Đức chiếm ngôi vị số 1 của Mỹ để trở thành quốc gia dẫn đầu trong bảng xếp hạng chỉ số quyền lực mềm toàn cầu
- Cơ hội giao thương
- 15:22 26/02/2021
DNHN - Trong một năm đầy sóng gió, Đức đã chiếm đoạt ngôi vị số 1 của Hoa Kỳ để trở thành quốc gia có quyền lực mềm hàng đầu thế giới, với thang điểm là 62,2 trên 100.
Với thang điểm là 62,2 trên 100, Đức dẫn đầu danh sách trong bảng xếp hạng chỉ số quyền lực mềm toàn cầu, theo sau đó là Nhật Bản xếp thứ hai với thang điểm 60,6. Chỉ số đánh giá quyền lực mềm toàn cầu do Brand Finance, công ty tư vấn có trụ sở tại Anh lập nên.

David Haigh, Giám đốc điều hành của Brand Finance, nhận xét: “Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chỉ huy nước Đức kể từ năm 2005, và bất chấp những ý kiến trái chiều về khả năng lãnh đạo của bà ở quê nhà, bà được công chúng toàn cầu ca ngợi là nhà lãnh đạo đáng kính trọng nhất trên thế giới. Nhiệm kỳ dài của bà ở vị trí lãnh đạo quốc gia đã mang lại sự hiện diện mạnh mẽ và ổn định trong bối cảnh các thế giới ngày một thay đổi khó đoán và thất thường.
Cách ứng phó của bà Merkel đối với đại dịch COVID-19 là biểu trưng cho sự tín nhiệm nổi tiếng của bà, bằng chứng trong việc Đức được những nhà chuyên môn đánh giá là quốc gia xử lý đại dịch tốt đáng kể so với số ca nhiễm khổng lồ ghi nhận tại các nước châu Âu

Sự tụt hạng của Mỹ?
Một năm hỗn loạn đã được phản ánh rõ ràng qua việc Mỹ tụt dốc mạnh trong Chỉ số Quyền lực mềm Toàn cầu năm, khiến nước này trở thành quốc gia tụt dốc nhanh nhất trên toàn cầu. Giữa một chiến dịch bầu cử hỗn loạn và cách xử lý dịch phức tạp, quốc gia này đã đánh mất vị trí siêu cường quyền lực mềm của thế giới, rơi xuống vị trí thứ 6 với tổng điểm Chỉ số là 55,9 trên 100.
David Haigh, Giám đốc điều hành của Brand Finance, nhận xét: “Tốc độ lan rộng của vi rút trên khắp nước Mỹ đã khiến vị thế hình mẫu lâu nay của Mỹ trên quốc tế suy giảm".
Ấn Độ tụt hạng với phản ứng COVID-19
Ấn Độ đã giảm 9 bậc trong Chỉ số Quyền lực mềm Toàn cầu năm nay. Cách ứng phó chưa tốt của quốc gia về việc xử lý COVID-19 có thể là nguyên nhân chính của sự tụt hạng này. Quốc gia này đứng thứ 104 trong tổng số 105 quốc gia xử lý hiệu quả đại dịch COVID-19, trong khi đó là New Zealand tuyên bố vị trí đầu tiên và Hoa Kỳ đứng cuối cùng.
Mặc dù vậy, có những tín liệu lạc quan đối với Ấn Độ. Quốc gia này đứng thứ ba ở chỉ số Tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, cho thấy niềm tin của mọi người vào vị thế Ấn Độ như một trung tâm về nhân tài và tăng trưởng kinh tế.
New Zealand - Câu chuyện thành công toàn cầu
New Zealand là quốc gia cải thiện nhanh nhất trong Chỉ số lần này, xếp thứ 16 trong bảng xếp hạng với tổng điểm Chỉ số Quyền lực mềm Toàn cầu là 49,3 - tăng sáu bậc so với năm 2020. Quốc gia này dẫn đầu toàn cầu về ứng phó với dịch COVID-19, được cả thế giới ca ngợi. Hành động nhanh chóng và dứt khoát trong việc đóng cửa biên giới và thực thi kiểm dịch bắt buộc khiến quốc gia này không bị nhiễm COVID-19 trong nhiều tháng, trong khi các quốc gia khác có tỷ lệ trường hợp mắc hàng ngày lên tới hàng nghìn người.

