Thứ năm 10/07/2025 00:49
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Du lịch châu Á –Thái Bình Dương sẽ phục hồi 50% mức trước đại dịch trong năm nay

24/03/2023 22:05
Theo ước tính của Oxford Economics, lượng khách du lịch trên toàn khu vực trong năm nay sẽ bằng 50% mức năm 2019, và sự phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch sẽ lùi

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Theo đánh giá của Oxford Economics cho biết khách du lịch dự kiến sẽ trở lại nhiều hơn trên khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong năm nay, mặc dù lạm phát vẫn còn cao và các rào cản cơ cấu có thể sẽ khiến ngành công nghiệp quan trọng này vẫn còn cách xa mức trước đại dịch COVID-19.

Ông James Lambert, giám đốc tư vấn kinh tế của Oxford Economics châu Á, đánh giá thế giới nói chung đang ghi nhận sự phục hồi đáng kể từ đáy sâu đại dịch COVID-19 nhưng tại châu Á – Thái Bình Dương, sự phục hồi diễn ra chậm hơn. Nguyên nhân theo ông một phần vì lạm phát vẫn đang gia tăng trên toàn thế giới khiến nhiều người phải cân nhắc về số tiền sẵn sàng bỏ ra cho du lịch. Bên cạnh đó, các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương vẫn còn sự phụ thuộc quá lớn vào khách du lịch Trung Quốc, trong khi quốc gia đông dân nhất thế giới vẫn tồn đọng thủ tục cấp thị thực và năng lực chuyến bay còn hạn chế.

Điều này cho thấy tín hiệu lạc quan đang tăng cao khi các trang như Booking.com có một khởi đầu mạnh mẽ cho năm 2023, trong đó tháng 1-2023 có lượng đặt chỗ du lịch mạnh mẽ nhất kể từ giữa năm ngoái. Theo dữ liệu khảo sát của Booking.com, có đến 64% ý kiến cho biết họ dự định du lịch dài trong năm nay thay vì đi vài chuyến ngắn. Những ý kiến khác muốn du lịch để đoàn tụ gia đình, trải nghiệm văn hóa, ngôn ngữ, thư giãn...

Oxford Economics dự đoán lượng khách du lịch trên toàn khu vực trong năm nay sẽ đạt khoảng một nửa so với mức năm 2019. Tuy nhiên phải đến năm 2025 hoặc 2026 du lịch mới có thể phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch. "Trên toàn cầu, chúng ta đang ghi nhận sự phục hồi rất đáng kể sau đại dịch COVID-19 nhưng ở châu Á - Thái Bình Dương vẫn tụt ở phía sau", ông James Lambert, giám đốc tư vấn kinh tế của Oxford Economics Asia, nhận định. Theo ông Lambert, lạm phát toàn cầu đang khiến mọi người dè sẻn trong chi tiêu. Ngoài ra, các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương cũng phụ thuộc rất lớn vào khách du lịch Trung Quốc vốn vẫn chưa hồi phục.

Trong khi đó, các vấn đề về phía cung cấp dịch vụ như số chuyến bay thấp, nhân lực khách sạn và sân bay giảm cũng phần nào tác động đến ngành du lịch trong năm 2023. Du lịch đóng góp khoảng 10% GDP toàn cầu nhưng con số này lớn gấp đôi tại một số nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Thái Lan. Du khách Trung Quốc chiếm đến 1/4 lượng du khách tại khu vực này trước đại dịch.

Theo ông Rajit Sukumaran, giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á và Hàn Quốc của công ty IHG Hotels & Resorts, dù việc Trung Quốc mở cửa trở lại vào cuối năm ngoái vẫn chưa tạo làn sóng du khách đến trong khu vực nhưng một số nơi như Bali và Việt Nam sẽ sớm đón lượng khách lớn hơn. Ông Sukumaran cho rằng năm nay là thời điểm tốt để các công ty khách sạn tập trung phát triển nhân lực nhằm đáp ứng xu hướng du lịch đang thay đổi.

Dữ liệu khảo sát gần đây của Booking.com cũng chỉ ra rằng khách du lịch muốn những điều khác biệt trong chuyến đi của họ so với trước thời đại dịch COVID-19. Theo Laura Houldsworth, giám đốc điều hành khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Booking.com, điều đó phần nào nói lên sở thích của khách du lịch về trải nghiệm cá nhân hóa hơn và khám phá những địa điểm mới mà họ chưa từng tham quan.

Ngọc Phi (TH)

TAGS:

Tin bài khác
Các quỹ ETF vàng hút dòng vốn kỷ lục trong nửa đầu năm 2025

Các quỹ ETF vàng hút dòng vốn kỷ lục trong nửa đầu năm 2025

Giữa bối cảnh bất ổn do chiến tranh thương mại toàn cầu, các quỹ ETF vàng đã thu hút dòng vốn lớn kỷ lục kể từ năm 2020, theo dữ liệu mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới.
Giá đồng tại Mỹ tăng kỷ lục sau quyết định áp thuế của ông Trump

Giá đồng tại Mỹ tăng kỷ lục sau quyết định áp thuế của ông Trump

Tuyên bố áp thuế 50% đối với đồng nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump đã khiến giá đồng tại Mỹ tăng kỷ lục lên mức cao nhất lịch sử, báo hiệu căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang.
Thép cuộn chống ăn mòn Việt Nam “thoát” thuế tự vệ tại Nam Phi

