Chủ nhật 15/06/2025 09:38
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Độc quyền magiê tại Trung Quốc đã phá hủy nguồn cung toàn cầu như thế nào?

28/10/2021 17:05
Cuộc khủng hoảng điện năng của Trung Quốc khiến giá magiê tăng vọt, làm tắc nghẽn chuỗi cung ứng và khiến châu Âu tuyệt vọng.
Trung Quốc độc quyền magiê khiến ngành ô tô nước ngoài điêu đứng
Trung Quốc độc quyền magiê khiến ngành ô tô nước ngoài điêu đứng. (Ảnh: Xinhua)

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu phụ thuộc vào magiê nhưng hiện tại, Trung Quốc gần như độc quyền hoàn toàn trong ngành này, chiếm 87% nguồn cung sản xuất của thế giới. Sản xuất magiê tiêu tốn nhiều điện năng và thải carbon gấp 5 lần so với sản xuất thép. Sau nhiều năm giá cả ổn định, chi phí magiê đã tăng vọt trong khi sự thiếu hụt kim loại này đang khiến người dùng hạ nguồn "nghẹt thở". Theo đánh giá Hiệp hội Công nghiệp Kim loại Màu Trung Quốc (CNMA) cho thấy, giá magiê tăng đột biến trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 9, thậm chí tăng gấp đôi lên mức trung bình hàng tháng là gần 42.000 nhân dân tệ (6.600 đô la) / tấn và đạt mức cao nhất là 70.000 nhân dân tệ (11.000 đô la Mỹ)/ tấn. Giá magiê dao động trong khoảng 14.000 đến 20.000 nhân dân tệ một tấn trong thập kỷ qua.

Sự thiếu hụt nguồn cung và giá tăng cao là mối quan tâm đặc biệt đối với các nhà sản xuất ô tô. Tuần trước, Hiệp hội công nghiệp kim loại màu của Đức WVM đã viết thư gửi chính phủ Đức, cảnh báo về tác động của tình trạng thiếu hụt đối với toàn bộ châu Âu do Trung Quốc nhiều lần mất điện. Theo Reuters, dự kiến, lượng magiê tồn kho hiện tại ở Đức và toàn châu Âu sẽ cạn kiệt vào cuối tháng 11 năm 2021. Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu (EAMA) cũng đã đệ trình một bức thư ngỏ lên Ủy ban EU vào tuần trước nêu rõ “tác động thảm khốc” của tình trạng thiếu hụt sản xuất, đóng cửa kinh doanh và mất việc làm nếu châu Âu hết magiê vào cuối tháng 11.

"Các ngành công nghiệp của chúng tôi cùng kêu gọi Ủy ban EU và chính phủ các quốc gia khẩn trương có các hành động ngay lập tức với các đối tác Trung Quốc để giảm thiểu vấn đề thiếu hụt nghiêm trọng trong ngắn hạn, cũng như các tác động cung cấp dài hạn đối với các ngành công nghiệp châu Âu”, bức thư nêu rõ. Đáp lại, chính quyền địa phương tại Trung Quốc đã ra lệnh cho các nhà máy luyện magiê lớn nhất nước ở Yulin, tỉnh Thiểm Tây điều chỉnh tình trạng cắt giảm điện năng. Sản lượng magiê tại khoảng 50 lò luyện của Yulin ở quận Fugu, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng của Trung Quốc, đã giảm một nửa so với giữa tháng 9 và 15 trong số các lò luyện này có khả năng ngừng sản xuất hoàn toàn cho đến tháng 3.

Mok Yuen Cheng, nhà phân tích hàng hóa của S&P Global Platts chỉ ra lĩnh vực ô tô và nhôm có thể chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nếu thiếu magiê: "Hiện tại, với nguồn cung magiê thắt chặt, các nhà sản xuất ô tô đang phải đối mặt với chi phí sản xuất cao hơn và sản lượng tiềm năng hạn chế hơn nữa". Trong tháng 9, đăng ký ô tô mới của châu Âu giảm 23%, sản lượng ô tô của Trung Quốc giảm 17,9% và Toyota Motor cắt giảm tổng sản lượng 40%. Được biết, một chiếc ô tô cần tới khoảng 15 kilogam magiê. Việc gia tăng áp lực nhằm hạn chế lượng khí thải carbon, cùng với chi phí sản xuất điện cao do nhiệt điện than đắt đỏ, đã góp phần gây ra thảm họa điện của Trung Quốc. Theo nghiên cứu của Đại học Giao thông Thượng Hải, sản xuất magiê đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng điện năng vì ngoài việc tiêu tốn nhiều điện. Đối với những nhà sản xuất ô tô bên ngoài Trung Quốc cũng đang phải đối phó với giá xuất khẩu tăng vọt.

