Doanh nghiệp vừa và nhỏ xoay trục đa kênh hậu Covid-19

14:58 12/10/2021

Áp dụng đa kênh thay vì chỉ tập trung vào kênh trực tuyến sẽ là lựa chọn tiếp theo cho các doanh nghiệp tại Singapore.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Có không ít các “gã khổng lồ” thương mại điện tử trên toàn cầu thừa nhận tầm quan trọng của đa kênh trong nắm bắt các cơ hội. Đề cập đến vấn đề số hóa, nhiều nhà bán lẻ cho rằng, đó đơn thuần là hoạt động trên mạng với những cú click chuột đơn giản đến sinh viên cũng có thể làm được. Tuy nhiên, định nghĩa một chiều về số hóa bán lẻ đã dẫn đến một sai lầm rằng: Thương mại điện tử thay thế hoàn toàn kênh bán lẻ truyền thống. Trên thực tế, đây sẽ là một kênh bổ sung để doanh nghiệp tạo ra doanh số và tương tác. Một số doanh nghiệp cho rằng, quá trình số hóa kết thúc khi thiết lập các trang web thương mại điện tử. Tất nhiên, nhiều doanh nghiệp nhận ra thu hút lưu lượng truy cập web là một thách thức. Các thương hiệu phải đầu tư rất nhiều để thúc đẩy lưu lượng truy cập và sự cạnh tranh thường ở cấp độ toàn cầu.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và công ty khởi nghiệp không có cơ sở khách hàng mạnh mẽ, đầu tư thỏa đáng để thúc đẩy ấn tượng và lưu lượng truy cập trực tuyến thường là điều cần thiết nhưng đang bị bỏ qua vì bộ phận người bán mặc định rằng trang thương mại điện tử mới thành lập ắt sẽ không hiệu quả. Theo Singstat, trong khi thương mại điện tử đã tăng lên 15,4% tổng doanh số bán lẻ của Singapore trong đại dịch, rõ ràng là bán lẻ ngoại tuyến vẫn giữ thị phần ở mức 85%. Cả hai kênh trực tuyến và ngoại tuyến đều đóng vai tròng nhất định và các nhà bán lẻ dù lớn hay nhỏ đều có thể hưởng lợi từ việc tích hợp nhiều kênh tạo ra trải nghiệm bán hàng tối ưu.

Bài học lớn nhất từ đại dịch Covid-19 là tránh phụ thuộc quá mức vào một kênh bán hàng duy nhất trong bối cảnh không chắc chắn. Khi hạn chế phòng dịch được nới lỏng, người tiêu dùng bắt đầu quay trở lại bán lẻ. Kể từ đây, nhiều doanh nghiệp ưu tiên bán hàng ngoại tuyến hoặc đa kênh. Thống kê từ Rakuten Insight tiết lộ rằng, 72% người được hỏi thích mua sắm tại cửa hàng vì vậy họ có thể kiểm tra sản phẩm trước khi mua.

Một dự báo gần đây về doanh số bán lẻ của Singapore vào năm 2025 thậm chí còn dự đoán rằng, thương mại điện tử sẽ chỉ chiếm 6,7% bất chấp sự tăng trưởng của bán lẻ trực tuyến. Kết quả này nhấn mạnh bán lẻ ngoại tuyến vẫn chiếm phần lớn trong lĩnh vực bán lẻ ở Singapore, đặc biệt là với mật độ dân số cao.

Áp dụng đa kênh thay vì chỉ tập trung vào kênh trực tuyến sẽ là lựa chọn tiếp theo cho các doanh nghiệp tại đây. Trong những năm gần đây, nhiều người chơi thương mại điện tử thuần túy địa phương và toàn cầu đã bắt đầu đưa hoạt động kinh doanh vào chế độ ngoại tuyến khi nắm bắt tầm quan trọng của thế giới đa kênh. Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ địa phương nổi bật bao gồm các thương hiệu thời trang nữ địa phương Fayth, Love, Bonito và HerVosystemVase, tất cả đều bắt đầu với con đường trực tuyến nhưng hiện đã mở thêm cửa hàng vật lý để hoàn thiện vòng lặp đa kênh.

Thời báo Kinh doanh trước đây cũng đã báo cáo rằng sự hiện diện đa kênh sẽ là yếu tố quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, nhiều thách thức đang ở phía trước đối với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khi họ phải đối mặt với nhu cầu tái cơ cấu hoạt động bán lẻ và cung cấp dịch vụ để có trải nghiệm đa kênh được cá nhân hóa. Thương mại điện tử đã phát triển trong hơn 30 năm qua và đang tiến tới sự trưởng thành nhanh chóng. Làn sóng tiếp theo của kỹ thuật số hóa ngoại tuyến và đa kênh tương tự không chỉ là một “câu chuyện cổ tích”, mà là một thực tế của nhiều doanh nghiệp trong tương lai.

TL