Thép cuộn chống ăn mòn Việt Nam “thoát” thuế tự vệ tại Nam Phi

Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng, việc thép cuộn chống ăn mòn của Việt Nam được loại trừ khỏi biện pháp tự vệ tạm thời của Nam Phi là một điểm sáng cho ngành xuất khẩu và bài học về năng lực điều phối chính sách ngoại giao kinh tế.
Trung Quốc tiếp tục gom vàng tháng thứ tám liên tiếp tại “giá đỉnh”

Trung Quốc tiếp tục gom vàng tháng thứ tám liên tiếp tại “giá đỉnh”

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã gia tăng dự trữ vàng trong tháng 6/2025, nối dài chuỗi mua ròng sang tháng thứ tám, giữa lúc giá vàng giao dịch gần mức đỉnh lịch sử.
Cá ngừ Việt Nam khai phá thị trường Litva: Tín hiệu tích cực từ cửa ngõ Trung – Đông Âu

Cá ngừ Việt Nam khai phá thị trường Litva: Tín hiệu tích cực từ cửa ngõ Trung – Đông Âu

Ngành thủy sản Việt Nam đang tìm kiếm thị trường ngách và Litva – quốc gia nhỏ ở Trung và Đông Âu đang thành điểm đến đầy triển vọng đối với cá ngừ Việt Nam.
Hồng Kông vươn lên dẫn đầu thị trường IPO toàn cầu năm 2025

Hồng Kông vươn lên dẫn đầu thị trường IPO toàn cầu năm 2025

Thị trường IPO Hồng Kông bùng nổ với hơn 14 tỷ USD huy động trong nửa đầu năm 2025, dẫn đầu toàn cầu nhờ chính sách hỗ trợ và dòng vốn nội địa từ Trung Quốc.
Chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới, cổ phiếu công nghệ dẫn sóng

Chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới, cổ phiếu công nghệ dẫn sóng

Kết phiên giao dịch ngày 3/7/2025, thị trường chứng khoán Mỹ thăng hoa sau báo cáo việc làm tích cực, cổ phiếu Nvidia tăng mạnh giúp vốn hóa tiến sát ngôi vị cao nhất thế giới.
6 tháng đầu năm: Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 33,84 tỷ USD

6 tháng đầu năm: Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 33,84 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 6 năm 2025 ước đạt 5,93 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt 33,84 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2024.
Vì sao chứng khoán Mỹ lập đỉnh giữa những bất ổn toàn cầu?

Vì sao chứng khoán Mỹ lập đỉnh giữa những bất ổn toàn cầu?

Bất chấp loạt rủi ro như chiến tranh thương mại, xung đột Trung Đông và cạnh tranh AI, thị trường chứng khoán Mỹ đang chạm đỉnh lịch sử nhờ dòng tiền dồi dào và kỳ vọng cắt giảm lãi suất.
Xuất nhập khẩu qua Lào Cai giảm 30%: “Bài học tỷ đô” từ quả sầu riêng

Xuất nhập khẩu qua Lào Cai giảm 30%: “Bài học tỷ đô” từ quả sầu riêng

Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu tỉnh Lào Cai 6 tháng đầu năm 2025 giảm mạnh tới 30% so với cùng kỳ, hé lộ những rủi ro về kiểm soát chất lượng nông sản, nhưng đồng thời cũng cho thấy nỗ lực chuyển hướng xuất khẩu và quản trị cửa khẩu ngày càng chuyên nghiệp.
Vì sao thị trường toàn cầu “bình thản” trước diễn biến tại Trung Đông?

Vì sao thị trường toàn cầu “bình thản” trước diễn biến tại Trung Đông?

Dù căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt và ông Trump thông báo ngừng bắn, thị trường toàn cầu vẫn phản ứng thận trọng, cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã “nhờn” với biến động địa chính trị.
Thị trường chứng khoán tiếp tục lao đao vì khủng hoảng Trung Đông

Thị trường chứng khoán tiếp tục lao đao vì khủng hoảng Trung Đông

Thị trường chứng khoán châu Á và Mỹ đồng loạt giảm điểm khi lo ngại về nguy cơ Mỹ tham chiến tại Trung Đông gia tăng, trong lúc Fed cảnh báo lạm phát sẽ kéo dài hơn dự kiến.
Thị trường toàn cầu căng thẳng chờ tin từ Fed và Trung Đông

Thị trường toàn cầu căng thẳng chờ tin từ Fed và Trung Đông

Chiến sự Trung Đông leo thang và áp lực từ dữ liệu kinh tế Mỹ khiến giới đầu tư lo ngại, dòng vốn có xu hướng chảy về các tài sản trú ẩn, trong khi Fed chuẩn bị công bố triển vọng kinh tế Mỹ.
Chứng khoán toàn cầu chao đảo sau khi ông Trump kêu gọi sơ tán Tehran

Chứng khoán toàn cầu chao đảo sau khi ông Trump kêu gọi sơ tán Tehran

Thị trường chứng khoán toàn cầu mở đầu phiên giao dịch ngày thứ Ba (17/6) trong trạng thái căng thẳng, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ kêu gọi sơ tán khẩn cấp khỏi thủ đô Tehran của Iran.
Thách thức cho tham vọng trở thành “đầu tàu hàng không toàn cầu” của Ấn Độ

Thách thức cho tham vọng trở thành “đầu tàu hàng không toàn cầu” của Ấn Độ

Dù Ấn Độ được dự báo vào top 3 thị trường hàng không hành khách và hàng hóa lớn nhất thế giới vào năm 2030, sự cố này là lời cảnh báo rõ ràng: tăng trưởng phải đi cùng năng lực quản trị, an toàn và niềm tin toàn cầu.