Chính phủ đã rất thành công trong việc ngăn chặn đại dịch. Nhận thức về New Zealand chắc chắn đã để lại nhiều bài học cho các quốc gia khác như Anh và Mỹ.
Ông David Haigh nhận xét:“Sự lãnh đạo của Thủ tướng Jacinda Arden đã được nhiều người đánh giá là tự tin và quyết đoán, được ca ngợi là chìa khóa thành công của quốc gia trong việc chống lại đại dịch - điều này được phản ánh rõ ràng từ việc bà nằm trong top 10 các nhà lãnh đạo được kính trọng trên thế giới. Đây cũng là yếu tố giúp New Zealand được ghi nhận nhiều hơn trong Chỉ số Quyền lực mềm Toàn cầu năm 2021. ”
Bảo Trinh (Theo Brand Finance)
Tin liên quan
Đọc thêm Cơ hội giao thương
10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trước và sau đại dịch
Đại dịch Covid-19 đã làm xáo trộn xếp hạng những nền kinh tế lớn nhất thế giới sau khi đẩy nhiều quốc gia vào cuộc suy thoái lịch sử.
Kinh tế người nổi tiếng – KOLs
Chắc hẳn thuật ngữ “người nổi tiếng”, “người có sức ảnh hưởng” hay “KOLs” đã không còn xa lạ. Họ là những nhân vật có tiếng nói trên mạng xã hội và thời đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay tạo điều kiện cho kinh tế KOLs thỏa sức vẫy vùng. Người nổi tiếng có “ma lực” gì mà có thể tiêu thụ hàng hóa nhanh đến vậy? Bài viết này phân tích đặc điểm của hệ thống kinh tế KOL nổi tiếng trên Internet.
Xu hướng hợp đồng điện tử đang được chú ý tại Trung Quốc
Xét về mặt thời điểm, năm 2020 cùng với sự tiến bộ của chính sách và sự bùng nổ của nhu cầu chuyển đổi số từ phía doanh nghiệp, lĩnh vực hóa đơn điện tử và hợp đồng điện tử đã phát triển nhanh chóng và việc ký kết hợp đồng dưới hình thức mới đã bắt đầu được áp dụng trên quy mô lớn. Kỷ nguyên đầu tiên hóa đơn điện tử thương mại ở Trung Quốc được mở ra. Tính đến hết năm 2020, số lượng hóa đơn điện tử đã vượt qua hóa đơn giấy rơi vào khoảng 25 tỷ bản.
Một siêu chu kỳ hàng hóa mới?
Trong khi hầu hết các nhà đầu tư để mắt tới sàn Nasdaq hay Bitcoin nhưng trên thực thế nhóm ngành có sự bứt phá nhất kể từ đầu năm nay (bao gồm cả tiền tệ) là hàng hóa. Giá cả dầu thô Brent đã trở lại ngưỡng trên 60 đô la, giá đồng đạt mức cao nhất trong tám năm và paladi quay trở về đỉnh cao như 6 năm trước đây.
Bong bóng du lịch giữa Úc - New Zealand đã chính thức đi vào hoạt động
Hàng trăm hành khách Úc hôm nay (19/4) đã được chào đón tại Sân bay Auckland với những biển báo chào mừng và nhạc sống sôi động, đánh dấu lần đầu tiên New Zealand mở cửa lại du lịch kể khi khi bùng nổ đại dịch Covid-19.
Điện toán đám mây phi tập trung đã giúp Trung Quốc trở nên nổi bật như thế nào?
Công nghệ điện toán đám mây đang phát triển rầm rộ, nhưng những “điện toán đám mây” này được mặc định là “tập trung” tức là điện toán cụm từ xa tập trung và thống nhất. Tuy nhiên, sự xuất hiện của điện toán đám mây "phi tập trung" đã và đang nhanh chóng đổ bộ thị trường công nghệ toàn cầu.
Quý I/2021, thương mại 2 chiều Việt Nam - Châu Á đạt 99,72 tỷ USD
Thị trường mà Việt Nam có giao dịch thương mại lớn tại khu vực Châu Á như Trung Quốc với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, đạt 36,9 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 12,56 tỷ USD, nhập khẩu 24,34 tỷ USD.
Trung Quốc hoàn tất tiến trình thông qua RCEP
Ngày 16/4, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo đã hoàn tất tiến trình thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sau khi nước này trình văn kiện thông qua tới Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Uber đang đầu tư 18 tỷ cổ đô la trên toàn cầu trong đó có cổ phần trị giá 5 tỷ đô la đến từ thương vụ đình đám với SPAC của Grab
Uber là một trong những bên chiến thắng từ thỏa thuận đình đám của Grab vừa qua với SPAC. Cụ thể, công ty là một trong những cổ đông lớn nhất của Grab và với trị giá 40 tỷ đô la của công ty gọi xe là Grab, Uber hiện đang nắm giữ số cổ phần trị giá hơn 5 tỷ đô la.
Vĩnh Phúc: Tổ chức hội chợ tạo môi trường lành mạnh để phát triển làng nghề truyền thống
DNHN - Vừa qua được sự nhất trí của sở ban nghành tỉnh Vĩnh Phúc Hội chợ giới thiệu sản phẩm làng nghề và trưng bày sinh vật cảnh tỉnh Vĩnh Phúc được diện ra từ ngày 10/4/2021 đến hết ngày 20/4/2021 tại Quảng trường Hồ Chí Minh, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với hàng trăm gian hàng đa dạng chủng loại mẫu mã.