả các cổ đông khác của công ty bỏ phiếu theo cách khác. Ngược lại, Twitter chỉ có một loại cổ phiếu mà tất cả đều có quyền biểu quyết ngang nhau. Nếu Musk mua lại phần lớn cổ phần, anh ấy sẽ có thể xác định hướng bỏ phiếu của cổ đông về các vấn đề quan trọng của công ty.

Tuy nhiên, nếu ban quản trị và đội ngũ quản lý của Twitter không muốn Musk thực hiện điều đó thì họ có một vài lựa chọn. Việc đầu tiên sẽ là thực hiện các vòng với các nhà đầu tư tổ chức lớn của Twitter để giải thích lý do tại sao việc bám sát chiến lược hiện tại của công ty sẽ là điều tốt nhất cho giá trị cổ đông về lâu dài, điều này nằm trong nỗ lực thuyết phục họ không ủng hộ các đề xuất khác về  những thay đổi của Musk.

Hội đồng quản trị cũng có thể áp dụng một chiến thuật chống tiếp quản công ty, về cơ bản sẽ là ngăn chặn việc dành quyền cho tất cả các cổ đông cá nhân được mua thêm cổ phiếu với mức chiết khấu cao, làm loãng cổ phần của các bên trong công ty. Một động thái như vậy có thể không nhất thiết ngăn Musk mua thêm cổ phần hoặc cố gắng tiếp quản, nhưng nó có thể khiến ông ấy chậm lại và khiến quá trình này trở nên tốn kém hơn.

Thông thường, hội đồng quản trị không ban hành điều khoản như vậy cho đến khi một bên mua được cổ phần lớn hơn 15%, mặc dù hội đồng quản trị của Twitter có thể chuẩn bị trước các điều khoản. Henderson chia sẻ: "Những điều này có thể được ví như một viên thuốc độc vì người mua sẽ phải nuốt hết viên thuốc nếu muốn tiến xa hơn về phía trước, và điều này sẽ khiến chi phí trở nên cao ngất ngưởng". 

Những khoản chi phí ngăn cản sự thống trị của Elon Musk có thể cao hơn đối với một người đàn ông trị giá hàng trăm tỷ đô la, người dường như yêu thích Twitter quá nhiều.

Bảo Bảo