
Dự báo về dịch Covid-19 và bức tranh kinh tế toàn cầu trong năm 2021
Trái với kỳ vọng về năm 2021 tươi sáng hơn, dự báo của các định chế tài chính ngay trong tuần đầu tiên của năm nay cho thấy bức tranh kinh tế toàn cầu vẫn ảm đạm.
Trong dự báo đầu tiên của năm mới 2021, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ thấp dự báo về mức tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trong năm nay. WB nhận định, sau khi suy giảm 4,3% trong năm 2020, nền kinh tế thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng 4% trong năm 2021, thấp hơn so với mức dự báo trước đó. WB cũng cảnh báo rằng "tình hình có thể trở nên nghiêm trọng hơn" nếu đại dịch tiếp tục diễn biến phức tạp hoặc các chiến dịch "phủ sóng" vắc-xin ngừa Covid-19 bị đình trệ. Báo cáo của WB nhận định triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn "cực kỳ bất ổn" và tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có thể giảm xuống mức 1,6% nếu những nguy cơ nói trên trở thành hiện thực. Một thách thức lớn nữa là dịch bệnh sẽ khiến nguy cơ gia tăng nợ công tại các nước đang phát triển trở nên trầm trọng hơn.
Trong báo cáo "Triển vọng kinh tế thế giới" vừa công bố, WB cũng đánh giá bi quan hơn về triển vọng của kinh tế Ấn Ðộ và khu vực Mỹ la-tinh. WB dự báo kinh tế Ấn Ðộ sẽ giảm tới 9,6% trong tài khóa 2020 - 2021 và phục hồi lên mức 5,4% trong tài khóa tiếp theo. Các chuyên gia của WB cho rằng, sự suy giảm kinh tế của Ấn Ðộ là do chi tiêu hộ gia đình và đầu tư tư nhân giảm mạnh trong bối cảnh đại dịch tác động nghiêm trọng đến khu vực phi chính thức vốn chiếm đến 80% tổng số việc làm. Ðối với khu vực Mỹ la-tinh, WB cảnh báo khả năng phục hồi sẽ yếu và thậm chí sẽ không đạt mức tăng trưởng 2% trong năm nay nếu xảy ra kịch bản tiêu cực.
Dự đoán về dịch Covid-19 trong năm 2021, Tiến sĩ Jill Foster, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Đại học Minnesota nói: "Cho tới khi chúng ta có nhiều vaccine hơn hoặc có một vài thay đổi lớn trong việc giảm các hành vi có nguy cơ khiến dịch bệnh lây lan, tôi cho rằng số ca mắc sẽ tiếp tục gia tăng.
Sự thay đổi chỉ diễn ra nếu có điều gì đó làm gián đoạn vòng tròn lây nhiễm khi mà người A mắc bệnh, lây lan cho một vài người khác rồi những người này lại lây nhiễm cho những người khác nữa và cứ thế tiếp diễn. Hiện nay, tất cả những gì chúng ta có thể làm là người A cần phải ở nhà nhiều nhất có thể, đeo khẩu trang và hy vọng những người xung quanh người này cũng vậy.
Nếu có vaccine, chúng ta có thể loại trừ người A khỏi vòng tròn lây nhiễm và toàn bộ quá trình trên sẽ chấm dứt. Dần dần, mọi người sẽ được miễn dịch và được bảo vệ hiệu quả hơn, thậm chí cả khi người A không đeo khẩu trang và mắc bệnh".
Tôi không biết chúng ta sẽ chứng kiến thêm bao nhiêu ca mắc bởi có quá nhiều nhân tố tác động nhưng hiện nay, chúng ta đang chứng kiến khoảng 1,4 triệu ca mắc mới mỗi tuần ở Mỹ. Biến chủng mới của SARS-Cov-2 được ghi nhận ở Anh hiện đã xuất hiện tại Mỹ và có khả năng lây nhiễm cao hơn, do đó, số ca mắc thậm chí sẽ còn tăng nhanh hơn".