TL

Tin bài khác
Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Nghệ An và Đà Nẵng

Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Nghệ An và Đà Nẵng

Hội nghị kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Nghệ An và Đà Nẵng đã thu hút hơn 80 doanh nghiệp và các nhà phân phối tham dự.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam – Thụy Điển cần cùng nhau “biến không thành có, biến khó thành dễ”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam – Thụy Điển cần cùng nhau “biến không thành có, biến khó thành dễ”

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Bộ trưởng Thụy Điển đồng chủ trì Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Thụy Điển, nhấn mạnh tiềm năng hợp tác trong chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.
Gạo Việt xanh phát thải thấp: Nhiều cơ hội tiến vào thị trường quốc tế

Gạo Việt xanh phát thải thấp: Nhiều cơ hội tiến vào thị trường quốc tế

Dự kiến vào tháng 10 tới, Việt Nam có thêm lô gạo phát thải thấp xuất khẩu sang Australia. Đây là những dấu hiệu tích cực không chỉ hoàn thành mục tiêu Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao mà còn giúp gạo phát thải thấp của Việt Nam mở rộng hiện diện trên bản đồ xuất khẩu.
Khai mạc Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về phương tiện giao thông, vận tải

Khai mạc Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về phương tiện giao thông, vận tải

Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về Phương tiện giao thông, vận tải và công nghiệp hỗ trợ - Vietnam AutoExpo 2025 chính thức khai mạc vào sáng 12/6 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE, Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Niên vụ 2025, quả vải thiều rộng đường xuất khẩu

Niên vụ 2025, quả vải thiều rộng đường xuất khẩu

Sau một năm mất mùa thì niên vụ 2025 quả vải thiều của cả Bắc Giang và Hải Dương dự kiến bội thu và đang được đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vào những thị trường cao cấp.
Du lịch và thương mại điện tử là động lực tăng trưởng đột phá

Du lịch và thương mại điện tử là động lực tăng trưởng đột phá

Du lịch phục hồi mạnh với 9,2 triệu lượt khách quốc tế, thương mại điện tử vượt 25 tỷ USD, trở thành trụ cột kép hỗ trợ GDP và là động lực tăng trưởng đột phá.
Triển lãm quốc tế HanoiPlas 2025: Giải pháp tiên tiến về nhựa, cao su

Triển lãm quốc tế HanoiPlas 2025: Giải pháp tiên tiến về nhựa, cao su

Triển lãm quốc tế lần thứ 13 về máy móc công nghiệp ngành nhựa và cao su ở Hà Nội 2025 (Hanoi Plas 2025) diễn ra từ ngày 4 đến 7/6 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm I.C.E Hà Nội. Sự kiện có sự tham dự của hơn 200 nhà triển lãm đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ, với diện tích trên 9.000 mét vuông.
Xuất khẩu gạo: Doanh nghiệp hướng tới chọn thị trường khó tính để đi đường dài

Xuất khẩu gạo: Doanh nghiệp hướng tới chọn thị trường khó tính để đi đường dài

Không chạy theo số lượng, nhiều doanh nghiệp gạo Việt đang hướng đến các thị trường cao cấp như EU, Nhật Bản, Mỹ... để xây dựng thương hiệu, nâng giá trị hạt gạo và phát triển bền vững.
Nông sản Việt - Mỹ bắt tay xây chuỗi cung ứng hài hòa, ổn định

Nông sản Việt - Mỹ bắt tay xây chuỗi cung ứng hài hòa, ổn định

Việt Nam và bang Iowa (Hoa Kỳ) mở rộng hợp tác nông sản, thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng xuyên đại dương, với nhiều thỏa thuận trị giá hàng trăm triệu USD.
"Ngày không tiền mặt năm 2025" kỳ vọng tiếp cận 50 triệu lượt người tham gia

"Ngày không tiền mặt năm 2025" kỳ vọng tiếp cận 50 triệu lượt người tham gia

"Ngày không tiền mặt năm 2025” được Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Nhân dân TP.HCM; Vụ Thanh toán - Thời báo Ngân hàng và Báo Tuổi Trẻ, phối hợp cùng Sở Công thương TP.HCM, Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam – Napas tổ chức vào ngày 14 – 15/6 tại đường Nguyễn Huệ, Q.1, TP.HCM.
Hút vốn quốc tế phát triển ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam

Hút vốn quốc tế phát triển ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam

Ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mang tính bước ngoặt, khi hàng loạt yếu tố như tốc độ đô thị hóa nhanh, thu nhập người dân tăng cao, chính sách mở cửa với đầu tư tư nhân và đặc biệt là sự quan tâm ngày càng lớn từ các quỹ đầu tư quốc tế.
Pháp "rót" 67 triệu euro vào lưới điện Việt Nam

Pháp "rót" 67 triệu euro vào lưới điện Việt Nam

Pháp tài trợ 67 triệu euro cho dự án truyền tải điện tại Việt Nam – Khởi đầu cho quá trình hiện thực hóa Quan hệ đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP), mở ra cơ hội lớn cho giới đầu tư năng lượng.
Tạo cơ chế thuận lợi cho nông sản xuất khẩu

Tạo cơ chế thuận lợi cho nông sản xuất khẩu

Hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đang tích cực làm việc để tháo gỡ rào cản kỹ thuật, mở rộng thị trường và xây dựng các “luồng xanh” cho nông sản xuất khẩu.
Đề nghị doanh nghiệp Pháp hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng và phân phối

Đề nghị doanh nghiệp Pháp hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng và phân phối

Tại buổi làm việc với Nghiệp đoàn giới chủ Pháp (MEDEF), Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị doanh nghiệp Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong hạ tầng, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến và phân phối bán lẻ.
Tạo đòn bẩy cho doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản hợp tác sâu rộng

Tạo đòn bẩy cho doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản hợp tác sâu rộng

Hội nghị giao thương Hợp tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản diễn ra tại Osaka không chỉ là cơ hội để doanh nghiệp hai nước thúc đẩy kết nối thương mại mà còn là diễn đàn để khơi thông các rào cản thủ tục hành chính, hướng đến một môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch và hiệu quả hơn cho cộng đồng doanh nghiệp.