Giáo sư nghiên cứu về dị ứng và bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Đại học Washington, Wes Van Voorhis thì cho rằng: "Chúng ta sẽ chứng kiến số ca mắc gia tăng. Theo tôi, những sự kiện lớn như Giáng sinh và năm mới, cũng như ảnh hưởng của các biến chủng với khả năng lây nhiễm cao hơn ở Anh và Nam Phi cũng góp phần vào xu hướng này. Hoạt động đi lại trong kỳ nghỉ có lẽ đã khiến số ca mắc tăng chóng mặt.
Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) của Đại học Washington ước tính hiện có khoảng 621.000 ca mắc mỗi ngày ở Mỹ, đó là tính cả những người chưa được xét nghiệm và chưa được ghi nhận trong dữ liệu chính thức. IHME dự đoán viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra nếu các lệnh hạn chế chấm dứt, theo đó, số ca mắc mỗi ngày ở Mỹ có thể lên tới 1 triệu trường hợp, đạt đỉnh vào giữa tháng 2/2021. Viễn cảnh này sẽ xảy ra thậm chí còn chưa tính tới việc đi lại vào kỳ nghỉ và sự xuất hiện của các biến chủng mới".
Theo chuyên gia Daniel J. Van Durme, người đứng đầu Văn phòng Y tế của Chương trình COVID Đại học bang Florida: "Số ca mắc gần như chắc chắn sẽ gia tăng. Một sự thật đáng buồn nhưng không mấy ngạc nhiên là số ca mắc bệnh sẽ tăng từ 10 - 20% trong một vài tuần nữa".
Giáo sư về quản lý và chính sách sức khỏe cộng đồng tại Đại học Arizona Joe K. Gerald cũng đồng quan điểm khi nhận định: "Theo tôi, số ca mắc sẽ tiếp tục gia tăng trong những tuần tới. Ở hầu hết các bang, dữ liệu cho thấy sự lây lan của virus đang lan rộng. Những con số ước tính trên toàn quốc chỉ mang tính thực tế một phần bởi mỗi bang đều phải đang tự chiến đấu trong cuộc chiến chống Covid-19 của mình. Tôi không chắc có bao nhiêu ca mắc mới vào thời kỳ đỉnh dịch nhưng chúng ta vẫn chưa đến gần miễn dịch cộng đồng nên sự gia tăng đáng kể số ca mắc là có thể xảy ra".
Những dự báo và cảnh báo của các định chế tài chính và các chuyên gia về dịch Covid-19 nêu trên ngay trong những ngày đầu năm mới là thông điệp cho thấy kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt khó khăn. Ngay từ bây giờ, các quốc gia trên cần tích cực phối hợp đối phó thách thức từ đại dịch Covid-19, thúc đẩy phục hồi kinh tế và tránh lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế mới.
Bảo Bảo
Cùng chuyên mục


Cụm cảng Cái Mép-Thị Vải đón siêu tàu container lớn nhất thế giới

Việt Nam - Australia: Hợp tác thực thi hiệu quả các hiệp định FTA, thương mại song phương tăng trưởng ấn tượng

Hải Phòng: Tăng cường hoạt động thúc đẩy hợp tác đầu tư với Singapore

Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình

Tổng công ty Du lịch Sài Gòn ký kết hợp tác phát triển du lịch với tỉnh Bình Định
-
LS. Đặng Phương Chi: Để giấy phép môi trường không mang tính hình thức
-
Chuyên gia nói về GDP quý I tăng 3,32%, gần thấp nhất trong 13 năm
-
Sau đại dịch COVID-19: Doanh nghiệp khá lúng túng với yêu cầu mới của thị trường
-
Thay đổi chế độ visa cho khách du lịch: Điểm mở đầu tiên sẽ kéo theo nhiều điểm mở khác
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh